Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 20/4: ‘Nóng’ chuyện Hàn Quốc dự định gửi vũ khí tới Ukraine, Chủ tịch Cuba tái cử

Sudan chưa "hạ nhiệt", Nga nói một điều về vũ khí hạt nhân Anh và Pháp, Iran thông báo về tàu ngầm Mỹ… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
(04.20) Tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về viện trợ vũ khí cho Ukraine ngày 19/4 đã gây bất ngờ. (Nguồn: Reuters)
Tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 19/4 về viện trợ vũ khí cho Ukraine đã gây bất ngờ. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Các bên lên tiếng về việc Hàn Quốc định cấp vũ khí cho Ukraine: Ngày 19/4, trả lời phỏng vấn Reuters, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đề cập việc cấp vũ khí cho Ukraine, thay vì chỉ giới hạn ở viện trợ nhân đạo và tài chính như trước đó. Ngay sau đó, nội bộ nước này và cộng đồng quốc tế đã có một số phản ứng đáng chú ý.

Phát biểu với báo giới, một quan chức cấp cao Hàn Quốc cho hay: “Những phát ngôn của tổng thống là một phản ứng thông thường và mang tính nguyên tắc. Giới chức Nga đang bình luận về điều gì đó không xảy ra, nhưng chúng ta có thể nghĩ ngược lại, rằng những gì chúng ta làm trong tương lai sẽ phụ thuộc vào Nga”.

Trong khi đó, khẳng định lập trường ủng hộ Ukraine là “không thay đổi”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo Suk tuyên bố nước này vẫn đang “tích cực tham gia vào các nỗ lực quốc tế để bảo vệ tự do và khôi phục hòa bình của Ukraine, trong đó có hoạt động cung cấp viện trợ và hỗ trợ nhân đạo”.

Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính của Hàn Quốc tại Hạ viện, Hạ nghị sĩ Park Hong-geun đã bày tỏ thái độ phản đối, nhấn mạnh rằng cho biết: “Đây là một vấn đề hệ trọng liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia. Tổng thống không thể đơn phương đưa ra quyết định mà không có sự chấp thuận của Quốc hội”.

Ông nhấn mạnh Hiến pháp yêu cầu Chính phủ phải có được sự chấp thuận của Quốc hội trong các vấn đề quan trọng, như ký kết các hiệp ước liên quan đến an ninh quốc gia, các vấn đề tài chính ngân sách lớn và việc triển khai quân đội ra nước ngoài.

Nghị sĩ này nêu rõ: “DP không bao giờ chấp nhận một quyết định đơn phương của chính phủ vốn có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích và an ninh quốc gia”. Ông cũng lo ngại rằng một khi Seoul bắt đầu viện trợ quân sự cho Kiev, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ bị giáng một đòn mạnh.

Tuyên bố của Đại sứ quán Ukraine tại Seoul nêu rõ: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính phủ Hàn Quốc trong việc mở rộng hỗ trợ cho Ukraine ngoài hoạt động viện trợ nhân đạo và tài chính... Việc hỗ trợ quốc phòng kịp thời từ các đối tác của chúng tôi là rất quan trọng để kết thúc xung đột trong năm 2023”.

Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định: “Chúng tôi sẽ coi bất kỳ nguồn cung cấp vũ khí nào cho Ukraine, bất kể chúng đến từ đâu, là một động thái thù địch công khai chống Nga. Những bước đi như vậy sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương với các quốc gia thực hiện chúng và sẽ được tính đến khi xây dựng lập trường của Nga về các vấn đề liên quan đến lợi ích an ninh cốt lõi của những nước liên quan. Đối với Hàn Quốc, đó có thể là về cách tiếp cận trong vấn đề Triều Tiên”.

Trong khi đó, phản ứng trước những diễn biến trên, quan chức Mỹ cho rằng Hàn Quốc đã là “đối tác kiên định” trong nỗ lực ủng hộ Ukraine. Washington sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với Seoul để hỗ trợ thêm cho Kiev.

Trước đó cùng ngày, chính Mỹ cũng đã công bố một gói viện trợ quân sự mới trị giá 325 triệu USD cho Ukraine, bao gồm có đạn dược bổ sung cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), tên lửa tiên tiến và mìn chống tăng. (Reuters/TASS/Yonhap)

* Tổng thư ký NATO thăm Ukraine: Ngày 20/4, ông Jens Stoltenberg đã có chuyến thăm đầu tiên không báo trước tới Kiev kể từ khi xung đột bùng phát. Theo Reuters, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tới thăm đài tưởng niệm binh sĩ Ukraine hy sinh trong xung đột và xem thiết bị quân sự bị thiệt hại của Nga được trưng bày tại quảng trường trung tâm ở Kiev. Chuyến thăm bất ngờ của quan chức NATO được cho là nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine trước đợt phản công tại các địa điểm chiến lược ở Donbass. (Reuters)

* Đan Mạch, Hà Lan sẽ gửi 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine: Hãng thông tấn Ritzau (Đan Mạch) ngày 20/4 dẫn lời Ngoại trưởng Lars Lokke Rasmussen và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen cho biết nước này và Hà Lan sẽ cùng tặng 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh một số nước ủng hộ Kiev cố gắng thành lập một “liên minh Leopard” gồm các quốc gia đồng ý cung cấp xe tăng này cho Ukraine. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Viện trợ Ukraine: Mỹ-Hàn phối hợp; liệu Tổng thống Zelensky có đạt được mục đích ở Mexico?

