Tin thế giới 21/3: Trung Quốc, Nga đạt thỏa thuận với Houthi ở Biển Đỏ; Nga, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của nhau

Nhất Phong
Nga tập trận phòng không trên Biển Arab, Australia - Trung Quốc khởi động đàm phán hàng hải, Bắc Kinh yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp nội bộ, chuyện gì xẩy ra khi Pháp gửi 2.000 quân tới Ukraine, Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 21/3: Trung Quốc, Nga đạt thỏa thuận an ninh với Houthi ở Biển Đỏ, Đại sứ quán Israel tại Hà Lan bị tấn công, Nga, Ukraine tuyên bố bắn h
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Australia, nói quan hệ đi đúng hướng, Canberra muốn 'khôn ngoan'. (Nguồn: Reuters)
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

*Nga tấn công tên lửa thủ đô Ukraine: Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko thông báo ngày 21/3, thủ đô Kiev của Ukraine bị các lực lượng Nga tấn công bằng tên lửa.

Ông Klitschko cho biết các đơn vị phòng không đã tham gia đẩy lùi cuộc tấn công và mảnh vỡ tên lửa rơi ở nhiều khu vực khác nhau của thành phố.

Trong khi đó, truyền thông ghi nhận một số vụ nổ vào rạng sáng 21/3 trung tâm thủ đô Kiev, sau cảnh báo trên không do tên lửa và máy bay không người lái do Nga đưa ra. Hàng chục tiếng nổ lớn và hỏa lực phòng không đã xuất hiện từ 5h sáng (giờ Kiev). (Reuters)

Tin liên quan
Ukraine: Tổng thống muốn vũ khí phòng không của đồng minh, Ngoại trưởng sốc vì Mỹ, sắp được Ukraine: Tổng thống muốn vũ khí phòng không của đồng minh, Ngoại trưởng sốc vì Mỹ, sắp được 'bơm' tăng lực từ EU

*Ukraine kêu gọi phương Tây tăng cường chuyển giao hệ thống phòng không: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 21/3 kêu gọi phương Tây chuyển giao hệ thống phòng không cho Kiev sau khi Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa trong đêm khiến 17 người bị thương ở thủ đô Kiev và khu vực xung quanh.

Trước đó một ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này có "kế hoạch" đối phó với sự gia tăng của các cuộc tấn công do Ukraine tiến hành nhằm vào khu vực biên giới Nga. Nhà lãnh đạo Nga cam kết khôi phục an ninh tại khu vực này. (AFP)

*Nga, Ukraine thông báo bắn hạ tên lửa của đối phương: Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không nước này đã phá hủy 10 rocket phóng loạt (MLRS) Vampire nhắm vào tỉnh biên giới Belgorod.

Theo thông cáo: “Vào khoảng 8h ngày 21/3, nỗ lực của chính quyền Kiev nhằm thực hiện một cuộc tấn công khủng bố vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) RM-70 Vampire đã bị ngăn chặn. 10 tên lửa đã bị phá hủy trên không trên ở tỉnh Belgorod”.

Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Ukraine Mykola Oleschuk thông báo cùng ngày, hệ thống phòng không nước này đã bắn hạ tổng cộng 31 tên lửa Nga nhắm vào thủ đô Kiev. Ông cho biết thêm trong số các tên lửa bị phá hủy có 2 tên lửa đạn đạo và 29 tên lửa hành trình. (Sputniknews)

*Hạm đội Phương Bắc của Nga có lãnh đạo mới: Ngày 21/3, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận Phó Đô đốc Konstantin Kabantsov đã được bổ nhiệm làm quyền Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc.

Phó Đô đốc Kabantsov, 55 tuổi, thay thế vai trò của Đô đốc Alexander Moiseev, người đã được chính thức giới thiệu cương vị mới là Tư lệnh Hải quân Nga tại một buổi lễ hoành tráng hôm 19/3. (TASS)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Trung Quốc, Nga đạt thỏa thuận an ninh với Houthi ở Biển Đỏ: Hãng tin Bloomberg ngày 21/3 đưa tin lực lượng Houthi ở Yemen đã đảm bảo với Trung Quốc và Nga rằng tàu thuyền của hai nước này có thể đi qua Biển Đỏ và vịnh Aden mà không bị tấn công.

