Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 18/7: Tổng thống Biden mắc Covid-19, Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại, Ukraine ban hành chiến lược An ninh biển mới

Kết quả bầu Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Ngoại trưởng Canada thăm Trung Quốc, Israel đẩy mạnh tấn công trên toàn Gaza, Hungary sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tin thế giới 18/7: Tổng thống Biden mắc COVID-19, Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại, Ukraine ban hành chiến lược An ninh biển mới
Bà Ursula von der Leyen tiếp tục giữ chức chủ tịch Ủy ban châu Âu thêm một nhiệm kỳ 5 năm. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc tăng cường cải cách thị trường, cải thiện việc phân bổ nguồn lực: Theo một thông cáo ban hành ngày 18/7 sau phiên họp toàn thể Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XX của Đảng Cộng sản, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cấp cao vào năm 2035.

Trung Quốc sẽ tăng cường vai trò của cơ chế thị trường trong nền kinh tế, tạo ra một môi trường thị trường công bằng và năng động hơn cũng như tối ưu hóa hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực.

Nước này cũng sẽ tăng cường cải cách hệ thống ngân sách và thuế, hệ thống tài chính và hệ thống đất đai. (THX)

Tin liên quan
Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc Covid-19, lần đầu úp mở về khả năng cân nhắc việc chạy đua vào Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc Covid-19, lần đầu úp mở về khả năng cân nhắc việc chạy đua vào Nhà Trắng

*Hàn Quốc trừng phạt tàu chở hàng Triều Tiên: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 18/7 xác nhận chính quyền Seoul đã trừng phạt Công ty vận tải HK Yilin có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), chủ sở hữu tàu không quốc tịch DE YI, và Tok Song, một tàu chở hàng của Triều Tiên tham gia vận chuyển than khi tàu này đang hướng tới Vladivostok, Nga.

Chính phủ Hàn Quốc kết luận rằng tàu chở hàng 3.000 tấn đang chở than của Triều Tiên. Theo Bộ Ngoại giao, quyết định trừng phạt thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Hàn Quốc trong việc ngăn chặn các hoạt động hàng hải bất hợp pháp. (Yonhap)

*Tập trận chung Nga-Trung củng cố niềm tin song phương: Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/7 khẳng định cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung năm 2024 đã tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hải quân hai nước.

Đăng trên tài khoản WeChat, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh: “Các cuộc tập trận đã trở thành nền tảng chính cho hợp tác song phương giữa hải quân Nga và Trung Quốc, không ngừng nâng cao khả năng của cả hai bên để cùng nhau ứng phó trước các mối đe dọa và thách thức.

Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 15-17/7 ở Biển Đông và nhằm mục đích ứng phó chung trước các mối đe dọa an ninh hàng hải. (Sputniknews)

Châu Âu

*Kết quả bầu chủ tịch Ủy ban châu Âu: Ngày 18/7, các nhà lập pháp EU đã bỏ phiếu bầu bà Ursula von der Leyen tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Nghị viện châu Âu gồm 720 thành viên đã phê chuẩn việc tái bổ nhiệm bà von der Leyen với 401 phiếu thuận, 284 phiếu chống và 15 phiếu trắng. Bà von der Leyen chỉ cần 361 phiếu để tiếp tục nắm giữ vị trí này.

Bà von der Leyen từng là Bộ trưởng Quốc phòng Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel. Bà được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban châu Âu từ năm 2019. (Reuters)

*An ninh Nga ngăn chặn âm mưu tấn công khủng bố ở Donetsk: Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) thông báo vừa ngăn chặn một âm mưu tấn công khủng bố ở Donetsk. Thông cáo cho hay: “Nữ công dân Nga được một nhóm theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine ở Nga huấn luyện.

Theo chỉ thị của họ, người này lên kế hoạch đốt trụ sở Tòa án quận Petrovsky thành phố Donetsk để nhận tiền thưởng”. Đã xác định được người này có ý định sau vụ tấn công sẽ vượt sang lãnh thổ Ukraine để gia nhập hàng ngũ của một tổ chức khủng bố.

FSB cũng công bố đoạn video ghi lại quá trình bắt giữ và thực nghiệm điều tra, trong đó người bị bắt giữ chỉ ra nơi chuẩn bị chất lỏng gây cháy. (Sputnik)

*Italy và Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường quan hệ thương mại: Ngày 17/7, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani tuyên bố nước này đặt mục tiêu nhằm cải thiện hơn nữa sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều lĩnh vực.

Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Omer Bolat bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7 ở Calabria, miền Nam Italy, Ngoại trưởng Tajani viết trên mạng xã hội X: “Italy muốn tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực, bắt đầu từ các vấn đề kinh tế. Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác chiến lược của Italy ở Địa Trung Hải”.

Còn Bộ trưởng Bolat cho biết, ông đã thảo luận về “kỳ vọng chung của chúng ta là tăng kim ngạch thương mại lên 30 tỷ USD trong năm nay”. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc-Philippines nhất trí hạ nhiệt căng thẳng tại Biển Đông, có phải chỉ là lời nói?

*Điện Kremlin: Nga phải điều chỉnh chính sách đối ngoại: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/7 tuyên bố triển vọng Liên minh châu Âu (EU) trở thành một liên minh phòng thủ buộc Nga phải điều chỉnh các cách tiếp cận chính sách đối ngoại của mình một cách phù hợp.

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết sẽ biến EU thành một tổ chức phòng thủ trong trường hợp bà tái đắc cử.

Trả lời họp báo, ông Peskov nêu rõ: "Đây là những thực tế mà chúng ta phải thích nghi. Và tất nhiên, tất cả những điều này buộc chúng ta phải điều chỉnh cách tiếp cận chính trị đối ngoại của mình cho phù hợp". (Sputniknews)

*Italy điều tra Google về hoạt động thương mại không công bằng: Ngày 18/7, Cơ quan chống độc quyền của Italy cho biết đã mở một cuộc điều tra đối với Google và công ty mẹ Alphabet về các hoạt động thương mại không công bằng.

Những yêu cầu mà Google gửi tới người dùng để xin phép liên kết với các dịch vụ của mình “có thể cấu thành hành vi thương mại gây hiểu lầm và ngang ngược”, đồng thời cho biết thêm rằng thông tin mà họ cung cấp là “không đầy đủ và sai lệch”.

Cơ quan trên cho biết thêm người dùng không rõ sự đồng ý của họ sẽ có ảnh hưởng gì và dữ liệu cá nhân của họ đang được sử dụng như thế nào. (Reuters)

*Nga lo ngại sự hiện diện của tàu NATO ở Biển Đen: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/7 khẳng định sự hiện diện quy mô lớn của các tàu NATO ở khu vực Biển Đen đặt ra mối đe dọa đối với Nga.

Trả lời họp báo, ông Peskov nhấn mạnh: “Sự hiện diện đông đảo của các tàu NATO, tính đến cả Bulgaria và Romania, các quốc gia ven biển là thành viên của liên minh – tất nhiên, điều này tạo ra thêm mối đe dọa, đặc biệt là trong tình hình hiện tại”.

Khi được hỏi Nga sẽ làm gì nếu sự hiện diện của tàu NATO ở khu vực Biển Đen gia tăng, đại diện Điện Kremlin tuyên bố: “Tất nhiên, Nga sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh của chính mình”. (Sputniknews)

*Ukraine ban hành chiến lược An ninh biển mới: Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky ngày 17/7 đã ký ban hành Chiến lược an ninh biển, nhằm bảo đảm sự sẵn sàng ngăn chặn tổng thể và hiệu quả các mối đe doạ an ninh trên biển của Ukraine.

Trong số các nguyên tắc trong Chiến lược có “thực hiện lộ trình chiến lược” hướng tới tư cách thành viên EU và NATO. Kiev đặt ra nhiệm vụ tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine trên biển, trong đó có ca nô và xuồng không người lái.

Ukraine cũng có kế hoạch hợp tác trên biển với các nước NATO, bao gồm việc tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước NATO, đảm bảo sự hiện diện thường trực của NATO ở Biển Đen. (Reuters)

*Hungary sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga-Ukraine: Bộ trưởng Ngoại giao và thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết Hungary sẵn sàng trở thành địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch EU của mình với “sứ mệnh hòa bình”, đã thăm Ukraine, Nga, Trung Quốc và dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington. Ông cũng thảo luận việc đạt được hòa bình ở Ukraine với ông Donald Trump tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida.

