Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-EU: EP nêu 5 nguyên tắc trong quan hệ với Moscow
Ngày 16/5, Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu (EP) đã nêu 5 nguyên tắc mà các thành viên cần tuân thủ khi xây dựng quan hệ với Nga:
Thứ nhất, đấu tranh chống lại "mọi hành động can thiệp" vào công việc của Liên minh châu Âu (EU), cũng như chống các mối đe dọa, biện pháp trừng phạt và một số biện pháp khác. Trong khuôn khổ đó, EU đề xuất tăng cường phối hợp hiệp lực với NATO và các đối tác nhằm gây ảnh hưởng tới Moscow.
Thứ hai, cần thiết phải chống "tuyên truyền" bằng cách tạo ra kênh truyền hình phát sóng suốt ngày đêm trên lãnh thổ Nga.
Thứ ba, EP đề xuất "từ chối công nhận Quốc hội Nga và đòi loại bỏ Nga ra khỏi các tổ chức quốc tế với Đại hội đồng nghị viện", nếu như trong cuộc bầu cử sắp tới của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga), các đại diện EU phát hiện thấy dấu hiệu gian lận hoặc ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Điểm thứ tư, EP đề xuất áp dụng với Nga chiến lược phát triển vốn dành cho các "đối tác phương Đông". Chiến lược này đã được khởi động để phát triển quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ.
Nguyên tắc cuối cùng, EP đề xuất xét lại các dự án về hỗ trợ đầu tư và hợp tác kinh tế, bắt đầu bằng việc dừng dự án xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2. (Sputnik)
TIN LIÊN QUAN | |
Khi Nga và Trung Quốc nhắm trúng 'gót chân Achilles' của EU |
Nga-NATO: Belarus và Nga sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ NATO
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình STV, Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất của các lực lượng vũ trang Belarus Igor Korol cho biết, nước này và Nga sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo ông Igor Korol, các đối tác và đồng minh của Nga cùng Belarus sẵn sàng hỗ trợ hai nước bất cứ lúc nào, đồng thời tuyên bố đã sẵn sàng cho bất kỳ tình huống phát sinh nào trên biên giới.
Tướng Belarus cho biết thêm: "Chúng tôi đã tổ chức các cuộc tập trận chung, tăng số lượng các cuộc tập trận trong năm nay. Quân đội Nga đã đến thăm chúng tôi và tham gia cuộc tập trận chung, quân đội chúng tôi cũng đến Nga để tập trận". (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
NATO thường xuyên trình diễn máy bay ném bom lền kề Nga và Belarus với mục đích gì? |
Vụ Navalny: Công tố viên thêm bằng chứng chống lại ông Navalny
Ngày 17/5, các công tố viên Nga đưa ra một số lượng lớn tài liệu mới, với 6 tập tài liệu dày khổ giấy A4, trong một phiên tòa xem xét đề nghị cấm phong trào chính trị của nhân vật chỉ trích Điện Kremlin Alexei Navalny.
Tòa án Nga đang xem xét yêu cầu của các công tố viên về việc coi các nhóm chống tham nhũng của ông Navalny là “tổ chức cực đoan”.
Ông Navalny và các đồng minh bác bỏ cáo buộc này và cho rằng, đây là một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự phản đối đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền trước thềm các cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Phiên tòa tiếp theo sẽ diễn ra trong ngày 9/6 tới. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Trừng phạt Nga vì vụ Navalny. Nặng một đằng, nhẹ một nẻo |
Israel-Palestine:
Israel tấn công Dải Gaza dồn dập, thủ lĩnh một nhóm thánh chiến thiệt mạng
Sáng 17/5, Israel thông báo tiếp tục tiến hành các cuộc không kích Dải Gaza và tuyên bố đã phá hủy các đường hầm của lực lượng và nhà của 9 quan chức Hamas.
Trong cuộc tấn công, 54 máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công khoảng 35 mục tiêu được cho là khủng bố và 15 km hệ thống đường hầm.
Trong khi đó, một nguồn tin của nhóm Islamic Jihad (Thánh chiến Hồi giáo) tại Dải Gaza cho biết, Hussam Abu Harbeed, chỉ huy khu vực Bắc Dải Gaza của nhóm trên đã thiệt mạng sau các cuộc không kích của Israel
Đụng độ giữa Israel và dân quân Hamas tại Dải Gaza vẫn tiếp tục leo thang, với hơn 3.000 quả rocket nhằm vào lãnh thổ Israel trong một tuần qua, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.
