Tin thế giới 19/8: Ukraine lo Nga làm điều này ở Zaporizhzhia, ứng viên Thủ tướng Anh muốn ‘cấm cửa’ ông Putin tại G20

Minh Vương
Ukraine lo Nga cắt nguồn ở nhà máy Zaporizhzhia, Ngoại trưởng Anh muốn ‘cấm cửa’ lãnh đạo Nga tại G20, Tokyo đề xuất thượng đỉnh Trung-Nhật là tin thế giới nổi bật ngày 19/8.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi phát biểu tại Hội nghị ASEAN-Nhật Bản. (Ảnh: Tuấn Anh)
Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết Nhật Bản mong muốn tổ chức thượng đỉnh Nhật-Trung. (Ảnh: Tuấn Anh)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm tin thế giới nổi bật ngày 19/8:

Nga-Ukraine

* Ukraine-Nga “đấu khẩu” về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ngày 19/8, Công ty hạt nhân nhà nước Ukraine Energoatom cho biết, lực lượng Nga đã lên kế hoạch tắt các tổ máy phát điện đang hoạt động tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và ngắt đấu nối với mạng lưới điện của Ukraine. Trong tuyên bố, Energoatom cho rằng Nga, hiện nắm quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Ukraine, đang chuẩn bị tiến hành một “vụ khiêu khích quy mô lớn”.

Trong khi đó, cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhấn mạnh sự hiện diện quân sự của Moscow tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là nhằm đảm bảo không tái diễn điều mà ông gọi là “kịch bản Chernobyl”, thảm họa hạt nhân năm 1986. Trước đó một ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechaev tuyên bố đề xuất của Liên hợp quốc về việc phi quân sự hóa khu vực xung quanh cơ sở hạt nhân trên là “không thể chấp nhận được”. (Reuters)

* Chuyên gia IAEA có thể tới Zaporizhzhia đầu tháng 9: Ngày 19/8, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo), ông Mikhail Ulyanov cho rằng một phái đoàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có thể đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đầu tháng 9 tới. Ông Ulyanov nói: “Theo cảm nhận của tôi, chúng ta có thể dự báo chuyến thăm này diễn ra vào những ngày đầu tháng 9, nếu các yếu tố khác liên quan đến mục đích và mục tiêu trong chuyến thăm của phái đoàn IAEA không phát sinh một lần nữa”.

Bình luận về việc thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy Zaporizhzhia, ông Ulyanov nhận định IAEA sẽ không ủng hộ ý tưởng này vì nó vượt ra ngoài nhiệm vụ của họ. Ngoài ra, ông cho rằng dường như Ukraine đang tìm cách ngăn cản chuyến thăm trên của IAEA. (Sputnik)

* Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về Zaporizhzhia với Nga: Ngày 19/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ thảo luận về vấn đề nhà máy Zaporizhzhia với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và đề nghị Moscow có hành động cụ thể.

Phát biểu với báo giới trên chuyến bay trở về nước từ Lviv (Ukraine), Tổng thống Erdogan nêu rõ: “Trước tiên, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cần theo dõi sát tình hình và thực hiện một số công việc cần phải hoàn thành… (Tổng thống Ukraine Volodymyr) Zelensky đã đề nghị chúng tôi thuyết phục Nga gỡ bỏ tất cả bom mìn và các vật liệu tương tự để tình hình không còn đáng sợ nữa… Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với (Tổng thống Nga) Putin, và chúng tôi sẽ đưa ra đề nghị cụ thể đối với ông ấy để Nga góp phần giải quyết vấn đề, như một bước đi quan trọng tiến tới hòa bình thế giới”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
'Bóng ma' suy thoái phủ bóng nền kinh tế toàn cầu

Châu Âu

* Tổng thư ký NATO tham dự hội nghị thượng đỉnh Nền tảng Crimea: Thông cáo báo chí của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về Nền tảng Crimea. Trước đó, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế đã xác nhận tham dự hội nghị trên.