Nam Á

* Ngoại trưởng Pakistan sắp tới Ấn Độ: Ngày 20/4, Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết Ngoại trưởng Bilawal Bhutto-Zardari sẽ dự họp ngoại trưởng các nước thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại bang Goa, Ấn Độ từ ngày 4 – 5/5 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao Pakistan tới Ấn Độ trong gần một thập kỷ qua. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thụy Điển thông báo đóng cửa Đại sứ quán ở Pakistan, chưa biết ngày mở lại

Nam Thái Bình Dương

* Australia hối thúc các quốc đảo Thái Bình Dương đoàn kết: Ngày 19/4, phát biểu tại Quốc hội New Caledonia trong khuôn khổ chuyến thăm tới đây, Ngoại trưởng Australia Penny Wong khẳng định Thái Bình Dương đang đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 và cạnh tranh chiến lược: “Chúng tôi tin rằng một Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương đoàn kết là trung tâm để bảo vệ các lợi ích chung. Chúng ta cùng nhau mạnh mẽ hơn”. Trước đó, Tổng thống Louis Mapou từng bày tỏ quan ngại về Thỏa thuận an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS).

Năm 2022, khối ngoại giao chính của khu vực, Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương gồm 18 thành viên, kể cả Australia, đã khước từ nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy để 10 quốc gia ký thỏa thuận an ninh-thương mại trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh quan ngại về tham vọng quân sự của Bắc Kinh.

Quần đảo Solomon, quốc đảo Thái Bình Dương duy nhất có hiệp ước an ninh với Trung Quốc, đang thúc đẩy Nhóm mũi nhọn Melanesian của Vanuatu, Fiji, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và đảng ủng hộ độc lập đứng đầu của New Caledonia, thiết lập khuôn khổ an ninh tiểu khu vực, bao gồm sự hiện diện của Bắc Kinh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thấy gì từ chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Singapore và Malaysia?

Đông Bắc Á

* Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc hành động có trách nhiệm: Ngày 20/4, trả lời báo chí nước ngoài, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định Nhật Bản tiếp tục yêu cầu Trung Quốc có trách nhiệm với tư cách là nước lớn trên trường quốc tế”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của một mối quan hệ Mỹ-Trung ổn định.

Về vấn đề Đài Loan, ông Kishida nêu rõ: “Hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan không chỉ quan trọng đối với Nhật Bản, mà còn đối với cộng đồng quốc tế và toàn thế giới. Chúng tôi luôn nhất quán với quan điểm trong vấn đề Đài Loan, đó là mọi vấn đề cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại.” Nhà lãnh đạo này khẳng định Nhật Bản sẽ tuân thủ Hiến pháp, luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế “trong mọi trường hợp...” (Reuters)

* Thủ tướng Nhật Bản: “Rất khó” đạt cân bằng về an ninh: Trả lời báo chí nước ngoài ngày 20/4, ông Kishida Fumio cho rằng vụ việc vừa qua đã cho thấy “thách thức trong vấn đề nên duy trì khoảng cách bao xa giữa các chính trị gia, các ứng cử viên và cử tri”. Nhà lãnh đạo này nhận định: “Đó là câu hỏi mà vụ việc đã đặt ra. Rất khó để có được sự cân bằng”.

Ông cũng hối thúc cử tri đi bỏ phiếu trong bầu cử ngày 23/4 tới, như một sự thể hiện “thái độ kiên quyết” của họ và để cho thế giới thấy “nền dân chủ của Nhật Bản hoạt động như thế nào”. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: “Không lý do nào có thể biện minh cho âm mưu sử dụng bạo lực để bóp nghẹt ngôn luận. Cuộc bầu cử là cốt lõi của nền dân chủ và không bao giờ khuất phục trước bạo lực”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Yếu tố Nga, Trung Quốc trong họp Ngoại trưởng G7

Châu Âu

* Nga nêu quan điểm về kho vũ khí hạt nhân của Anh và Pháp: Ngày 20/4, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: “Theo chúng tôi, tất nhiên, kho vũ khí hạt nhân của cả Pháp và Anh trên thực tế nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Do đó, nếu chúng ta đối thoại với Mỹ, thì việc đàm phán mà không tính đến hai kho vũ khí trên là hoàn toàn vô nghĩa”.

