Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 19/8: Nga trừng phạt hơn 30 chuyên gia Anh, G7 gấp rút hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Trung Quốc sắp thăm Nga

Nga trừng phạt hơn 30 chuyên gia Anh, ứng viên Harris sẵn sàng trước đại hội đảng Dân chủ, Đảng LDP cầm quyền của Nhật Bản chốt ngày bầu lãnh đạo, Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập, Indonesia cải tổ Nội các... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở Pittsfield, Mass, ngày 27/7. (Nguồn: Reuters)
Ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á- Thái Bình Dương

*Tổng thống đắc cử Indonesia thăm Australia: Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto bắt đầu chuyến thăm Australia trong 2 ngày 19-20/8.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles tiếp đón ông Prabowo tại Canberra. Các bên dự kiến thảo luận về hợp tác kinh tế, an ninh.

Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Australia-Indonesia. Chuyến thăm của ông Prabowo diễn ra trước thềm lễ nhậm chức Tổng thống Indonesia vào tháng 10/2024. (AFP)

Tin liên quan
Sử dụng bom nhiệt áp trả đũa Ukraine, Nga tuyên bố tiêu diệt nhóm chỉ huy; Một nước EU Sử dụng bom nhiệt áp trả đũa Ukraine, Nga tuyên bố tiêu diệt nhóm chỉ huy; Một nước EU 'tiếp sức' Kiev bằng lô vũ khí mới

*Hàn Quốc khẳng định theo đuổi thống nhất hòa bình với Triều Tiên: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhấn mạnh tầm nhìn thống nhất hòa bình với Triều Tiên dựa trên Hiến pháp, loại trừ biện pháp quân sự.

Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 19/8, trong cuộc họp Nội các, ông Yoon đã giải thích chi tiết về "học thuyết thống nhất" mà ông giới thiệu trong bài phát biểu Ngày Giải phóng tuần trước.

Học thuyết này cập nhật tầm nhìn thống nhất được công bố năm 1994 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Kim Young Sam. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa phản hồi đề nghị đàm phán của Tổng thống Yoon. (Yonhap)

*Nga-Trung Quốc thảo luận tăng cường hợp tác tài chính: Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov và người đồng cấp Trung Quốc Lam Phật An sẽ thảo luận về việc mở rộng hợp tác trên thị trường tài chính tại cuộc họp diễn ra ngày 19/8.

Ông Siluanov cho biết: "Chúng tôi bàn các biện pháp tăng cường hợp tác trên thị trường tài chính hai nước, trao đổi đề xuất về chính sách tài khóa và phối hợp trong các khuôn khổ đa phương".

Người đứng đầu Bộ Tài chính Nga bày tỏ kỳ vọng kết quả cuộc họp sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ Nga - Trung phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. (TASS)

*Indonesia cải tổ Nội các: Ngày 19/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cải tổ Nội các vài tuần trước khi ông từ chức, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm – Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto.

Tổng thống Jokowi đã bổ nhiệm các bộ trưởng mới về luật pháp và nhân quyền, năng lượng, tài nguyên khoáng sản và đầu tư, cũng như người đứng đầu mới của cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm cùng người đứng đầu cơ quan dinh dưỡng quốc gia mới được thành lập.

Điều phối viên đội ngũ nhân viên đặc biệt của Tổng thống Ari Dwipayana cho biết: “Việc bổ nhiệm các bộ trưởng này… và những người đứng đầu cơ quan trên là cần thiết để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi chính phủ diễn ra suôn sẻ, có trật tự và hiệu quả”. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Indonesia dời đô về Đông Kalimantan

*Nhật Bản: Đảng LDP cầm quyền ấn định ngày bầu lãnh đạo: Fuji TV ngày 19/8 đưa tin đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản đang hoàn thiện kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử các vị trí lãnh đạo đảng này vào ngày 27/9 tới.

