Tin thế giới 20/5: Nga dùng Su-57 ở Ukraine, cắt khí đốt tới Phần Lan; Trung Quốc nói NATO ‘chia năm sẻ bảy’

Minh Vương
Nga dùng Su-57 ở Ukraine, cắt khí đốt tới Phần Lan; Trung Quốc nói NATO ‘chia năm sẻ bảy', Sri Lanka bổ nhiệm nội các... là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder. (Nguồn: Getty)
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder có thể bị EP áp lệnh trừng phạt. (Nguồn: Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Nga dùng Su-57 ở Ukraine, nói kiểm soát “gần như hoàn toàn” Luhansk: Ngày 20/5, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga tiết lộ, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đã sử dụng máy bay chiến dấu tàng hình Su-57 trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Nguồn tin nói: “Máy bay Su-57 bắt đầu được sử dụng ở Ukraine khoảng 2 đến 3 tuần sau khi khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt. Các máy bay này hoạt động bên ngoài khu vực tiêu diệt hiệu quả của các hệ thống phòng không đối phương”.

Máy bay chiến đấu Su-57 lần đầu được thử nghiệm ở Syria năm 2018. Năm 2020, Su-57 đã chính thức được sử dụng trong quân đội Nga. Đến cuối năm 2024, VKS sẽ nhận được 22 chiếc Su-57 và đến năm 2028, số lượng này sẽ tăng lên 76 chiếc.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay, Moscow gần như kiểm soát hoàn toàn vùng ly khai Luhansk ở miền Đông Ukraine. Theo Bộ trưởng Shoigu, cho tới nay, đã có tới 1.908 binh lính Ukraine đầu hàng tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol, nơi đang chịu sự kiểm soát của Moscow. Tuy nhiên, hiện thông tin này chưa được kiểm chứng một cách độc lập. (AFP/Reuters/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine điều quân đến biên giới Nga, nối lại hoạt động của các trạm phân phối khí đốt ở Kharkov

Châu Âu

* Thụy Điển chỉ trích thông tin sai lệchvề PKK: Ngày 20/5, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde lên tiếng chỉ trích “thông tin sai lệch” về Thụy Điển và Đảng Công nhân người Kurd (PKK), sau khi Thụy Điển bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ủng hộ nhóm phiến quân này, làm phức tạp thêm kế hoạch mở rộng NATO.

Trên Twitter, Ngoại trưởng Linde viết: “Do thông tin sai lệch được lan truyền rộng rãi về (Thụy Điển) và PKK, chúng tôi muốn nhắc lại rằng Chính phủ (Thụy Điển) từ thời cố Thủ tướng Olof Palme là chính quyền thứ hai sau Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là tổ chức khủng bố hồi năm 1984. EU có động thái tương tự vào năm 2002 ... Lập trường này vẫn không thay đổi”.

Trước đó một ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp và tài trợ cho “những kẻ khủng bố”, nhắc lại cáo buộc của Ankara rằng hai nước Bắc Âu này ủng hộ các nhóm bị xem là khủng bố, cụ thể là PKK và nhóm người Kurd ở Syria YPG. (Reuters)

* Nga dự định xây dựng căn cứ quân sự mới đáp trả NATO: Ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Moscow sẽ thành lập căn cứ quân sự mới ở khu vực phía Tây nước Nga, nhằm đáp trả kế hoạch mở rộng của NATO.

Phát biểu tại cuộc họp được phát sóng trên truyền hình, ông Shoigu nêu rõ: “Muộn nhất cuối năm nay, 12 đơn vị và sư đoàn quân đội sẽ được thành lập ở Quân khu miền Tây”.

Theo Bộ trưởng Shoigu, quân đội Nga sẽ tiếp nhận hơn 2.000 thiết bị và vũ khí quân sự. (AFP)

* Nga cắt khí đốt sang Phần Lan từ ngày 21/5: Công ty khí đốt Gasum (Phần Lan) cho biết, tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên kể từ sáng ngày 21/5.

Gasum đã từ chối thanh toán hợp đồng khí đốt với Gazprom bằng đồng Ruble theo yêu cầu từ phía Nga. Trong một tuyên bố, Giám đốc Điều hành của Gasum - Mika Wiljanen - cho hay: “Rất tiếc là việc chuyển giao khí đốt tự nhiên trong khuôn khổ hợp đồng giờ sẽ tạm dừng. Tuy nhiên, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống này và nếu mạng lưới chuyển khí đốt không bị gián đoạn, chúng tôi sẽ có thể cung cấp khí đốt cho toàn bộ khách hàng trong những tháng tới”.