Hôm 14/6, Tổng thống Nga Putin đã nêu các điều kiện để giải quyết tình hình ở Ukraine, bao gồm việc Ukraine rút quân khỏi các nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk, các tỉnh Kherson và Zaporozhizhia, công nhận các khu vực này là lãnh thổ của Nga, và Ukraine phải chọn quy chế không liên kết.

Tuy nhiên Kiev đã bác bỏ sáng kiến này. (Sputniknews)

*Anh xác nhận quân đội chính quy của NATO có thể được triển khai ở Ukraine: Báo The Guardian của Anh đưa tin quân chính quy của các nước NATO có thể xuất hiện ở Ukraine và lực lượng đặc biệt của phương Tây đã có mặt ở nước này.

Theo tờ báo, cuộc xung đột ở Ukraine đã trở thành một “cuộc chiến của NATO” và không có bằng chứng nào ở phương Tây cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin “từng tìm cách gây chiến tranh nóng với các nước phương Tây”.

Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng các nước NATO cần tăng quân cho xung đột với Nga. Nhà lãnh đạo Ba Lan cũng đánh giá cao “sứ mệnh hòa bình” của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Tổng thống Duda tin rằng nhà lãnh đạo Hungary “đơn giản là lo sợ” về một cuộc xung đột lớn hơn ở châu Âu. (Sputnik)

Trung Đông-châu Phi

*Israel đẩy mạnh tấn công trên toàn Gaza: Theo nguồn tin từ Gaza, lực lượng Israel ngày 18/7 đã bắn phá các trại tị nạn ở khu vực trung tâm Gaza và tấn công thành phố Gaza ở phía Bắc khiến ít nhất 13 người thiệt mạng, đồng thời xe tăng của Israel cũng tiến sâu hơn vào thành phố Rafah.

Cùng ngày, Hamas và các nhóm đồng minh cho biết họ đã bắn súng cối vào lực lượng Israel ở phía Tây Nam Rafah. Sau hơn 9 tháng tham chiến, các chiến binh Palestine do Hamas lãnh đạo vẫn có thể tấn công lực lượng Israel bằng tên lửa chống tăng và súng cối, cũng như bắn tên lửa vào Israel.

Theo tuyên bố của Israel ngày 16/7, quân đội nước này đã loại bỏ một nửa ban lãnh đạo cánh quân sự của Hamas và tiêu diệt hoặc bắt giữ khoảng 14.000 chiến binh kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Trong khi đó, phía Israel có 326 binh sĩ đã thiệt mạng ở Gaza. (Al Jazeera)

*Israel, Palestine và Mỹ bí mật đàm phán mở lại cửa khẩu Rafah: Trang tin Axios cho biết các quan chức cấp cao của Mỹ, Israel và Palestine đã tổ chức các cuộc đàm phán bí mật tại Tel Aviv vào tuần trước để thảo luận việc mở lại cửa khẩu Rafah giữa Israel và Dải Gaza.

Cuộc đàm phán có sự tham dự của Cố vấn hàng đầu về Trung Đông của Nhà Trắng Brett McGurk; Giám đốc cơ quan an ninh Shin Bet của Israel Ronen Bar và các trợ lý hàng đầu của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas gồm Bộ trưởng phụ trách các vấn đề dân sự của Chính quyền Palestine Hussein al-Sheikh và Giám đốc tình báo Majed Faraj.

Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng việc mở lại Rafah sẽ rất quan trọng để thực hiện giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận ngừng bắn và trả tự do cho con tin.

Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn phản đối bất kỳ sự tham gia chính thức nào của người Palestine vào hoạt động của Rafah. (TASS)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Ngoại trưởng Canada thăm Trung Quốc: Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 18–20/7/2024 theo lời mời của người đồng cấp Vương Nghị, trong bối cảnh hai nước đang tìm cách hàn gắn quan hệ.

Ngoại trưởng Canada đã không đến Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, tuy nhiên bà đã gặp ông Vương Nghị vào tháng 2 năm nay bên lề Hội nghị An ninh Munich.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Ottawa đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây. Vụ bắt giữ Giám đốc điều hành cấp cao của tập đoàn Huawei (Trung Quốc) tại Vancouver vào tháng 12/2018 và việc Bắc Kinh bắt giữ trả đũa hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp đã đóng băng mối quan hệ giữa hai bên.(AFP)

*Đảng Cộng hòa Mỹ chia rẽ về việc ủng hộ Ukraine: Cựu Thống đốc Arkansas và cựu ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Asa Hutchinson cho biết đảng Cộng hòa Mỹ cho đến nay vẫn chưa thể đạt được sự đồng thuận về mức độ hỗ trợ trong tương lai của Mỹ cho Ukraine.