Thỏa thuận này được công bố trong bối cảnh an ninh ở Biển Đỏ đang bị đe dọa nghiêm trọng khi phiến quân Houthi liên tục tấn công các tàu thương mại quốc tế ở khu vực này kể từ giữa tháng 11 năm ngoái, tuyên bố rằng họ hành động đoàn kết với người Palestine chống lại các chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza.

Các cuộc tấn công đã làm gián đoạn hoạt động vận chuyển toàn cầu, buộc các công ty phải thực hiện những chuyến đi dài hơn và tốn kém hơn quanh miền Nam châu Phi. Mỹ và Anh đã tấn công đáp trả nhằm vào các mục tiêu của Houthi. (Al Jazeera)

*Thủ tướng Ấn Độ hoãn thăm Bhutan: Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 20/3 ra thông báo cho biết, chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày của Thủ tướng Narendra Modi tới Bhutan đã bị lùi lại và thời điểm mới đang được hai bên ấn định thông qua các kênh ngoại giao.

Thủ tướng Modi dự kiến thăm quốc gia thuộc dãy Himalaya từ ngày 21-22/3. Tuy nhiên, theo MEA, do “thời tiết khắc nghiệt” đang diễn ra ở sân bay Paro, chuyến thăm đã bị hoãn cho đến khi có thông báo mới. (The Times of India)

*Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp các vấn đề nội bộ: Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ra tuyên bố nêu rõ Bắc Kinh hết sức bất bình và kiên quyết phản đối việc Mỹ “bôi nhọ” luật an ninh Hong Kong mới được thông qua hồi đầu tuần.

Phản ứng trước những bình luận của Bộ Ngoại giao Mỹ, Bắc Kinh hối thúc Mỹ tôn trọng chủ quyền Trung Quốc, và ngay lập tức ngừng can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong cũng như vấn đề nội bộ của Trung Quốc. (AFP)

*Indonesia cảnh báo nguy cơ xung đột ở Biển Đông: Bộ trưởng Điều phối các vấn đề chính trị, pháp lý và an ninh của Indonesia, Hadi Tjahjanto khẳng định nước này sẽ tiếp tục cảnh giác trong việc ứng phó với các vấn đề an ninh tiềm ẩn và xung đột mở ở Biển Đông.

Phát biểu trong cuộc thảo luận do Viện Nghiên cứu Chiến lược và quốc phòng Indonesia (ISDS) tổ chức mới đây, ông Tjahjanto nhận định nguy cơ xảy ra xung đột ở Biển Đông xuất phát từ các yêu sách biên giới trên biển chồng chéo của một số quốc gia, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Quan chức Indonesia chỉ ra sự cạnh tranh giữa các cường quốc – Mỹ và Trung Quốc – cũng làm phức tạp thêm tranh chấp Biển Đông. (Reuters)

*Nhật, Mỹ, Philippines cam kết tăng cường quan hệ: Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác nhận, ngày 21/3, các nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản, Mỹ và Philippines cam kết thúc đẩy hơn nữa hợp tác ba bên, mở đường cho hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên vào tháng tới. Các quan chức cấp cao ba nước cũng thừa nhận rằng bất kỳ ý đồ nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều không thể dung thứ.

Trong cuộc họp tại Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masataka Okano, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell và người đồng cấp Philippines Maria Theresa Lazaro, còn nhất trí hợp tác chặt chẽ để duy trì và củng cố “trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật lệ” và hướng tới tăng trưởng kinh tế trong khu vực. (Kyodo)

*Australia - Trung Quốc khởi động đàm phán hàng hải: Ngày 21/3, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho biết nước này đang xem xét khởi động các cuộc đàm phán về các vấn đề hàng hải với Australia. Đồng thời, hai bên sẽ tìm cách thúc đẩy hợp tác bao gồm ngoại giao, thương mại, công nghệ, giáo dục và thực thi pháp luật.