Trước đó một ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Anne-Claire Legendre tuyên bố nước này chỉ có thể tham gia đàm phán về kiểm soát vũ khí chiến lược nếu Nga và Mỹ giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân xuống ngang bằng với Pháp. (Reuters)

* IAEA thanh sát các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine: Ngày 19/4, Cơ quan Giám sát hạt nhân nhà nước Ukraine thông báo: “Ngày 18/4, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã kiểm tra không báo trước tại Nhà máy điện hạt nhân Rivne và Nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi theo thoả thuận giữa Ukraine và IAEA về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ liên quan Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Theo tuyên bố, các chuyên gia của IAEA đã nhận được sự hỗ trợ của các thanh sát viên của Cơ quan Giám sát hạt nhân nhà nước Ukraine. Mục đích của cuộc kiểm tra là để xác nhận không có vật liệu phân hạch nào ở đó chưa được khai báo.

Trước đó, tháng 11/2022, IAEA đã kiểm tra tại ba cơ sở hạt nhân theo yêu cầu của Kiev và không xác định được bất kỳ hoạt động không khai báo nào. Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết cơ quan này sẵn sàng tiếp tục kiểm tra thêm ở phía Ukraine để bảo đảm mọi hoạt động đều được khai báo. (TTXVN)

* Hungary cấm nhập khẩu thêm nông sản từ Ukraine: Ngày 20/4, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyas cho biết lệnh cấm nhập khẩu các loại ngũ cốc chính và nông sản của Ukraine từ nay đến ngày 30/6 sẽ “bao gồm tổng cộng 25 sản phẩm, hầu hết trong số đó là ngũ cốc hạt cải dầu và hạt hướng dương, bột, dầu, mật ong và một số sản phẩm thịt”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Hai nước châu Âu lại 'ra đòn' với nông sản Ukraine

Châu Mỹ

* Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng người đồng cấp Cuba tái đắc cử: Ngày 20/4, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước này Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng tới Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel Bermudez tái đắc cử chức Chủ tịch nước Cuba.

Trong thông điệp, ông Tập cho biết hiện nay quan hệ song phương đang ở mức cao và liên tục đạt tiến triển mới. Theo ông, chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của ông Diaz-Canel vào tháng 11/2022 đã thành công tốt đẹp. Trong đó, hai nhà lãnh đạo đã đạt được đồng thuận quan trọng về việc tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và đặc biệt giữa Trung Quốc và Cuba trong kỷ nguyên mới.

Nhấn mạnh coi trọng sự phát triển của mối quan hệ, ông Tập Cận Bình khẳng định sẵn sàng duy trì liên lạc chặt chẽ với ông Diaz-Canel và tiếp tục tăng cường định hướng chính trị cho mối quan hệ giữa hai đảng, hai nước trong nỗ lực chung xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Cuba chung vận mệnh. (Tân Hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch nước, Thủ tướng Cuba tái cử nhiệm kỳ thứ hai

Trung Đông-Châu Phi

* Iran phát hiện tàu ngầm Mỹ đi vào Vịnh Ba Tư: Ngày 20/4, phát biểu trên truyền hình, Tư lệnh hải quân Shahram Irani nói: “Tàu ngầm Mỹ đã đi vào Vịnh Ba Tư, nhưng tàu ngầm Fateh của Iran đã phát hiện ra tàu Mỹ và buộc nó nổi lên khi đi qua eo biển (của Hormuz). Tàu ngầm Mỹ cũng đã đi vào lãnh hải của chúng ta nhưng... đã điều chỉnh hành trình sau khi được cảnh báo”.

Tuần trước, Hải quân xứ cờ hoa cho biết, tàu ngầm tên lửa dẫn đường Florida chạy bằng năng lượng hạt nhân đang hoạt động ở Trung Đông để hỗ trợ Hạm đội 5 đồn trú tại Bahrain. (Reuters)

* Thêm nước muốn sơ tán công dân khỏi Sudan: Phát biểu trong buổi họp trực tuyến ngày 20/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho hay: “Việc chuẩn bị sơ tán đang tiếp tục được hoàn thiện trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp và cân nhắc đến sự an toàn của các công dân Indonesia”.

Bà tiết lộ rằng, một ngày sau khi nổ ra giao tranh tại Sudan, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán nước này tại Khartoum đã họp trực tuyến với các công dân và tổ chức cộng đồng của Indonesia ở Sudan nhằm thảo luận về tình hình an ninh và chuẩn bị các động thái dự phòng.