Dự kiến nguồn cung trên bị cắt kể từ 10 giờ sáng 21/5 theo giờ Hà Nội. Gasum cho biết sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các khách hàng trong nước từ các nguồn khác, thông qua đường ống Balticconnector kết nối giữa Phần Lan và Estonia. (Reuters)

* Mỹ có thể làm trung gian hòa giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển-Phần Lan: Ngày 20/5, tờ Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn thạo tin cho hay, Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan-Thụy Điển liên quan tới vấn đề tư cách thành viên của hai quốc gia Bắc Âu này trong NATO.

Tờ Milliyet nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Mỹ Biden về khả năng gia nhập NATO, đồng thời cho biết nhà lãnh đạo Mỹ có thể đứng ra làm trung gian hòa giải cho hai nước Bắc Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo tờ này, cách Thụy Điển giải quyết mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến sự hiện diện của các nhà lập pháp người Kurd trong Quốc hội Thụy Điển sẽ giúp giải quyết vấn đề mâu thuẫn hiện nay. (Sputnik)

* Trung Quốc nói về sự chia rẽ trong nội bộ NATO: Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) nhận định các điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ và Croatia đưa ra để kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO chứng tỏ sự chia rẽ gia tăng trong liên minh.

Bài báo nêu rõ: “NATO yêu cầu các thành viên tuân theo Washington trong cuộc đối đầu với Moscow, đồng thời phớt lờ lợi ích của chính các nước tham gia. Điều này càng làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa các lực lượng chính trị trong nội bộ châu Âu”.

Theo Thời báo Hoàn cầu, sau ý kiến bất đồng cứng rắn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đối với tư cách thành viên của hai nước Bắc Âu trong NATO, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic nói rằng ông sẽ chỉ thị cho đại diện thường trực của nước mình trong liên minh này bỏ phiếu chống.

Tổng thống Milanovic tuyên bố Phần Lan và Thụy Điển chỉ có thể gia nhập liên minh khi vấn đề bình đẳng của người Croatia ở Bosnia và Herzegovina trong bầu cử được giải quyết. Ngoài ra, ông còn phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.

Các nhà báo kết luận, Washington có ý định làm suy yếu đáng kể Moscow, nhưng nhiều nước trong liên minh không nhất trí rằng Nga gây ra mối đe dọa an ninh. NATO càng bành trướng mạnh mẽ thì càng có nhiều rạn nứt trong tổ chức, và căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Nga sẽ dẫn đến rủi ro an ninh gia tăng đối với tất cả các thành viên NATO. (Sputnik)

* EP ủng hộ trừng phạt cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder: Nghị viện Châu Âu (EP) đang kêu gọi trừng phạt cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder liên quan đến các mối quan hệ chính trị và kinh tế của ông với Nga.

Trước đó, ngày 19/5, Cơ quan lập pháp EU đã thông qua một nghị quyết rằng các lệnh trừng phạt được áp đặt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nên được mở rộng “đối với cả các thành viên châu Âu có chân trong hội đồng quản trị của các công ty, tập đoàn lớn của Nga cũng như các chính trị gia tiếp tục nhận tiền của Nga”.

EP đưa ra lời kêu gọi trừng phạt trên sau quyết định của Berlin giảm các đặc quyền của ông Schröder với tư cách là cựu Thủ tướng. Chính phủ liên minh của Đức gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) ngày 18/5 đã đưa ra đề xuất tước bỏ văn phòng và nhân viên do nhà nước tài trợ của ông. Đây là một phần trong những đặc quyền cho phép các cựu Thủ tướng tiếp tục công việc chính trị. Tuy nhiên, Ủy ban Ngân sách nhận thấy rằng cựu Thủ tướng Schröder không còn thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào từ văn phòng cũ của ông nữa.

Mặc dù vậy, ông Schröder có thể không bị mất lương hưu, ước tính khoảng 100.000 Euro (tương đương 105.000 USD) một năm.

Những người chỉ trích nói rằng ông Schröder đã không làm gì để tách mình ra khỏi các mối quan hệ làm ăn với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, người ông Schröder vẫn gọi là bạn thân.

Khi còn là Thủ tướng, ông Schröder đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ kinh tế giữa Đức với Nga. (DW)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ nói chính Nga khước từ NATO, Italy đổ thêm nghìn quân tới sườn Đông

Đông Bắc Á

* Hàn Quốc và Mỹ nhất trí khởi động “đối thoại an ninh kinh tế”: Ngày 20/5, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã nhất trí khởi động một kênh đối thoại giữa Văn phòng Tổng thống hai nước để điều phối chính sách trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và chuỗi cung ứng.

