Tin thế giới 17/3: Mỹ ‘gửi’ Trung Quốc lệnh trừng phạt mới; Moscow khẳng định Crimea không thể xâm phạm; Triều Tiên muốn ‘đập tan' liên minh Hàn-Mỹ

Quang Đào
TGVN. Mỹ áp lệnh trừng phạt mới lên Trung Quốc vì vấn đề Hong Kong, Triều Tiên 'nóng mặt' trước quan hệ Mỹ-Hàn, vấn đề Biển Đông, quan hệ Mỹ-Nga, Anh-Trung Quốc... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 27/1: Ông Biden lập kỷ lục, cấm gọi 'virus Trung Quốc'; Bắc Kinh phản pháo Ấn Độ; Nguy cơ Nga tiếp tục đối mặt biểu tình vì ông Navalny

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Mỹ trừng phạt 24 quan chức Trung Quốc

Ngày 16/3, chính phủ Mỹ đã áp lệnh trừng phạt thêm 24 quan chức Trung Quốc và Hong Kong, liên quan đến những điều luật mới của Bắc Kinh về hệ thống bầu cử ở đặc khu.

Những người có tên trong lệnh trừng phạt mới gồm nhiều thành viên cấp cao của Quốc hội Trung Quốc, cùng các quan chức thực thi pháp luật ở Hong Kong, đáng chú ý có ông Vương Thần, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội và ông Vưu Quyền, Trưởng ban Công tác mặt trận thống nhất trung ương.

Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố động thái này nhằm đáp trả những hạn chế mới do Bắc Kinh đưa ra đối với quyền bầu cử và ứng cử của người dân Hong Kong vào hội đồng lập pháp của đặc khu.

Hạn chế mới này của chính quyền đại lục bị Mỹ cho là nhằm ngăn chặn những nhân vật đối lập tham gia bầu cử. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc nói việc thay đổi giúp “những người yêu nước có nhiều tiếng nói hơn trong việc quản lý đặc khu”.

Đặc biệt, động thái trên diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken với các nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh vào cuối tuần này. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Không bị gọi tên, Trung Quốc vẫn có nhiều lý do để 'e ngại' Bộ tứ

Mỹ dọa trừng phạt Nga vì can thiệp bầu cử

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là chuẩn bị đưa ra một số biện pháp trừng phạt đối với Nga trong tuần tới sau một báo cáo cho rằng, Moscow cố tình can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2020.

Theo đó, CNN dẫn lời 3 quan chức giấu tên từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngoài Nga, các lệnh trừng phạt mới cũng sẽ nhắm vào Trung Quốc và Iran.

Báo cáo của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC) đã củng cố thêm những cáo buộc lâu nay rằng, một số nhân vật hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump, theo chỉ đạo từ phía Nga, đã đưa ra những cáo buộc chống lại ứng cử viên Joe Biden lúc bấy giờ. Báo cáo này cũng bổ sung những phát hiện mới rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giám sát hoặc ít nhất là chấp thuận việc can thiệp bầu cử để có lợi cho ông Trump.

Báo cáo cũng cáo buộc cả Trung Quốc và Iran đều nằm trong nhóm các quốc gia "thực hiện một số hành động nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử", lưu ý rằng, Tehran đã "thực hiện một chiến dịch ảnh hưởng bí mật đa hướng nhằm cản trở nỗ lực tái tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump.

Ngoài ra, Venezuela, Cuba và lực lượng Hezbollah cũng nằm trong tầm ngắm trừng phạt mới. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Đại sứ Nga: Không để xảy ra chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ và không có bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh này

Tình báo Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể đang chuẩn bị thử vũ khí

Hôm 17/3, CNN đưa tin các quan chức Mỹ đang ở trong tình trạng cảnh giác khi Mỹ và Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung quy mô nhỏ, mô phỏng tác chiến trên máy tính và Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang ở châu Á để họp với những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong khi đó, có thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết, Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho vụ thử vũ khí đầu tiên kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.

"Việc Triều Tiên tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt là mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ và an ninh của các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Trong thời gian tới, Bộ quốc phòng sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác để tìm cách ngăn chặn các hành vi tiêu cực từ Triều Tiên" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Trung tá Martin Meiners cho biết trong một tuyên bố.