Tại họp báo, bà Retno nhấn mạnh rằng chiến dịch sơ tán sẽ chỉ có thể diễn ra nếu các bên, cụ thể là Quân đội Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhất trí ngừng giao tranh vì lý do nhân đạo. Vì vậy, Indonesia đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức họp khẩn để thảo luận, gây áp lực quốc tế tiến tới lệnh ngừng bắn nhân đạo trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra gay gắt ở Sudan.

Theo số liệu thống kê của Đại sứ quán Indonesia tại Khartoum, hiện có 1.209 công dân Indonesia đang sinh sống tại Sudan, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên tại thủ đô Khartoum. Đến nay, có 43 công dân Indonesia bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh đã được hỗ trợ đến lánh nạn tại trụ sở Đại sứ quán. (TTXVN)

Hậu chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Đức thẳng thắn nhận định 'hơn cả sốc' về Trung Quốc

Hậu chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Đức thẳng thắn nhận định 'hơn cả sốc' về Trung Quốc

Ngoại trưởng Đức cho rằng Trung Quốc đang ngày càng trở thành một "đối thủ mang tính hệ thống".

Hàn Quốc 'hé mở' khả năng viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga lập tức lên tiếng

Hàn Quốc 'hé mở' khả năng viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga lập tức lên tiếng

Ngày 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, tất cả những hỗ trợ về vũ khí cho Ukraine đều được ...

Nga không quá lạc quan về thỏa thuận ngũ cốc sau ngày 18/5, cáo buộc LHQ và Ukraine điều này

Nga không quá lạc quan về thỏa thuận ngũ cốc sau ngày 18/5, cáo buộc LHQ và Ukraine điều này

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen ...

Tình hình Sudan: RSF nhất trí về lệnh ngừng bắn mới, các nước nói gì?

Tình hình Sudan: RSF nhất trí về lệnh ngừng bắn mới, các nước nói gì?

Ngay sau khi lệnh ngừng bắn được công bố, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã lập tức có ...

Indonesia với 'ngoại giao thầm lặng', liệu có tốt cho ASEAN vào lúc này?

Indonesia với 'ngoại giao thầm lặng', liệu có tốt cho ASEAN vào lúc này?

Nhiều chuyên gia khu vực cho rằng Chủ tịch ASEAN-Indonesia đang theo đuổi cách tiếp cận 'ngoại giao thầm lặng' với nhiều vấn đề quan ...

Tin cũ hơn

Trung Quốc-Campuchia khai mạc cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc-Campuchia khai mạc cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước
Mỹ-Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không, phản lực thuộc top đáng sợ nhất thế giới xuất kích Mỹ-Hàn Quốc phô diễn sức mạnh trên không, phản lực thuộc top đáng sợ nhất thế giới xuất kích
Lãnh đạo Nga, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh hứa luôn là bạn bè tốt, Moscow nói hợp tác chẳng nhằm vào bất kỳ ai, cam kết nắm tay nhau 'duy trì lẽ phải' Lãnh đạo Nga, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh hứa luôn là bạn bè tốt, Moscow nói hợp tác chẳng nhằm vào bất kỳ ai, cam kết nắm tay nhau 'duy trì lẽ phải'
Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga? Nói không cần thiết đưa quân đến Ukraine, Anh tô đậm sự khác biệt ở các đồng minh phương Tây, châu Âu bộc lộ chia rẽ khi đối mặt Nga?
Anh sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda Anh sẽ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda
Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ bình đẳng và không áp đặt về tất cả khúc mắc Cuba sẵn sàng đối thoại với Mỹ bình đẳng và không áp đặt về tất cả khúc mắc
Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức? Tổng thống Nga đã đến Bắc Kinh, điều gì khiến ông Putin chọn Trung Quốc là điểm công du đầu tiên sau nhậm chức?
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân
Nội các Israel lục đục về kế hoạch thời hậu chiến, Mỹ tuyên bố không ủng hộ đồng minh Trung Đông chiếm đóng Gaza Nội các Israel lục đục về kế hoạch thời hậu chiến, Mỹ tuyên bố không ủng hộ đồng minh Trung Đông chiếm đóng Gaza
Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia: Cộng đồng quốc tế phẫn nộ, tình hình sức khỏe ông Fico sau cuộc đại phẫu Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia: Cộng đồng quốc tế phẫn nộ, tình hình sức khỏe ông Fico sau cuộc đại phẫu
Điểm tin thế giới sáng 16/5: Bắt giữ thủ phạm tấn công Thủ tướng Slovakia, Cuba ghi nhận mức nhiệt kỷ lục, Uganda ’bắt tay’ IAEA Điểm tin thế giới sáng 16/5: Bắt giữ thủ phạm tấn công Thủ tướng Slovakia, Cuba ghi nhận mức nhiệt kỷ lục, Uganda ’bắt tay’ IAEA
Thủ tướng Slovakia trúng đạn trong một vụ tấn công gây sốc Thủ tướng Slovakia trúng đạn trong một vụ tấn công gây sốc