Lãnh đạo của đảng LDP gần như chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản vì LDP chiếm đa số ở Hạ viện. Thủ tướng đương nhiệm Kishida Fumio đã quyết định từ chức vào tháng 9 tới, kết thúc nhiệm kỳ 3 năm. (Kyodo News)

Châu Âu

*Nga trừng phạt hơn 30 chuyên gia Anh với cáo buộc tư tưởng "thù địch": Ngày 19/8, Nga tuyên bố nước này đã ban hành lệnh cấm đối với 32 chuyên gia và nhân viên tại các viện nghiên cứu của Anh, mà Moscow cáo buộc đã thúc đẩy quan điểm chống Nga trong các chính sách của phương Tây và công bố thông tin sai lệch nhằm làm mất uy tín của Nga.

Danh sách những cá nhân bị cấm nhập cảnh vào Nga đã được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.(AFP)

*G7 gấp rút chuẩn bị gói hỗ trợ quân sự cho Ukraine: Đức và các đối tác G7 đang tích cực hoàn thiện kế hoạch cung cấp khoản vay hỗ trợ quân sự cho Ukraine, sử dụng nguồn lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng.

Phát biểu ngày 19/8, khi được hỏi về tiến độ của kế hoạch đã được thống nhất tại Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Tài chính Đức cho biết: "Chúng tôi đang làm việc khẩn trương để hoàn thiện công cụ tài chính này".

Theo một người phát ngôn chính phủ Đức, Berlin dự định sử dụng công cụ này để tài trợ cho việc hỗ trợ quân sự Ukraine bắt đầu từ năm tới. Chính phủ Đức cũng bác bỏ các ý kiến cho rằng nước này đang cắt giảm quy mô viện trợ cho Ukraine. (AFP)

*Nga xác nhận Ukraine tấn công cây cầu thứ 3 tại tỉnh Kursk: Ngày 19/8, ông Vladimir Solovyov - đại diện Ủy ban điều tra Nga - xác nhận Ukraine đã tấn công và gây hư hại cây cầu thứ 3 bắc qua sông Seym ở tỉnh Kursk của Nga vào ngày 18/8. Thông tin này được công bố qua một đoạn video trên kênh Telegram của ông Vladimir Solovyov, được đăng trên đài truyền hình nhà nước Nga.

Trước đó, ngày 18/8, không quân Ukraine thông báo các lực lượng nước này đã tấn công một cây cầu ở tỉnh Kursk nhằm cắt đứt tuyến tiếp tế và gây cản trở hoạt động chiến đấu của Moscow. Mục tiêu được cho là cây cầu bắc qua sông Seym gần làng Zvannoye, cách biên giới Ukraine khoảng 15 km về phía bắc.

Trong một diễn biến khác, theo hãng thông tấn nhà nước RIA của Nga, lực lượng thủy quân lục chiến Nga đã bắt giữ một nhóm 19 binh sĩ Ukraine tại tỉnh Kursk của Nga vào ngày 19/8. Hãng tin RIA cũng đã công bố đoạn video ghi lại cảnh các binh sĩ Ukraine bị bắt giữ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga, Trung Quốc sử dụng tàu gì trong tập trận chung trên biển?

*Thủ tướng Trung Quốc sắp thăm Nga và Belarus: Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/8 thông báo Thủ tướng nước này, ông Lý Cường, sẽ thăm Nga và Belarus từ ngày 20-23/8 tới.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay ông Lý Cường sẽ gặp các đối tác của Nga và Belarus, tiến hành các cuộc trao đổi sâu rộng về các mối quan hệ song phương. (Reuters)

*Tổng tư lệnh VSU có nguy cơ bị sa thải trước cuộc tấn công tỉnh Kursk: Tờ The Economist đưa tin, Tổng tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU), ông Olekxander Syrsky, có nguy cơ bị sa thải trước cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào tỉnh Kursk.

Theo báo trên, ông Syrsky khi lên giữ chức Tổng tư lệnh đã gặp phải một số khó khăn từ người tiền nhiệm Valery Zaluzhny. Vì điều này, ông có những bất đồng với Tổng thống Volodimir Zelensky và giới tinh hoa chính trị ở Ukraine.