Các vấn đề hàng hải đã trở thành chủ đề nóng giữa Trung Quốc và Australia trong bối cảnh các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng trên tuyến đường thủy kinh tế quan trọng mà Bắc Kinh gần như tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp các tuyên bố của nhiều quốc gia Đông Nam Á. (Reuters)

*Thủ tướng Campuchia sẽ thăm chính thức Lào: Nhận lời mời của Thủ tướng chính phủ Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Manet cùng đoàn đại biểu cấp cao nước này sẽ thăm chính thức CHDCND Lào từ ngày 25-26/3.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Lào, chuyến thăm nhằm tiếp tục thắt chặt và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và quan hệ truyền thống từ lâu, đối tác chiến lược toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước Lào-Campuchia. (TTXVN)

*Đánh bom liều chết tại Afghanistan: Ngày 21/3, tại thành phố Kandahar, miền Nam Afghanistan đã xảy ra vụ đánh bom liều chết làm 3 người thiệt mạng và 12 người bị thương.

Ông Inamullah Samangani – Giám đốc Thông tin và Văn hóa tỉnh Kandahar – xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết vụ nổ nhắm vào một nhóm người đang chờ đợi bên ngoài chi nhánh Ngân hàng New Kabul ở Kandahar.

Theo ông, người dân thường tụ tập tại khu vực hiện trường này để nhận lương nên các nạn nhân đều là dân thường. Số vụ đánh bom và tấn công liều chết ở Afghanistan đã giảm rõ rệt kể từ khi Taliban chấm dứt tình trạng nổi dậy sau khi lật đổ chính phủ được Mỹ hậu thuẫn và lên nắm quyền vào tháng 8/2021. (The News)

*Tổ chức nước ngoài điều hành hoạt động tình báo New Zealand trong nhiều năm: Ngày 21/3, tờ RNZ của New Zealand dẫn lời Tổng thanh tra Tình báo và an ninh New Zealand (IGIS) Brendan Horsley tiết lộ việc có một tổ chức nước ngoài đã tiến hành hoạt động gián điệp nhằm vào Cục An ninh thông tin chính phủ New Zealand (GBSB) trong nhiều năm mà các bộ trưởng không hề hay biết.

Brendan Horsley cho biết GCSB sử dụng một hệ thống tình báo tín hiệu do một cơ quan nước ngoài triển khai và hệ thống này tham gia vào một chương trình tình báo rộng hơn của riêng nó. Thông tin chi tiết về quốc gia và khả năng này thu thập tin tình báo vẫn chưa được tiết lộ.

Hệ thống hoạt động từ năm 2013 đến năm 2020 thì ngừng hoạt động do lỗi kỹ thuật, tuy nhiên các bộ trưởng chính phủ không được thông báo. IGIS sau đó đã đề nghị GBSB xây dựng một sổ đăng ký về khả năng thu thập hoặc phân tích ở New Zealand do các đối tác nước ngoài điều hành và kiểm soát các hệ thống của Wellington. (AFP)

Châu Âu

*Đại sứ quán Israel tại Hà Lan bị tấn công: Cảnh sát Hà Lan cho biết đã bắt giữ một nghi phạm ném vật thể cháy vào đại sứ quán Israel ở La Hay vào sáng 21/3.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, cảnh sát Hà Lan cho hay không có ai bị thương và vụ việc đang được điều tra. Hà Lan đã tăng cường an ninh tại đại sứ quán Israel ở La Hay sau khi xuất hiện những mối đe dọa.

