Tin thế giới 20/3: Chủ tịch Trung Quốc thăm Moscow, Thái Lan ‘dọn đường’ cho bầu cử

Minh Vương
EU thúc đẩy mua vũ khí chung cho Kiev, Czech lo Ukraine khó vào NATO, Nhật Bản công bố văn bản chiến lược mới… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Nga khen quan hệ với Trung Quốc ở giai đoạn 'tốt đẹp nhất' lịch sử, Bắc Kinh khẳng định khách quan về xung đột ở Ukraine.  ABC News)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) đang có chuyến thăm Nga từ ngày 20-22/3, gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin. (Nguồn: ABC News)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* EU thúc đẩy thỏa thuận mua chung lô vũ khí cho Ukraine: Ngày 20/3, phát biểu với báo giới tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nêu rõ: “Cùng nhau, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng sẽ hoàn tất thỏa thuận cung cấp đạn dược cho Ukraine”. Ông cảnh báo nếu không đạt được thỏa thuận, EU sẽ đối mặt nhiều trở ngại trong duy trì hoạt động cung cấp vũ khí cho Kiev.

Cùng ngày, viết trên Twitter, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov đã lên tiếng kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine: “Công thức để thực thi thành công ‘Kế hoạch hòa bình’ của Trung Quốc. Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là Nga đầu hàng hoặc rút quân khỏi (lãnh thổ Ukraine) căn cứ theo luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc”. (AFP/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nga khẳng định chưa dùng vũ khí này; Mỹ sắp gửi Kiev 'quà khủng' để phản công

Nga-Trung

* Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga: Hãng thông tấn TASS (Nga) và CCTV (Trung Quốc) đưa tin chiều 20/3, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tới sân bay Vnukovo ở thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Nga trong 4 năm qua.

Phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm, ông nêu rõ: “Trung Quốc, cùng với Nga, sẵn sàng kiên quyết duy trì hệ thống quốc tế lấy Liên hợp quốc làm trung tâm, bảo vệ trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế dựa trên mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, tuân thủ các nguyên tắc đa phương đúng đắn, thúc đẩy đa cực trên thế giới và dân chủ hóa các quan hệ quốc tế... Tôi tin tưởng chuyến thăm sẽ mang lại kết quả tốt đẹp và tạo động lực mới cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược Trung-Nga trong thời đại mới”. (Reuters/Sputnik)

* Quan chức Nga nêu quan điểm về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 20/3, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-24 (Nga), ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, nêu rõ: “Đây là lãnh thổ duy nhất. Chúng tôi không nói về chủ quyền của Đài Loan: Đó là lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chúng tôi hy vọng việc Đài Loan tái thống nhất với Trung Quốc sớm muộn sẽ diễn ra một cách hòa bình”.

Theo ông Dzhabarov, điều này “sẽ có lợi cho người dân của cả hai phần Trung Quốc”. Quan chức Nga này nhấn mạnh nước này sẽ luôn ủng hộ Trung Quốc đại lục và hoàn toàn ủng hộ mọi lập trường của Bắc Kinh đối với Đài Bắc. (Reuters)

* Trung Quốc: ICC nên theo đuổi lập trường công bằng: Ngày 20/3, phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nên đưa ra lập trường công bằng, ít lâu sau khi tòa án quốc tế này ra lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đồng thời, ông cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục đóng vai trò khách quan và công bằng ở Ukraine, đồng thời thể hiện vai trò xây dựng trong các cuộc đàm phán hòa bình. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Đông Nam Á

* Lào, Campuchia tái cam kết mở rộng hợp tác an ninh biên giới: Ngày 19/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Lào ngày 18-20/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng đã gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vilay Lakhamfong và ký biên bản ghi nhớ sau cuộc họp thường niên về hợp tác song phương.

Hai bên tái khẳng định cam kết mở rộng hợp tác về duy trì an ninh dọc biên giới, phòng chống buôn bán người, nhập cư bất hợp pháp, tội phạm viễn thông và mạng Internet. Hai bên cũng rà soát hợp tác song phương trong việc triển khai các kế hoạch hợp tác theo Bản ghi nhớ mà hai bên đã ký năm 2021 và thông qua phương hướng hợp tác cho năm 2023. (Tân Hoa xã)

* Thái Lan giải tán Hạ viện, mở đường cho tổng tuyển cử vào tháng 5 tới: Theo Công báo Hoàng gia được công bố chiều 20/3, Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã phê chuẩn sắc lệnh giải tán Hạ viện, mở đường tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 5 tới. Sắc lệnh được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn sau khi Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha đệ trình dự thảo vào ngày 17/3.

Theo quy định, Ủy ban Bầu cử quốc gia Thái Lan (EC) sẽ có thời gian 5 ngày để chuẩn bị và công bố thời điểm tổ chức tổng tuyển cử, cùng với đó là lộ trình liên quan thời gian đăng ký danh sách ứng cử viên tranh cử, tổ chức chiến dịch vận động tranh cử, công bố chính thức số lượng cử tri và phát phiếu cử tri.