Tờ báo cũng lưu ý rằng lãnh đạo VSU đã cố tình che giấu kế hoạch xâm chiếm tỉnh Kursk với binh lính do lo ngại về một phản ứng phức tạp có thể xảy ra từ cấp dưới đối với kế hoạch này. (Sputniknews)

*Nga bác đơn kháng cáo của binh sỹ Mỹ: Ngày 19/8, một tòa án của Nga đã bác đơn kháng cáo của một binh sỹ Mỹ, người bị kết án 3 năm 9 tháng tù với tội danh giết người và trộm cắp.

Hồi tháng 6, binh sỹ Gordon Black đã bị tòa án ở thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga tuyên án. Trước đó, hồi tháng 5, binh sỹ này bị bắt khi đang đến thăm một phụ nữ người Nga mà anh ta đã gặp và hẹn hò khi đóng quân tại Hàn Quốc.

Binh sỹ 34 tuổi này đã bị bắt giữ sau khi người phụ nữ, được truyền thông Nga nêu tên là Alexandra Vashuk, đã báo với cảnh sát rằng anh ta tấn công cô và lấy cắp khoảng 10.000 ruble (100 euro) của cô.

Washington đã cáo buộc Moscow bắt giữ công dân của mình với những cáo buộc vô căn cứ để sử dụng họ làm con bài mặc cả. (AFP)

*Nga kiện Đức về kết quả điều tra vụ Dòng chảy phương Bắc: Hãng tin RIA ngày 19/8 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Nga đưa tin nước này đã nộp đơn kiện Đức liên quan đến cuộc điều tra vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc năm 2022.

RIA dẫn lời ông Oleg Tyapkin, người đứng đầu Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao Nga, nói: "Chúng tôi đã nêu vấn đề thực hiện nghĩa vụ của Đức và các quốc gia liên quan khác theo công ước chống khủng bố của LHQ… Chúng tôi đã chính thức đưa ra tuyên bố song phương về vấn đề này, bao gồm cả với Berlin”.

Ông Tyapkin nhấn mạnh: “Chính phủ Đức đã đưa vào danh sách truy nã một trong những kẻ được cho là thủ phạm vụ tấn công khủng bố ở Biển Baltic là công dân Ukraine. Nghĩa là, trên thực tế, Đức sẽ bỏ qua vụ việc này”. (Reuters)

Trung Đông – châu Phi

*Hezbollah tấn công binh lính Isreal tại khu vực biên giới: Ngày 19/8, phong trào Hezbollah ở Liban tuyên bố đã sử dụng thiết bị bay không người lái tấn công căn cứ của Israel và binh lính Israel ở gần biên giới Lebanon.

Theo tuyên bố của Hezbollah, phong trào này đã tiến hành một cuộc không kích bằng "thiết bị bay không người lái chứa thuốc nổ" vào hai vị trí quân sự của Israel gồm một doanh trại gần biên giới và một căn cứ gần thị trấn ven biển Acre, cách biên giới khoảng 15 km.

Nhóm này cho biết cuộc tấn công để đáp trả một "cuộc tấn công và ám sát" của Israel ở khu vực Tyre, miền Nam Lebanon khiến một thành viên của nhóm thiệt mạng hôm 17/8.

Căng thẳng tại Trung Đông gia tăng sau một cuộc tấn công của Israel vào vùng ngoại ô phía Nam Beirut giết chết Fuad Shukr, một trong những chỉ huy hàng đầu của Hezbollah. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Trở lại Trung Đông lần thứ chín, Ngoại trưởng Mỹ có hạ nhiệt được 'chảo lửa'?

*Thỏa thuận thả con tin ở Gaza có thể không dẫn tới ngừng bắn: Tờ Washington Post dẫn lời các nhà ngoại giao thạo tin cho biết nội dung của một thỏa thuận tiềm năng về việc thả con tin ở Dải Gaza rất mơ hồ, vì vậy có những nghi ngờ về việc thỏa thuận này có thể dẫn tới một lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine.

