Mỹ cùng một nhóm đồng minh và đối tác - bao gồm Nhật Bản, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), EU, Australia, Anh, Canada và New Zealand - đã cùng phối hợp hành động nhằm 'vạch trần và chỉ trích các hoạt động độc hại trên mạng của Trung Quốc'. (Nguồn: CBS News) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-EU: EU kiện Moscow lên WTO, Nga sẵn sàng tham vấn
Ngày 19/7, Liên minh châu Âu (EU) đã kiện Nga lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng, Moscow hạn chế hoặc ngăn cản các doanh nghiệp EU bán hàng hóa cho các công ty quốc doanh Nga.
Trước động thái này, quan chức thuộc Bộ Phát triển kinh tế Nga
chứng minh sự tuân thủ các quy tắc của WTO". (TASS)
Nga-Mỹ:
Nga thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa S-500
Ngày 20/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo: "Tại thao trường Kapustin Yar ở miền Nam, hệ thống vũ khí tên lửa phòng không S-500 mới nhất đã thực hiện hoạt động bắn đạn thật, đánh trúng mục tiêu đạn đạo tốc độ cao".
Nga tuyên bố, S-500, được mệnh danh là siêu rồng lửa không có đối thủ, có tầm bắn tối đa 600 km, là hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới và có khả năng chống lại các cuộc tấn công từ không gian.
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên công bố đoạn video về vụ phóng thử trên.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau khi hoàn tất hoạt động thử nghiệm, hệ thống S-500 đầu tiên - còn được biết đến là Prometheus và Triumfator-M - sẽ được đưa tới một đơn vị phòng không ở ngoại ô Moscow. (TASS)
Phản ứng vụ Moscow thử tên lửa siêu thanh, Mỹ bị Nga nhắc nhở
Ngày 19/7, sau khi khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Nga phóng thành công tên lửa siêu thanh Zircon trúng mục tiêu trên mặt đất ở Bắc Cực, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho rằng, những phát triển mới của Moscow về vũ khí siêu thanh là yếu tố gây bất ổn vì có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
(TASS)
Nga và Mỹ ấn định ngày tổ chức thảo luận kiểm soát vũ khí hạt nhân
Tờ Kommersant ngày 20/7 đưa tin, Nga và Mỹ đã nhất trí tổ chức vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ các cuộc hội đàm ổn định chiến lược hạt nhân vào ngày 28/7 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Reuters)
Tấn công mạng: Liên minh lớn của Mỹ 'đánh úp', Trung Quốc đáp trả
Ngày 19/7, Mỹ cùng một nhóm đồng minh và đối tác - bao gồm Nhật Bản, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), EU, Australia, Anh, Canada và New Zealand - đã cùng phối hợp hành động nhằm "vạch trần và chỉ trích các hoạt động độc hại trên mạng của Trung Quốc".
Mỹ cùng các đồng minh đổ lỗi cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc do đóng vai trò trong vụ xâm nhập vào phần mềm email Exchange Server của Microsoft hồi tháng 3.
Mỹ thậm chí tuyên bố "bảo lưu quyền thực hiện hành động bổ sung nhằm vào Trung Quốc" vì vai trò của Bắc Kinh trong chiến dịch tấn công mạng có quy mô toàn cầu.
Động thái này có thể khiến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc vốn đã rạn nứt ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Trong phản ứng đầu tiên về các hành động phối hợp của liên minh trên, ngày 20/7, Trung Quốc tuyên bố, những cáo buộc trên không có cơ sở.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ, những cáo buộc này là những lời bôi nhọ mang động cơ chính trị và Mỹ đã không cung cấp đủ bằng chứng. (AFP, Reuters)
Tình hình Afghanistan:
Tổng thống Afghanistan cáo buộc Taliban không muốn hòa bình
Ngày 20/7, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho rằng, lực lượng Taliban không mong muốn thiết lập hòa bình ở quốc gia Nam Á này.
Theo Nhà lãnh đạo Afghanistan, Taliban đã làm rõ nhiều điều, bao gồm việc không có thiện chí hòa bình: "Chúng tôi đã cử một phái đoàn tới Doba để thể hiện chúng tôi có thiện chí và sẵn sàng hy sinh vì hòa bình, nhưng Taliban không có thiện chí và chúng tôi dựa vào điều đó để ra quyết định”.
Tổng thống Ghani cũng cho biết, ông đã nghiên cứu một kế hoạch an ninh “khẩn cấp và thực tế” nhằm giải quyết các vấn đề hiện nay.