Vào tháng 1, một vật thể được cho là thiết bị nổ đã được tìm thấy bên ngoài đại sứ quán Israel ở Thụy Điển. Vụ việc đang được điều tra theo hướng nghi ngờ là tội phạm khủng bố. (AFP)

*Tác động khi Pháp gửi 2.000 quân tới Ukraine: Đại tá về hưu Sergei Suvorov – chuyên gia trong lĩnh vực quân sự của Nga nhận định khả năng Pháp triển khai 2.000 quân tới Ukraine sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình của chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga tiến hành tại nước láng giềng.

Ông Suvorov nhấn mạnh: “Họ không nhớ và không đọc lịch sử. Nói chung, lịch sử không dạy họ điều gì. Họ sẽ đến, 2.000 người này, nhưng điều này sẽ không tạo ra sự khác biệt nào cả. Nó sẽ chỉ kéo dài xung đột. Và sẽ có nhiều tổn thất hơn”.

Trước đó, ngày 19/3, Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại LB Nga Sergei Naryshkin cho hay Pháp đã sẵn sàng triển khai một đội quân tới Ukraine, ban đầu có khoảng 2.000 binh sĩ. Theo ông Naryshkin, quân nhân Pháp đã có mặt không chính thức ở Ukraine được một thời gian và một số đã thiệt mạng hoặc bị thương. (TASS)

*Bồ Đào Nha có Thủ tướng mới: Theo thông cáo báo chí tối 20/3, ông Luis Montenegro đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng Bồ Đào Nha, sau khi đảng Liên minh Dân chủ cánh hữu của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 10/3 vừa qua.

Ông Montenegro, vị luật sư 51 tuổi và cũng là nghị sĩ dày dạn kinh nghiệm, kế nhiệm ông Antonio Costa của Đảng Xã hội chủ nghĩa, người nắm quyền từ năm 2015 nhưng không giành được đa số ghế quốc hội. (AFP)

*Bỉ hoan nghênh chuyển lợi nhuận từ tài sản Nga cho Ukraine, Hungary phản đối: Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo phát biểu tại Thượng đỉnh EU ngày 21/3 đã hoan nghênh đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) về việc sử dụng hàng tỷ euro lợi nhuận từ các tài sản tài chính của Nga bị đóng băng, để mua vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, Hungary phản đối, cho rằng số tiền này cần được sử dụng “cho bất cứ thứ gì ngoại trừ vũ khí”.

Ủy ban châu Âu (EC) trong tuần này đã đề xuất dùng lợi nhuận, ước tính khoảng 2,5-3 tỷ Euro (2,7-3,3 tỷ USD) mỗi năm từ các tài sản của Nga bị đóng băng ở châu Âu. Theo đề xuất của EC, 90% lợi nhuận sẽ được chuyển giao thông qua quỹ Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPFF) để mua vũ khí cho Ukraine. Phần còn lại sẽ đươc sử dụng để phục hồi và tái thiết quốc gia này. (Deutsche Welle)

*Mối đe dọa khủng bố nhằm vào Đan Mạch gia tăng: Cơ quan an ninh và tình báo PET của Đan Mạch ngày 21/3 cho rằng mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố nhằm vào quốc gia Bắc Âu và nhằm vào lợi ích của nước này ở nước ngoài đã gia tăng.

Theo PET, xung đột ở Gaza giữa Israel và phiến quân Hamas và một loạt vụ đốt kinh Koran ở Đan Mạch hồi năm ngoái là những nguyên nhân chính khiến tình hình an ninh xấu đi.

PET duy trì đánh giá cấp độ đe dọa tổng thể ở mức 4, mức cao thứ hai trong thang đo từ 1-5, song cảnh báo nguy cơ đang gia tăng. (AFP)

*Australia xuất khẩu xe bọc thép sang Đức: Thông cáo báo chí từ Văn phòng Thủ tướng Australia cho biết Chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã ký kết thỏa thuận xuất khẩu quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Australia nhằm cung cấp xe bọc thép do nước này sản xuất cho Đức.