Quân đội Israel đã tiến hành hàng trăm vụ không kích tại Dải Gaza để trả đũa, khiến tổng cộng 181 người Palestine thiệt mạng, trong đó có 52 trẻ em và khoảng 1.200 người bị thương. (Reuters, THX)
TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng Israel-Palestine và những cuộc chơi chính trị ngầm |
Hãng tin AP kêu gọi điều tra vụ Israel không kích đánh sập tòa tháp Jala
Tổng biên tập hãng tin AP của Mỹ Sally Buzbee đã yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập vụ không kích làm sập tòa tháp Jala, nơi đặt văn phòng đại diện của nhiều hãng thông tấn quốc tế ở Dải Gaza.
Bà Buzbee tuyên bố: "Chúng tôi không đứng về bên nào trong cuộc xung đột. Chúng tôi tin rằng phải bảo vệ quyền cho thế giới biết điều gì đang xảy ra trong cuộc xung đột này. Đây là câu chuyện quan trọng, những gì đã xảy ra sẽ khiến thế giới nắm được ít thông tin hơn".
Phát biểu được đưa ra sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, văn phòng tình báo của Hamas đặt trong tòa nhà đó đã lên kế hoạch và tiến hành nhiều cuộc tấn nhằm vào dân thường Israel, do vậy, nó là mục tiêu hoàn toàn hợp pháp.
TIN LIÊN QUAN | |
Israel nói gì sau vụ đánh sập tòa nhà 12 tầng của các hãng truyền thông ở Dải Gaza? |
Nhật Bản hối thúc công dân tại Dải Gaza sơ tán ngay lập tức
Ngày 17/5, chính phủ Nhật Bản hối thúc công dân nước này tại Dải Gaza và những khu vực lân cận sơ tán ngay lập tức.
Trước đó, Bộ Ngoại giao nước này đã nâng cảnh báo du lịch tới Gaza lên mức 4, đồng thời cảnh báo người dân nước này tránh mọi chuyến du lịch tới những khu vực này bất kể mục đích.
Theo bộ trên, Đại sứ quán Nhật Bản tại Israel khó có thể nhanh chóng hỗ trợ các công dân Nhật Bản vì các hoạt động di chuyển bị hạn chế. (Kyodo)
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác, nhờ đến Giáo hoàng
Trong cuộc điện đàm ngày 16/5, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan quan ngại các cuộc tấn công của Israel nhằm vào người dân Palestine, đồng thời kêu gọi quốc tế phản ứng mạnh mẽ.
Trong khi đó, Tổng thống Erdogancũng đã điện đàm với Giáo hoàng Francis, thúc giục Giáo hoàng giúp chấm dứt cái mà Ankara cho là “cuộc thảm sát” của Israel đối với người Palestine. (Anadolu)
TIN LIÊN QUAN | |
Khủng hoảng nhân đạo kép ở Dải Gaza |
Pakistan cáo buộc Israel liên quan tội ác chống lại loài người
Ngày 17/5, Đại diện thường trực của Pakistan tại Liên hợp quốc (LHQ) Munir Akram kêu gọi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ hành động để buộc Israel "chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng vũ lực bất cân xứng và tùy tiện, tuân thủ đầy đủ các luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, bao gồm quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng, đi lại và tụ tập hòa bình".
Ông Akram nhấn mạnh: "Trên hết, HĐBA phải thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các nghị quyết liên quan của LHQ, đặc biệt là để hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước thông qua việc thành lập một nhà nước Palestine khả thi, độc lập với các đường biên giới trước năm 1967 và Al-Quds Al- Sharif là thủ đô của Palestine". (Anadolu)
LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột Israel-Palestine
Ngày 16/5, Đặc phái viên của LHQ về Trung Đông Tor Wennesland kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột hiện nay giữa Israel và Palestine, cho rằng tình trạng bạo lực hiện nay không thể chấp nhận được.
Đặc phái viên LHQ hoan nghênh các nước thành viên HĐBA, Liên đoàn Arab (AL) và nhiều tổ chức khác đã ra tuyên bố nhằm mục đích tìm giải pháp ngoại giao để chấm dứt cuộc khủng hoảng leo thang.