Trước đó, hai quả rocket đã rơi gần dinh thự của ông Ghani trong lúc ông cùng các quan chức cầu nguyện cho lễ hiến sinh Eid al-Adha. (Sputnik)
Ngày 20/7, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (
Tuyên bố chấn động về phần mềm gián điệp Pegasus của Israel: Thế giới dậy sóng
Ngày 18/7, ba tờ nhật báo gồm Washington Post, Guardian, Le Monde cùng nhiều cơ quan báo chí khác đã phối hợp điều tra về một vụ rò rỉ dữ liệu và cho biết, các nhà hoạt động, nhà báo cũng như chính trị gia trên thế giới đã bị Pegasus - một phần mềm di động độc hại do công ty tư nhân NSO của Israel phát triển - bí mật thu thập thông tin.
Theo đó, sự cố này có liên quan đến 50.000 số điện thoại di động được cho là thuộc diện đối tượng được các khách hàng của NSO quan tâm từ năm 2016. Tuy vậy, không phải tất cả những người nằm trong danh sách này đều bị thu thập thông tin.
Theo Guardian, trong danh sách số điện thoại di động vừa đề cập có các nhà báo của nhiều tổ chức truyền thông trên thế giới như AFP, Wall Street Journal, CNN, New York Times, Al-Jazeera, France 24, Đài châu Âu Tự do, Mediapart, El País, AP, Le Monde, Bloomberg, the Economist, Reuters và Đài VOA.
Tờ Washington Post đưa tin, các số điện thoại di động trong danh sách cũng thuộc về nhiều nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, thành viên của các hoàng gia Arab, nhà ngoại giao, chính trị gia, cũng như các nhà hoạt động và giám đốc điều hành các công ty.
Bản danh sách không nêu rõ danh tính của những khách hàng đã đưa các số điện thoại vào danh sách, song các báo cáo cho hay, nhiều khách hàng của NSO tập trung ở 10 quốc gia gồm Azerbaijan, Bahrain, Hungary, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Morocco, Rwanda, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Ngày 19/7, Morocco và Hungary đã cùng phủ nhận thông tin sử dụng phần mền gián điệp Pegasus của Israel để theo dõi các nhân vật chỉ trích ở trong và ngoài nước.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng, vụ việc này "hoàn toàn không thể chấp nhận được" nếu là sự thật, đồng thời lưu ý cần phải xác minh các thông tin trên.
Ngày 20/7, Văn phòng công tố Paris, Pháp, cho biết đã mở một cuộc điều tra sau khi 2 nhà báo và trang tin Mediapart của nước này nộp đơn kiện liên quan đến phần mềm gián điệp Pegasus. (AFP, Reuters)
Mỹ điều tra sự cố sức khỏe của nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Vienna
Ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo đang tiến hành điều tra báo cáo về các sự cố sức khỏe không rõ nguyên nhân có thể xảy ra ở các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Vienna (Áo).
Trước đó, theo báo New Yorker, có khoảng 20 sĩ quan tình báo Mỹ, các nhà ngoại giao và các quan chức khác của Mỹ đã gặp các triệu chứng sức khỏe bí ẩn.
Theo 2 nguồn tin nắm rõ tình hình tiết lộ với truyền hình CNN, những vấn đề sức khỏe bí ẩn này vẫn đang tiếp diễn. Một số nhân viên gặp sự cố đã được đưa về Mỹ để nhận hỗ trợ y tế.
Các nguồn tin của CNN cho biết, đã có báo cáo về các ca tương tự ở nhiều nơi khác trên thế giới nhưng Vienna là nơi duy nhất ở thời điểm hiện tại có nhiều ca mắc hội chứng sức khỏe bí ẩn này.
Israel-Palestine thảo luận các biện pháp xây dựng lòng tin
Ngày 19/7, Tổng thống Israel Isaac Herzog và Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Trong cuộc điện đàm, các lãnh đạo nhà nước Do Thái đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Abbas nhân kỳ nghỉ lễ Eid al-Adha, một trong 2 ngày lễ trọng đại nhất của lịch Hồi giáo.
Tờ Times of Israel dẫn thông báo của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng cho hay, ông Gantz và Tổng thống Abbas "điện đàm trong bầu không khí tích cực, thảo luận về sự cần thiết thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin giữa Israel và Palestine, tạo điều kiện cho an ninh và kinh tế trong toàn khu vực".