Các chuyên gia cho biết, việc Triều Tiên thử nghiệm hoặc khiêu khích dưới một hình thức nào đó sẽ không phải là điều quá bất ngờ. (CNN)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên nổi giận, nhân vật quyền lực buông lời đe dọa, cảnh báo 'những ngày Xuân' khó trở lại

Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với Hàn Quốc trước thách thức Trung-Triều

Ngày 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tái khẳng định cam kết của Washington trong việc tăng cường hợp tác với Hàn Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ liên minh hai nước trước những "thách thức chưa từng có" do Triều Tiên và Trung Quốc đặt ra.

Ông Austin đã đưa ra nhận định này trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook tại Seoul, coi liên minh Hàn-Mỹ là "kim chỉ nam" cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng đối với khu vực Đông Bắc Á. Ông Austin nói: "Cam kết của chúng tôi với liên minh Mỹ-Hàn, vốn đã kiên định trong 70 năm qua, vẫn nguyên giá trị".

Về phần mình, Bộ trưởng Suh cho rằng, điều quan trọng là hai nước đồng minh này phải duy trì khả năng răn đe và tư thế phòng thủ chung vững mạnh. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ và Hàn Quốc kéo dài đàm phán chia sẻ chi phí quân sự

Biển Đông: Mỹ chỉ trích Trung Quốc hành xử ngang ngược

Ngày 16/3, Ngoại trưởng Antony Blinken cáo buộc rằng, các hành động trên biển và cách hành xử với Đài Loan cho thấy Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

“Bắc Kinh đã hành động thô bạo hơn ở trong nước và ngang ngược hơn ở nước ngoài, kể cả ở biển Hoa Đông (gồm cả Senkaku), Biển Đông và cả với Đài Loan”, ông Blinken nói.

Các bình luận này lặp lại các tuyên bố sau cuộc hội đàm “2 + 2” giữa quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Nhật Bản, được tổ chức ở Tokyo hôm 16/3. Cuộc gặp này diễn ra trước cuộc gặp gỡ lần đầu giữa quan chức Mỹ và Trung Quốc sau khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng.

“Chúng tôi mong có cơ hội nói chuyện với các đối tác Trung Quốc một số mối quan ngại về những hành động mà nước này đang thực hiện”, ông Blinken cho hay. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia: ASEAN cần có luật riêng để cân bằng sức mạnh hàng hải ở Biển Đông

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov: Crimea mãi mãi thuộc về nước Nga

"Tương lai của Crimea sẽ mãi mãi thuộc về nước Nga. Dù muốn hay không, bất kỳ hành động nào của các quốc gia phương Tây cũng sẽ không thể thay đổi thực tế này, theo quan điểm của luật pháp quốc tế, hoặc từ chính trị hay đạo đức” - Ngoại trưởng Sergey Lavrov trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Krym-24 hôm 16/3, nhân kỷ niệm 7 năm Crimea thống nhất với Nga.

Ông Lavrov tái khẳng định rằng 7 năm trước, người dân Crimea đã bỏ phiếu về việc gia nhập Nga và điều này "hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế".

Bộ trưởng Lavrov cũng cam kết, cơ quan ngoại giao Nga sẽ tiếp tục "nỗ lực để làm cho các đối tác nước ngoài của Moscow hiểu rõ việc Crimea sáp nhập vào Nga là hoàn toàn hợp lý, giúp người dân Crimea được trở về với quê hương của họ”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Anh, Estonia tìm cách 'kéo' Crimea khỏi Nga, Moscow cảnh cáo, chuẩn bị triệu tập HĐBA họp không chính thức

Anh kêu gọi tránh ‘Chiến tranh Lạnh kiểu mới’ với Trung Quốc

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 16/3 đưa ra cảnh báo rằng, Anh không nên bị lôi kéo vào một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" với Trung Quốc khi ông vạch ra tầm nhìn cho chính sách đối ngoại hậu Brexit.

Thủ tướng Johnson nói với các nhà lập pháp tại Hạ viện rằng: "Những người kêu gọi một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc hoặc tách nền kinh tế của chúng ta hoàn toàn khỏi Trung Quốc... là sai lầm".