Tờ báo cho biết ngay cả khi đạt được thỏa thuận, vẫn có nhiều nghi ngờ văn kiện này sẽ giúp chấm dứt chiến tranh ở Gaza do sự mơ hồ trong cách diễn đạt.

Theo tờ Washington Post, dự kiến sau khi Hamas thả hầu hết các con tin, Israel và Hamas sẽ tiến hành đàm phán về lệnh ngừng bắn lâu dài trong vòng 6 tuần đầu tiên sau lệnh ngừng bắn tạm thời.

Tuy nhiên, các nguồn tin cho rằng nếu Israel xác định cuộc đàm phán thất bại, nước này có thể tiếp tục các hoạt động quân sự ở Dải Gaza. (Arab News)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Ông Trump cảnh báo 'thảm họa Harris' trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ: Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng, cho rằng nước Mỹ sẽ lâm vào thất bại nếu ứng viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump viết: "Kamala Harris là mối họa cho đất nước chúng ta. Bà ta là người cộng sản, luôn là người cộng sản và sẽ mãi là người cộng sản. Dưới sự 'lãnh đạo' của bà ta, nước Mỹ sẽ thất bại, và thất bại nhanh chóng. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra!".

Bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 5/11. Trước đó, ngày 21/7, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng viên đại diện đảng Dân chủ. (TASS)

*Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập để thúc thuận ngừng bắn ở Gaza: Truyền thông Trung Đông dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng nước này Antony Blinken thăm Ai Cập vào ngày 20/8 nhằm thúc đẩy các nỗ lực ngừng bắn ở Dải Gaza.

Ông Blinken, đã đến Israel hôm 18/8, dự kiến sẽ gặp các nhà lãnh đạo Ai Cập để thảo luận về tiến trình đàm phán gián tiếp giữa Israel và phong trào Hamas.

Các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ tiếp tục trong tuần này tại Cairo, sau vòng đàm phán kéo dài 2 ngày ở Doha (Qatar) hồi tuần trước. Ngoại trưởng Mỹ sẽ cố gắng đạt được bước đột phá sau khi Washington đưa ra các đề xuất mới mà các nước trung hòa giải tin tưởng sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các bên. (Al Jazeera)

*Bầu cử Mỹ 2024: Bà K. Harris sẵn sàng trước thềm đại hội đảng Dân chủ: Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thành phố Chicago, bang Illinois ở miền Trung Tây nước Mỹ, vào ngày 18/8 theo giờ địa phương, sau khi tiến hành chiến dịch tranh cử tại bang chiến địa quan trọng Pennsylvania.

Thành phố Chicago hiện đang là tâm điểm chú ý khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ dự kiến diễn ra tại thành phố này trong ngày 19/8 theo giờ địa phương và sẽ chính thức thông qua đề cử bà Kamala Harris là ứng cử viên tổng thống của đảng này.

Theo kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 18/8 do kênh truyền hình ABC News, nhật báo Washington Post và hãng khảo sát Ipsos thực hiện, bà Harris đang dẫn trước ông Trump ở khoảng cách hẹp. (WP)

Ukraine đang phải 'trả cái giá đắt' vì tấn công vào Nga, thúc giục đồng minh tăng tốc một việc

Ukraine đang phải 'trả cái giá đắt' vì tấn công vào Nga, thúc giục đồng minh tăng tốc một việc

Mới đây, chuyên gia quân sự Mỹ David Axe đánh giá, quân đội Ukraine ở tỉnh Kursk (Nga) đang đối mặt với thiệt hại về ...

Tổng thống Belarus nói 'ván cược' của Ukraine là sai lầm, IAEA đáp lời Nga

Tổng thống Belarus nói 'ván cược' của Ukraine là sai lầm, IAEA đáp lời Nga

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã kêu gọi Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga và kết thúc cuộc xung đột đang diễn ra.

Nga huy động hàng chục nghìn quân nhân tập trận

Nga huy động hàng chục nghìn quân nhân tập trận

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/7 cho biết, 3 hạm đội của Hải quân cùng 1 đội tàu nước này đã bắt ...