Ông cho rằng, vòng xoay bạo lực hiện nay chỉ có thể dừng lại thông qua giải pháp chính trị cho cuộc xung đột, chấm dứt các hoạt động chiếm đóng, công nhận giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới phân định năm 1967, các nghị quyết của LHQ, luật pháp quốc tế và các thỏa thuận chung, với Jerusalem là thủ đô của cả Israel và Palestine. (Times of Israel)
TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc trong xung đột Israel-Palestine: Nâng tầm nước lớn |
Trung Quốc:
Mỹ và EU lại sắp hành động nhắm vào Trung Quốc
Ngày 17/5, Mỹ và EU ra tuyên bố chung cho biết, có thể hợp tác để yêu cầu “những nước ủng hộ các chính sách bóp méo thương mại như Trung Quốc phải giải trình”.
Tuyên bố do Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis đưa ra cũng thông báo bắt đầu các cuộc thảo luận để giải quyết tình trạng dư thừa công suất về nhôm và thép toàn cầu. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Sẽ sớm có trận chiến trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc? |
Hàn Quốc thúc đẩy quá trình lập ủy ban hợp tác với Trung Quốc
Ngày 17/5, giới chức Hàn Quốc thông báo, Bộ Ngoại giao nước này đã ký thỏa thuận với Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế, Khoa học Xã hội và Nhân văn, trực thuộc Văn phòng Thủ tướng, trong đó chỉ định Hội đồng này làm thư ký của ủy ban chung giữa Hàn Quốc và Trung Quốc
Hội đồng này có nhiệm vụ khám phá các cách thức để tăng cường quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong các lĩnh vực khác nhau và đề xuất tầm nhìn về hợp tác trong tương lai giữa hai nước.
Trước đó, hồi tháng 11 năm ngoái, Hàn Quốc và Trung Quốc đã nhất trí thành lập một ủy ban chung gồm các chuyên gia dân sự trong năm 2021 để vạch kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ song phương trước thềm kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2022. (Yonhap)
TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại trưởng Trung Quốc nói gì về thông tin ép Hàn Quốc 'chọn phe'? |
Pháp-châu Phi
Tổng thống Ai Cập tới Pháp tham dự các hội nghị quan trọng về khu vực
Ngày 16/5, Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi đã tới Pháp để tham dự Hội nghị Paris về hỗ trợ quá trình chuyển tiếp của Sudan và một hội nghị thượng đỉnh về tài trợ cho các nền kinh tế châu Phi. Hai sự kiện sẽ lần lượt diễn ra vào các ngày 17 và 18/5.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Tổng thống Ai Cập Bassam Rady cho biết, việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời Tổng thống El-Sisi tham dự các sự kiện trên "xuất phát từ mối quan hệ bền chặt và ngày càng phát triển giữa Ai Cập và Pháp" cũng như vai trò quan trọng của Ai Cập ở cấp độ khu vực và quốc tế trong việc hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp tại Sudan.
Bên cạnh đó, Ai Cập cũng có vai trò thúc đẩy các sáng kiến quốc tế nhằm hỗ trợ các nước châu Phi.
Tại hội nghị thượng đỉnh về tài trợ cho các nền kinh tế châu Phi, Tổng thống Ai Cập sẽ tập trung vào nhiều chủ đề khác nhau được các nước châu Phi quan tâm, bao gồm tầm quan trọng của việc tăng cường các nỗ lực quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nền kinh tế khu vực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ sang các nước châu Phi. (Ahram Online)
TIN LIÊN QUAN | |
Thế giới 2020: Năm u ám đối với quan hệ châu Âu- châu Phi |
Bán đảo Triều Tiên:
Hàn Quốc thất vọng với việc Triều Tiên rút khỏi vòng loại thứ 2 World Cup 2022
Ngày 17/5, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, nước này cảm thấy thất vọng trước việc Liên đoàn Bóng đá Triều Tiên quyết định rút khỏi bảng H vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á sẽ diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng 6/2021.
Theo đó, phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lee Jong-joo cho biết, Bộ Thống nhất vẫn giữ lập trường mong muốn sử dụng World Cup và các trận đấu quốc tế khác như cơ hội để trao đổi liên Triều trong lĩnh vực thể thao.
Theo bà Lee, Hàn Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các cơ hội khác để đạt được tiến bộ trong hợp tác liên Triều, nhưng không có kế hoạch tiếp cận với Triều Tiên liên quan đến vòng loại World Cup. (Yonhap)