Ông Johnson cho biết Anh sẽ phải "hợp tác với Trung Quốc ở nơi phù hợp với các giá trị và lợi ích của chúng ta", bao gồm xây dựng "một mối quan hệ kinh tế tích cực và mạnh mẽ hơn" cũng như hợp tác về các vấn đề biến đổi khí hậu. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Telegraph: Anh trục xuất 3 gián điệp Trung Quốc trong năm 2020

Tình hình Myanmar: Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp sơ tán

Trung Quốc vừa yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước sơ tán những nhân viên làm ở vị trí không quan trọng khỏi Myanmar, sau khi vài chục nhà xưởng của Trung Quốc ở Myanmar bị tấn công trong làn sóng biểu tình dữ dội.

Những đối tượng khác sẽ được sơ tán bao gồm, nhân viên hết hạn luân chuyển, những người chưa được tiêm phòng vaccine Covid-19, những người sống ở khu vực xa và đang đối mặt với tình hình rất khó khăn ở địa phương, thông báo cho biết. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Kinh tế Myanmar lao đao trong 'khủng hoảng kép' vì Covid-19 và bất ổn chính trị

Truyền thông Triều Tiên đăng áp phích cảnh báo chặt đứt liên minh Hàn-Mỹ

Ngày 17/3, Uriminzokkiri - trang tuyên truyền đối ngoại của Triều Tiên đã công bố một áp phích quảng cáo mô tả một chiếc búa cầm tay đập tan liên minh giữa Hàn-Mỹ, trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang ở thăm Hàn Quốc để thảo luận về Triều Tiên và các vấn đề liên minh khác.

Trên trang web của mình, Uriminzokkiri đăng áp phích vẽ một chiếc búa có khắc chữ "quyền tự quyết" nghiền nát một sợi xích thành nhiều mảnh. Sợi xích này được ghép từ các chữ như "liên minh trên hết" và "chính sách phụ thuộc vào các cường quốc nước ngoài".

Áp phích cũng đi kèm với một cụm từ có nội dung "Từ chối sự cai trị và can thiệp của các thế lực nước ngoài và bảo vệ phẩm giá và quyền tự chủ của chúng ta". Áp phích này dường như cho thấy Hàn Quốc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ sức ép của Mỹ.

Tấm áp phích được công bố một ngày sau khi bà Kim Yo-jong, em gái đầy quyền lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đưa ra một tuyên bố gay gắt và chỉ trích Hàn Quốc vì đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Khởi động tập trận với Mỹ, Hàn Quốc đón đầu, khuyên Triều Tiên nên 'khôn ngoan, linh hoạt'

Trung Quốc ngăn các đại sứ EU đến Tân Cương liên quan tới vấn đề người Duy Ngô Nhĩ

Ngày 17/3, nguồn tin ngoại giao đã xác nhận chuyến thăm của các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) đến khu vực Tân Cương của Trung Quốc bị đình chỉ do yêu cầu tiếp cận với học giả người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti.

Trả lời phỏng vấn AFP, một nhà ngoại giao châu Âu nói rằng, đó là vì phái đoàn muốn thăm nhà kinh tế học Tohti, trước đó bị kết án chung thân vì tội ly khai hồi năm 2014.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại EU, ông Zhang Ming, hôm 16/3 cho hay "hầu hết mọi thứ đã được thu xếp" cho đại sứ của các nước thành viên EU đến thăm Tân Cương, nhưng chuyến thăm đã gặp trở ngại do "những đòi hỏi không thể chấp nhận được”. Ông nói thêm: “Họ khăng khăng đòi gặp một tội phạm bị kết án theo luật pháp Trung Quốc. Điều này là không thể chấp nhận được". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Viễn cảnh cạnh tranh Trung Quốc-Bộ tứ: Không để những tuyên bố chỉ là 'lời nói suông'
Bộ Quốc phòng Mỹ đề phòng, coi Nga là 'thách thức hóc búa nhất'
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Trái táo và Chopin
Tấn công dồn dập ở Syria: Tên lửa bắn phá, khủng bố phục kích, hệ thống phòng không được kích hoạt
Tin thế giới 16/3: Trung Quốc 'nóng mặt' vì Mỹ-Nhật; Nga ấm ức; Triều Tiên gửi Mỹ 'lời khuyên thuốc súng'; Bắc Kinh hành động ở Myanmar?

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật về quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua vũ khí Trung Quốc.
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động