Hội nghị thượng đỉnh Nền tảng Crimea đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Kiev vào ngày 23/8 năm ngoái theo sáng kiến của Ukraine, nơi các bên thảo luận nỗ lực giành kiểm soát Bán đảo Crimea. Thư ký Báo chí Dmitry Peskov của Tổng thống Nga mô tả hội nghị là sự kiện chống Nga và cực kỳ thiếu thân thiện. (Sputnik)

* Ứng cử viên Thủ tướng Anh muốn cấm cửa ông Putin tại G20: Ngày 19/8, người phát ngôn của cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, ứng cử viên Thủ tướng Anh, đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cấm Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự các hội nghị của nhóm này trừ phi Moscow chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine.

Quan chức trên nêu rõ: “Chúng ta cần phát đi thông điệp mạnh mẽ tới Putin rằng ông ta không có chỗ trong hội nghị chừng nào ông ta chưa chấm dứt hành động tại Ukraine”.

Trước đó, Bloomberg (Mỹ) dẫn phát biểu của Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự thượng đỉnh G20 tại hòn đảo Bali, Indonesia tháng 11 tới. Indonesia cũng mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị. (Reuters)

* Latvia sẵn sàng ứng phó biểu tình phản đối phá dỡ tượng đài thời Liên Xô: Bộ trưởng Nội vụ Latvia Kristaps Eklons ngày 19/8 tuyên bố các cơ quan luật pháp, an ninh và và chính quyền thủ đô Riga đang chuẩn bị ứng phó với các cuộc biểu tình có thể xảy ra nhằm phản đối việc phá dỡ tượng đài chiến sĩ Liên Xô.

Phát biểu trên kênh TV-3 (Latvia), ông Eklons nói: “Đây là điều mà tất cả các cơ quan an ninh và chính quyền Riga đang chuẩn bị. Chúng tôi chuẩn bị tất cả kịch bản, phối hợp chặt chẽ. Chúng tôi sẵn sàng ngăn chặn nguy cơ xảy ra bất ổn”.

Ngày 3/8, thị trưởng Riga Martins Stakis thông báo tượng đài chiến sĩ Liên Xô ở thủ đô Latvia sẽ bị tháo dỡ và sau đó sẽ được xử lý với lý do không có giá trị nghệ thuật. Theo cổng thông tin Delphi, Latvia dự định chi khoảng 2,12 triệu euro cho việc nàyi. Ngày 18/8, đồng chủ tịch đảng Liên hiệp Nga tại Latvia Miroslav Mitrofanov thông báo sẽ biểu tình ngày 22/8 tại quảng trường phía sau tượng đài.

Đài tưởng niệm chiến sĩ Liên Xô, những người giải phóng Latvia và Riga thuộc Liên Xô khỏi quân xâm lược Đức Quốc xã, được đặt tại Công viên Chiến thắng Riga. Công trình này mở cửa năm 1985 và có tên gọi không chính thức là Tượng đài Chiến thắng. Trung tâm công trình là một cột cao 79 mét gắn các ngôi sao năm cánh bằng vàng, hai bên có tượng đài tượng trưng cho tổ quốc và các chiến sĩ giải phóng quân.

Mùa Hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô đã tấn công cụm tập đoàn quân phía Bắc của Đức Quốc xã ở các nước Baltic. Ngày 13/5/1945, tàn quân phát xít Đức đầu hàng tại Courland, kết thúc chiến dịch giải phóng các quốc gia vùng Baltic. Khoảng 100.000 binh sĩ và sĩ quan Liên Xô đã hy sinh trong chiến dịch này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Indonesia thăm Trung Quốc: Thân thiết trong thận trọng

Đông Bắc Á

* Mỹ cần tránh đánh giá sai ‘quyết tâm kiên định của Trung Quốc: Ngày 19/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân kêu gọi Mỹ tránh đánh giá sai quyết tâm kiên định của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.

Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh: “Liên quan tới chuyến thăm đầy tính khiêu khích của (Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy) Pelosi tới Đài Loan, bối cảnh, nguyên nhân và diễn biến của các sự kiện là cực kỳ rõ ràng”.

Ông cho rằng chính Mỹ đã từ bỏ cam kết tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc cũng như phá hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc chứ không phải điều ngược lại. Theo ông Uông Văn Bân, phản ứng cứng rắn của Trung Quốc đối với hành động khiêu khích của phía Mỹ là hợp pháp và chính đáng, được cộng đồng quốc tế thấu hiểu và ủng hộ rộng rãi.