Sau đó, cuộc tổng tuyển cử sẽ phải được tổ chức trong 45-60 ngày sau thời điểm giải tán Hạ viện. Thời điểm tổ chức bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 7/5 (như thời điểm EC dự kiến trước đây) hoặc ngày 14/5 tới. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Thái Lan: Nhà vua ký sắc lệnh, chính thức giải tán Hạ viện

Đông Bắc Á

* Trung Quốc ủng hộ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Hàn-Nhật năm nay: Trả lời họp báo thường kỳ ngày 20/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nêu rõ: “Trung Quốc luôn nhất quán và tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác ba bên”. Trung Quốc “ủng hộ đề xuất của Hàn Quốc trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh” giữa ba nước, và hy vọng duy trì “liên lạc và phối hợp” với Seoul và Tokyo về vấn đề này. Theo nhà ngoại giao này, các bên “cần hợp tác để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của hợp tác ba bên, cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực”. (Reuters/Yonhap)

* Nhật Bản công bố kế hoạch mới về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Ngày 20/3, phát biểu tại Nhà khách quốc gia Sapru trước thềm chuyến thăm Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã hé lộ kế hoạch về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở mới gồm “bốn trụ cột”: duy trì hòa bình, giải quyết các vấn đề toàn cầu mới trong sự hợp tác với các nước khu vực, đạt kết nối toàn cầu thông qua nhiều nền tảng khác nhau và bảo đảm an toàn cho vùng biển, bầu trời rộng mở.

Để đạt điều này, nhà lãnh đạo Nhật Bản cam kết chi 75 tỷ USD cho khu vực tới năm 2030 thông qua đầu tư tư nhân và khoản vay bằng đồng Yên, song song với tăng cường viện trợ thông qua hỗ trợ và trợ cấp chính phủ.

Tokyo sẽ hợp tác chặt chẽ với New Delhi trong việc đóng góp vào sự ổn định ở khu vực Nam Á. Ông nói: “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) là một tầm nhìn đang thu hút sự chú ý. FOIP là một khái niệm có tầm nhìn xa trông rộng. Nó nhằm bảo vệ pháp quyền và tự do”. (TTXVN)

* Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc thăm Nhật Bản: Phát biểu ngày 20/3, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Kwon Young Se sẽ thăm Nhật Bản trong 4 ngày (22-25/3) theo lời mời của Tokyo. Dự kiến, ông sẽ thông báo vắn tắt với phía Nhật Bản về cách tiếp cận của Hàn Quốc đối với vấn đề Triều Tiên, cũng như chiến lược thống nhất, nối tiếp thượng đỉnh hồi tuần trước giữa Tổng thống Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Kishida Fumio. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thảo luận cách thức tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề người Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Tuyên bố nhấn mạnh: “Chúng tôi kỳ vọng chuyến thăm của ông Kwon Young Se sẽ góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan đến chính sách trong vấn đề thống nhất và Triều Tiên lên một tầm cao hơn”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Bất chấp phản ứng của Triều Tiên, Mỹ-Hàn Quốc thông báo hành động mới, Washington khẳng định cam kết 'vững như bàn thạch'

Châu Âu

* Điện Kremlin yêu cầu quan chức không dùng iPhone: Ngày 20/3, Kommersant (Nga) cho biết tại buổi hội thảo do Điện Kremlin tổ chức có sự tham gia của các quan chức phụ trách các vấn đề chính trị trong nước, Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Sergei Kiriyenko yêu cầu các quan chức ngừng sử dụng điện thoại iPhone của hãng Apple trước ngày 1/4 do lo ngại thiết bị này dễ bị các cơ quan tình báo phương Tây xâm nhập. Tờ Kommersant dẫn lời một quan chức tham gia cho hay: “Hoặc vứt nó đi hoặc đưa cho trẻ em dùng. Ai ai cũng phải làm điều đó trong tháng 3 này”. Điện Kremlin có thể cung cấp cho các quan chức các thiết bị với hệ điều hành khác nhằm thay thế iPhone.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chưa thể xác nhận thông tin trên, song khẳng định điện thoại thông minh không thể được sử dụng cho mục đích chính thức. Tổng thống Putin tuyên bố ông không sở hữu điện thoại thông minh, song ông Peskov cho hay nhà lãnh đạo Nga thi thoảng sử dụng Internet. (Reuters)

* Czech: NATO khó đồng thuận kết nạp Ukraine: Trả lời phỏng vấn tờ Rzeczpospolita (Ba Lan) đăng tải ngày 19/3, đề cập khả năng Ukraine sớm gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thống Czech Petr Pavel cho biết: “Thành thật mà nói, tôi nghĩ sẽ rất khó. NATO có 30 quốc gia. Tôi hy vọng rằng sau thượng đỉnh sẽ có 32 thành viên. Rất khó để đưa ra quyết định chung trong một nhóm như vậy. Nhưng tôi nghĩ rằng sau thời gian, nhờ những nỗ lực chung và một số quốc gia ủng hộ Ukraine, chúng tôi sẽ đạt được tiến bộ”.