Ông Hutchinson nói: "Tôi nghĩ ông (Trump) là một nhà đàm phán. Ông ấy đã nói rõ rằng ông muốn chấm dứt cuộc chiến đó. Đó không phải là quan điểm thống nhất trong đảng Cộng hòa."

Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa Mỹ đã khai mạc hôm 15/7 tại Milwaukee, bang Wisconsin. Các đại biểu tại Đại hội đề cử tỷ phú Donald Trump làm ứng cử viên Tổng thống Mỹ và Thượng nghị sĩ James David Vance làm ứng cử viên Phó Tổng thống. Ông Vance đã liên tục ủng hộ chấm dứt việc cung cấp vũ khí của Washington cho Kiev và một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine. (TASS)

*Mỹ bỏ tù đối tượng buôn lậu công nghệ quân sự sang Nga: Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) ngày 17/7 đã kết án 3 năm tù giam một người đàn ông Nga phạm tội buôn lậu số lượng lớn thiết bị điện tử quân sự do Mỹ sản xuất sang Nga.

Thông cáo của DOJ chỉ rõ ông Maxim Marchenko, 52 tuổi, từng sống ở Hong Kong (Trung Quốc) và bị Mỹ bắt giữ hồi tháng 9/2023. Ông và 2 đồng phạm người Nga bị cáo buộc sử dụng các công ty bình phong để che giấu hành vi mua bán gian lận màn hình siêu nhỏ OLED. Tháng 2 vừa qua, Marchenko đã nhận tội tại tòa án New York về tội rửa tiền và buôn lậu hàng hóa từ Mỹ.

Các công tố viên liên bang cho biết màn hình OLED siêu nhỏ có thể được sử dụng để sản xuất ống ngắm súng trường, kính nhìn đêm, thiết bị quang học tầm nhiệt và các hệ thống vũ khí khác. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ lập tức muốn hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Anh mới đắc cử

*Tổng thống Mỹ mắc COVID-19, xem xét khả năng rút khỏi cuộc đua: Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dương tính với virus SARS-CoV-2, khi đang thực hiện chuyến vận động tranh cử ở Las Vegas trong ngày 17/7 và hiện có các triệu chứng nhẹ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận kết quả xét nghiệm y tế của Tổng thống Biden và cho biết Tổng thống Biden sẽ không thể phát biểu tại một sự kiện đã lên lịch từ trước.

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông có thể đánh giá lại nỗ lực tranh cử của bản thân nếu xuất hiện “vấn đề y tế”. Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc sức khỏe của ứng cử viên đảng Dân chủ bị soi mói sau buổi tranh luận “thảm họa” với cựu Tổng thống Donald Trump trên truyền hình hôm 27/6.

Trước đó, Tổng thống Biden úp mở khả năng rút khỏi chiến dịch tranh cử, cho biết ông có thể đánh giá lại nỗ lực của bản thân nếu xuất hiện “vấn đề y tế”. (Reuters)

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump đón tin mừng từ tỷ phú giàu nhất thế giới, đảng Cộng hòa thông qua cương lĩnh

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump đón tin mừng từ tỷ phú giàu nhất thế giới, đảng Cộng hòa thông qua cương lĩnh

Tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới với tài sản ròng ước tính khoảng 250 tỷ USD, đã bày tỏ sự ủng hộ ...

Sau vụ ông Trump bị ám sát hụt, tìm hiểu cách các mật vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ

Sau vụ ông Trump bị ám sát hụt, tìm hiểu cách các mật vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ

Sau vụ ám sát Tổng thống William McKinley năm 1901, Cơ quan mật vụ, một trong những cơ quan thực thi pháp luật liên bang ...

Hoan nghênh quan điểm về Ukraine của 'phó tướng' liên danh với ông Donald Trump, Nga nói 'đây là điều chúng tôi cần'

Hoan nghênh quan điểm về Ukraine của 'phó tướng' liên danh với ông Donald Trump, Nga nói 'đây là điều chúng tôi cần'

Ngày 17/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu đánh giá cao quan điểm của ứng cử viên phó tổng thống Mỹ J.D. Vance về ...