Nga cảnh báo về 'toan tính nguy hiểm' của Ukraine, cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ

Nga cảnh báo về 'toan tính nguy hiểm' của Ukraine, cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ

Nga cho rằng Ukraine đã chuẩn bị cho việc tấn công Nhà máy điện hạt nhân Kursk. Đây là một hành động vô cùng nguy ...

​Thủ tướng Netanyahu:

​Thủ tướng Netanyahu: "Tên lửa Israel có thể bay rất xa"

Ngày 12/2, trước thềm hội nghị quốc tế về Trung Đông, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảnh báo Iran rằng tên lửa của Israel ...

Tin cũ hơn

Tân Thủ tướng Thái Lan cam kết về nội các Tân Thủ tướng Thái Lan cam kết về nội các
Iran: Được trao 'ghế' Ngoại trưởng, nhà ngoại giao kỳ cựu nêu các ưu tiên trong quan hệ quốc tế, điểm tên Nga, Trung Quốc Iran: Được trao 'ghế' Ngoại trưởng, nhà ngoại giao kỳ cựu nêu các ưu tiên trong quan hệ quốc tế, điểm tên Nga, Trung Quốc
Vài tuần trước khi chuyển giao quyền lực, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cải tổ nội các, 'trải đường' cho người kế nhiệm Vài tuần trước khi chuyển giao quyền lực, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cải tổ nội các, 'trải đường' cho người kế nhiệm
Tổng thống Nga công du Azerbaijan, Baku nói quan hệ hai bên đang ở 'mức tương tác đồng minh cao' Tổng thống Nga công du Azerbaijan, Baku nói quan hệ hai bên đang ở 'mức tương tác đồng minh cao'
Chủ tịch đảng Dân chủ Hàn Quốc tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp với phiếu bầu cao kỷ lục Chủ tịch đảng Dân chủ Hàn Quốc tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp với phiếu bầu cao kỷ lục
Xung đột ở Gaza: Chưa chắc ngừng bắn sau khi thả con tin, Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập tiếp tục đốc thúc Xung đột ở Gaza: Chưa chắc ngừng bắn sau khi thả con tin, Ngoại trưởng Mỹ đến Ai Cập tiếp tục đốc thúc
19.000 quân Mỹ và Hàn Quốc bước vào cuộc tập trận Lá chắn tự do Ulchi 2024 19.000 quân Mỹ và Hàn Quốc bước vào cuộc tập trận Lá chắn tự do Ulchi 2024
Tổng thống Belarus nói 'ván cược' của Ukraine là sai lầm, IAEA đáp lời Nga Tổng thống Belarus nói 'ván cược' của Ukraine là sai lầm, IAEA đáp lời Nga
Ảnh ấn tượng (12-18/8): Tổng thống Putin nói lý do Ukraine từ chối giải quyết xung đột theo đề xuất của Nga, 3 năm Taliban tiếp quản Afghanistan Ảnh ấn tượng (12-18/8): Tổng thống Putin nói lý do Ukraine từ chối giải quyết xung đột theo đề xuất của Nga, 3 năm Taliban tiếp quản Afghanistan
Thủ tướng Malaysia thăm chính thức Ấn Độ sau gần 2 năm nhậm chức Thủ tướng Malaysia thăm chính thức Ấn Độ sau gần 2 năm nhậm chức
Xung đột ở Gaza: Hamas đổ lỗi cho Thủ tướng Israel 'câu giờ', Mỹ lại cử 'sếp' ngoại giao ra mặt dàn xếp Xung đột ở Gaza: Hamas đổ lỗi cho Thủ tướng Israel 'câu giờ', Mỹ lại cử 'sếp' ngoại giao ra mặt dàn xếp
Điểm tin thế giới sáng 19/8: Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan, Hàn-Mỹ-Nhật ra tuyên bố chung, Ai Cập hướng tới nền kinh tế carbon thấp Điểm tin thế giới sáng 19/8: Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan, Hàn-Mỹ-Nhật ra tuyên bố chung, Ai Cập hướng tới nền kinh tế carbon thấp