Nhận định “Ukraine xứng đáng được chấp nhận vào NATO” và “đáp ứng các điều kiện”, ông nói: “Tôi muốn nói rằng sẽ có lợi hơn cho Ukraine khi trở thành thành viên EU trước, sau đó là thành viên NATO”.

Về tình hình tại Ukraine, ông cho rằng Kiev sẽ chỉ có một cơ hội phản công lớn và nếu nỗ lực này thất bại, Ukraine sẽ rất khó khăn khi sự quan tâm của Mỹ và viện trợ của Washington có thể giảm năm tới, kéo theo điều tương tự từ các nước châu Âu.

Ông nói: “Sau mùa Đông tới, sẽ vô cùng khó khăn để duy trì mức viện trợ hiện tại”. Xung đột đến tháng thứ 13 không chỉ kéo theo sự cạn kiệt nguồn nhân lực và công nghệ, hay cơ sở hạ tầng ở Ukraine bị phá huỷ, mà còn là sự mệt mỏi của các quốc gia cung cấp viện trợ, trong bối cảnh Mỹ đang chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử tổng thống.

Theo ông Pavel, sự chú ý của các chính trị gia và công chúng Mỹ khi đó sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề trong nước. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Viện trợ Ukraine: Được Na Uy-Czech làm vui lòng, Kiev nói Đức nên 'noi gương' nước khác, Thụy Sỹ vẫn nói 'không'

Trung Đông-châu Phi

* Iraq ấn định thời điểm bầu cử hội đồng cấp tỉnh: Ngày 20/3, sau khi đạt đồng thuận, Quốc hội Iraq đã ấn định ngày 6/11 tới là bầu cử hội đồng cấp tỉnh, cơ quan quyền lực vốn bị giải tán sau biểu tình phản đối chính phủ năm 2019.

Theo đó, bầu cử các hội đồng, lần đầu tiên trong một thập kỷ, sẽ diễn ra tại 15/18 tỉnh của Iraq, ngoại trừ 3 tỉnh ở khu tự trị người Kurd tại miền Bắc Iraq. Các hội đồng cấp tỉnh, được thành lập theo hiến pháp năm 2005 sau sự sụp đổ của chế độ của ông Saddam Hussein, nắm giữ quyền lực tương đối quan trọng trong thể chế liên bang Iraq, bao gồm cả phân bổ ngân sách cho lĩnh vực y tế, giao thông và giáo dục.

Cuộc bầu cử cấp tỉnh gần đây nhất diễn ra năm 2013, thời điểm các nhân vật trung thành với cựu Thủ tướng Nuri al-Maliki giành nhiều ghế nhất. Cuộc bầu cử cấp tỉnh tiếp theo lẽ ra phải được tổ chức năm 2018 song đã bị hoãn lại. (AFP)

Ukraine lo ngại chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc đến Nga, nhắn Bắc Kinh điều cực kỳ quan trọng

Ukraine lo ngại chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc đến Nga, nhắn Bắc Kinh điều cực kỳ quan trọng

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga từ 20-22/3, Ukraine đang để ý chặt với mối quan ngại ...

Trước thềm thăm Moscow, Chủ tịch Tập Cận Bình nói quan hệ Nga-Trung Quốc không nhằm vào nước khác

Trước thềm thăm Moscow, Chủ tịch Tập Cận Bình nói quan hệ Nga-Trung Quốc không nhằm vào nước khác

Trong một bài báo viết cho RIA Novosti và Rossiyskaya Gazeta trước thềm chuyến thăm Moscow, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, ...

Nga tố UAV trên Biển Đen là dấu hiệu Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine

Nga tố UAV trên Biển Đen là dấu hiệu Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 19/3 cho rằng hoạt động của các máy bay không người lái (UAV) Mỹ trên Biển Đen ...

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran: Trung Quốc nói tin rất tốt, Iraq hoan nghênh 'một trang mới', Ai Cập bày tỏ hy vọng

Thỏa thuận Saudi Arabia-Iran: Trung Quốc nói tin rất tốt, Iraq hoan nghênh 'một trang mới', Ai Cập bày tỏ hy vọng

Ngày 10/3, Ai Cập bày tỏ hy vọng thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran sẽ giúp giảm bớt ...

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ, dự kiến sẽ làm điều này

Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu thăm chính thức Ấn Độ, dự kiến sẽ làm điều này

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi thông báo, sáng 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã bắt đầu chuyến thăm ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 30/3/2024: Cự Giải vận trình sự nghiệp tốt

Tử vi hôm nay 30/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nhóm châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của Chủ tịch Nhóm.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động