Thỏa thuận trên được công bố qua cuộc cuộc điện đàm giữa Thư ký Tổng thống Hàn Quốc về an ninh kinh tế Wang Yun-jong và Giám đốc cấp cao về công nghệ và an ninh quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Tarun Chhabra, vài tiếng trước chuyến thăm Seoul của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố “hai bên có kế hoạch phối hợp thường xuyên trong các vấn đề an ninh kinh tế và chiến lược ứng phó qua cơ chế “đối thoại an ninh kinh tế” mới được khởi động này.

Việc ra mắt kênh đối thoại mới thể hiện cam kết của hai nước trong việc phối hợp chặt chẽ về chính sách và cùng giải quyết các vấn đề chính ảnh hưởng đến “liên minh công nghệ” giữa Hàn Quốc và Mỹ bao gồm chất bán dẫn, pin, trí tuệ nhân tạo và thiết lập chuỗi cung ứng.

Phía Mỹ bày tỏ hy vọng về một cuộc gặp trực tiếp giữa hai bên vào một ngày gần nhất và mời nhóm “đối thoại” của Hàn Quốc đến thăm Washington vào tháng tới. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc và Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác

Thỏa thuận hạt nhân Iran

* Iran yêu cầu Mỹ hành động hợp lý để đạt được thỏa thuận hạt nhân: Ngày 19/5, điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Abdollahian kêu gọi các bên khác tham gia đàm phán ở Vienna thúc đẩy các sáng kiến để nhanh chóng đạt được mục tiêu trên.

Theo ông, Tehran sẵn sàng đạt được một thỏa thuận "tốt", "mạnh mẽ" và "lâu dài" đồng thời tuân thủ các lằn ranh đỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Quan chức ngoại giao hàng đầu của Iran còn hoan nghênh Nga vì duy trì lập trường tích cực và ủng hộ việc đạt được một thỏa thuận có thể chấp nhận được đối với Iran.

Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov đánh giá quan hệ song phương với Tehran là quan trọng, đồng thời nhấn mạnh Moscow sẽ tiếp tục ủng hộ và nỗ lực để đảm bảo đạt được một thỏa thuận công bằng tại Vienna, qua đó đảm bảo các yêu cầu của Iran. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Saudi Arabia: Mỹ tỏ tấm lòng; Iran nói không tiến triển trong đàm phán song phương

Sri Lanka

* Sri Lanka bổ nhiệm 9 thành viên nội các mới: Ngày 20/5, Sri Lanka đã bổ nhiệm 9 thành viên nội các mới, bao gồm bộ trưởng phụ trách những lĩnh vực quan trọng như y tế, thương mại và du lịch trong bối cảnh quốc đảo Ấn Độ Dương đang đối mặt với với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

Thông cáo của Phủ Tổng thống Sri Lanka cho hay: “9 bộ trưởng nội các của chính phủ mới gồm tất cả các chính đảng đã tuyên thệ nhậm chức trước Tổng thống Gotabaya Rajapaksa”.

Trước đó, chính trị gia kỳ cựu Ranil Wickremesinghe đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng Sri Lanka để thành lập nội các mới sau khi anh trai của Tổng thống Gotabaya - ông Mahinda Rajapaksa - từ chức.

Trước đó, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh những cuộc biểu tình kéo dài liên quan đến tình trạng giá thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác tăng vọt.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đưa ra khuyến cáo đặc biệt về đi lại liên quan đến Sri Lanka, trong bối cảnh quốc đảo Ấn Độ Dương đang rơi vào tình trạng bất ổn dân sự bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế.

Khuyến cáo của bộ trên kêu gọi các công dân Hàn Quốc hủy bỏ hoặc trì hoãn những chuyến đi không cần thiết đến Sri Lanka hoặc thận trọng hơn nếu đang ở đó. (Reuters/Yonhap)

Người Sri Lanka mong đợi

Người Sri Lanka mong đợi "tia sáng cuối đường hầm"?

Cuối tháng Ba, hàng ngàn người Sri Lanka xuống đường ở thủ đô Colombo và các thành phố lớn phản đối chính phủ, yêu cầu ...

Tình hình Sri Lanka: Thủ tướng từ chức, quân đội mở đường sơ tán khẩn

Tình hình Sri Lanka: Thủ tướng từ chức, quân đội mở đường sơ tán khẩn

Ngày 9/5, Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa đã đệ đơn từ chức, sau đó được quân đội sơ tán đến địa điểm an toàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 17/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động