Trong một tin liên quan, cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố việc Bắc Kinh trừng phạt Thứ trưởng Bộ Giao thông và Truyền thông Litva Agne Vaiciukeviciute do chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) gần đây của quan chức này là phản ứng phù hợp và hợp lý. Trung Quốc cũng đình chỉ hợp tác trong lĩnh vực giao thông với Litva, thành viên Liên minh châu Âu (EU). (Reuters/Tân Hoa xã)

* Nhật Bản muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc: Ngày 19/8, Nikkei dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cho biết nước này sẽ xem xét tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Kishida Fumio và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo Nikkei, cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Trung có thể diễn ra dưới hình thức hội đàm trực tiếp hoặc điện đàm, song nhiều khả năng đây sẽ là hội nghị trực tuyến vào mùa Thu này.

Mối quan hệ Trung-Nhật lâu nay vẫn bị cản trở bởi tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở trên biển Hoa Đông, vốn là di sản từ cuộc hoạt động thời chiến của Nhật Bản và sự cạnh tranh trong khu vực. (Reuters)

* Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc tiếp Đại sứ Mỹ: Ngày 19/8, tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Seoul, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo đã gặp Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg và thảo luận về mối quan hệ song phương.

Trong cuộc gặp, ông Kim Jin-pyo nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng Đại sứ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ lên thành đối tác chiến lược toàn cầu thông qua sự nghiệp ngoại giao giàu kinh nghiệm của ông”.

Theo ông Kim Jin-pyo, việc bổ nhiệm ông Goldberg làm Đại sứ cho thấy Washington coi trọng quan hệ, liên minh hai nước. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cũng đề cập tới chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Seoul hồi đầu tháng này, cho rằng bà Pelosi đã thể hiện “tài lãnh đạo chủ động” và "uy tín" cũng như tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp của hai nước. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Trung: Nấc thang mới trong cạnh tranh

Trung Đông

* Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không loại trừ đối thoại với Syria: Ngày 19/8, phát biểu với báo giới khi đang trên trở về từ Ukraine, Tổng thống Erdogan khẳng định hoạt động ngoại giao giữa hai nước không bao giờ có thể bị cắt đứt hoàn toàn, đồng thời nhấn mạnh “cần tiến hành thêm các bước đi với Syria”.

Ngoài ra, Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định chiếm giữ lãnh thổ Syria vì “người dân Syria là anh em của chúng tôi”.

Các tuyên bố này dường như thể hiện một giọng điệu mềm mỏng hơn so với các bình luận trước đó của ông Erdogan. Hiện Ankara đang tiếp tục tấn công vào các khu vực ở miền Bắc và Đông Bắc Syria trong khuôn khổ chiến dịch chống lại lực lượng dân quân người Kurd. (AFP/Reuters)

Bán đảo Triều Tiên: Động thái mới của Hàn Quốc

Bán đảo Triều Tiên: Động thái mới của Hàn Quốc

Trong bài phát biểu nhân Ngày Độc lập 15/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết sẵn sàng cung cấp một gói viện ...

Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu

Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu

Trước sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu tìm tới các nước sản xuất lớn khác như Qatar. Nhưng dòng nhiên ...

Nhật Bản và Đức vẫn khó ‘dứt tình’ với khí đốt Nga

Nhật Bản và Đức vẫn khó ‘dứt tình’ với khí đốt Nga

Các doanh nghiệp năng lượng Nhật Bản mong muốn ký hợp đồng mua khí đốt Nga, trong khi Đức kêu gọi sớm nối lại Dự ...

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ukraine lập trung tâm xử lý khủng hoảng, NATO lo lắng, Nga phủ nhận cáo buộc

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ukraine lập trung tâm xử lý khủng hoảng, NATO lo lắng, Nga phủ nhận cáo buộc

Ukraine, Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa ra một số tuyên bố mới về nhà máy điện hạt ...

Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ không kích biên giới, Damascus lại nói Mỹ ‘đánh cắp’ dầu

Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ không kích biên giới, Damascus lại nói Mỹ ‘đánh cắp’ dầu

Tình hình Syria tiếp tục nóng trở lại sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Theo khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam, giá iPhone 15 Pro Max đang được chào bán ở mức 30,5-30,9 triệu đồng dành cho phiên ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Longi - gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc - đang tìm cách "bẻ lái" trước cơn bão lạm phát.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động