Ukraine tung Chiến lược an ninh hàng hải mới, hé lộ một hành động của Nga ở Biển Đen

Ukraine tung Chiến lược an ninh hàng hải mới, hé lộ một hành động của Nga ở Biển Đen

Ngày 17/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký ban hành Chiến lược an ninh hàng hải, nhằm bảo đảm sự sẵn sàng ngăn chặn ...

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai. Mặc dù "hòa bình" Nga-Ukraine ...

Tin cũ hơn

Ukraine tung Chiến lược an ninh hàng hải mới, hé lộ một hành động của Nga ở Biển Đen Ukraine tung Chiến lược an ninh hàng hải mới, hé lộ một hành động của Nga ở Biển Đen
Mỹ-Nhật-Hàn nhất trí mở rộng cuộc tập trận Freedom Edge Mỹ-Nhật-Hàn nhất trí mở rộng cuộc tập trận Freedom Edge
Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu: Thủ tướng Anh kỳ vọng thiết lập lại quan hệ với EU, cơ hội hàn gắn cùng Ireland Hội nghị Cộng đồng chính trị châu Âu: Thủ tướng Anh kỳ vọng thiết lập lại quan hệ với EU, cơ hội hàn gắn cùng Ireland
Hòa đàm Nga-Ukraine: Hungary dự đoán yếu tố 'thay đổi cuộc chơi', đặt niềm tin vào một người, sẵn lòng 'trải thảm' đón hai bên hướng tới hòa bình Hòa đàm Nga-Ukraine: Hungary dự đoán yếu tố 'thay đổi cuộc chơi', đặt niềm tin vào một người, sẵn lòng 'trải thảm' đón hai bên hướng tới hòa bình
Hội nghị thượng đỉnh các quốc đảo ở Thái Bình Dương: Nhật Bản trấn an vụ xả thải Hội nghị thượng đỉnh các quốc đảo ở Thái Bình Dương: Nhật Bản trấn an vụ xả thải
Muốn dựa vào sức mạnh răn đe của Mỹ, Hàn Quốc khẳng định không chọn sở hữu vũ khí hạt nhân Muốn dựa vào sức mạnh răn đe của Mỹ, Hàn Quốc khẳng định không chọn sở hữu vũ khí hạt nhân
Ngoài Nga và Iran, đây là quốc gia mà Niger hướng tới sau khi quay lưng với phương Tây Ngoài Nga và Iran, đây là quốc gia mà Niger hướng tới sau khi quay lưng với phương Tây
Quan chức UAE 'hiến kế' kết thúc thảm họa ở Dải Gaza: Một sứ mệnh với 4 ưu tiên Quan chức UAE 'hiến kế' kết thúc thảm họa ở Dải Gaza: Một sứ mệnh với 4 ưu tiên
Điểm tin thế giới sáng 18/7: Trung Quốc đình chỉ tham vấn với Mỹ, Anh lập lực lượng biên giới, Washington cải tổ Tòa án Tối cao Điểm tin thế giới sáng 18/7: Trung Quốc đình chỉ tham vấn với Mỹ, Anh lập lực lượng biên giới, Washington cải tổ Tòa án Tối cao
Hoan nghênh quan điểm về Ukraine của 'phó tướng' liên danh với ông Donald Trump, Nga nói 'đây là điều chúng tôi cần' Hoan nghênh quan điểm về Ukraine của 'phó tướng' liên danh với ông Donald Trump, Nga nói 'đây là điều chúng tôi cần'
Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc Covid-19, lần đầu úp mở về khả năng cân nhắc việc chạy đua vào Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc Covid-19, lần đầu úp mở về khả năng cân nhắc việc chạy đua vào Nhà Trắng
Tin thế giới 17/7: Nga tung siêu bom tấn vào mặt trận, Hungary đã quen với 'cuộc tấn công' của EU, Iran gạt phăng cáo buộc về vụ ám sát ông Trump Tin thế giới 17/7: Nga tung siêu bom tấn vào mặt trận, Hungary đã quen với 'cuộc tấn công' của EU, Iran gạt phăng cáo buộc về vụ ám sát ông Trump