Thủ tướng Albanese nhận định đây là một cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Australia: mang lại hơn 1 tỷ AUD (662 triệu USD) cho nền kinh tế Australia. Bên cạnh đó, đây là minh chứng cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Australia đi đầu trong việc cung cấp năng lực phòng thủ hàng đầu thế giới cho đối tác an ninh đáng tin cậy là Đức.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles bày tỏ vui mừng trước việc Australia và Đức ký thỏa thuận xuất khẩu quốc phòng lớn nhất trong lịch sử quốc gia châu Đại Dương này. (Reuters)

Trung Đông – Châu Phi

*Nga tập trận phòng không trên Biển Arab: Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ngày 21/3 thông báo các tàu chiến nước này, trong đó có tàu tuần dương tên lửa Varyag và khinh hạm Marshal Shaposhnikov, đã tiến hành diễn tập phòng không trên Biển Arab.

Theo kịch bản tập trận, lực lượng phòng không của khinh hạm Nguyên soái Shaposhnikov phát hiện một mục tiêu trên không xác định đó là máy bay địch. Việc theo dõi máy bay ‘địch’ cho thấy ‘địch’ sử dụng hệ thống dẫn đường nhằm thực hiện một cuộc không kích. Lực lượng phòng không ngay lập tức phản ứng khi mục tiêu trên không tiếp cận khu vực tự vệ đã tiêu diệt máy bay bằng hệ thống phòng không".

Hiện tại, các tàu chiến Nga vẫn tiếp tục hành trình biển dài ngày theo đúng kế hoạch. (TASS)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Mỹ bác tin triển khai lính Mũ nồi Xanh ở đảo Kim Môn của Đài Loan: Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc John C. Aquilino ngày 20/3 bác bỏ tuyên bố rằng Mỹ đang triển khai lính Mũ nồi xanh (Đặc nhiệm Lục quân Mỹ) tới hòn đảo tiền tiêu Kim Môn của Đài Loan (Trung Quốc), song thừa nhận có kế hoạch hỗ trợ phát triển các đơn vị "phòng thủ" của hòn đảo này.

Theo thông tin gần đây, các cố vấn Mũ nồi xanh của quân đội Mỹ đã đóng quân tại các căn cứ ở Kim Môn và Bành Hồ, tiến hành các cuộc tập trận chung với các đơn vị lực lượng đặc biệt của Đài Loan. (Taiwan News)

*Mỹ đảm bảo về "cam kết vững chắc" dành cho Ukraine: Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Adrienne Watson trong một thông cáo cho biết Cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan đã có cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đảm bảo với ông về sự hỗ trợ của Washington trong chuyến thăm Kiev.

Theo thông cáo, ông Sullivan đảm bảo với lãnh đạo Ukraine về "cam kết vững chắc" của Mỹ đối với Ukraine. Ông cũng thảo luận về kết quả cuộc họp gần đây của Nhóm Liên hệ quốc phòng Ukraine tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức với ông Zelensky, người đứng đầu văn phòng của ông Andrey Yermak và các quan chức Ukraine khác.

Bên cạnh đó, ông Sullivan cũng nhấn mạnh sự cấp thiết của việc Hạ viện Mỹ phải thông qua dự luật bổ sung về an ninh quốc gia để cung cấp viện trợ cho Kiev và thảo luận về những nỗ lực đang diễn ra với các đồng minh và đối tác để hỗ trợ Ukraine. (TASS)

*Giám đốc CIA thăm Argentina: Ngày 21/3, báo chí Argentina đưa tin Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ (CIA) William J Burns đang thực hiện chuyến thăm Argentina, sau khi thăm Brazil.

Ông Burns đã có các buổi làm việc với Chánh văn phòng Nội các Argentina Nicolás Posse, Bộ trưởng An ninh Patricia Bullrich và Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Argentina (AFI) Silvestre Sívori.

Tháng 1 vừa qua, trong chuyến thăm Mỹ, ông Posse và ông Sívori đã nhóm họp với Giám đốc CIA Burns để thảo luận về lộ trình tăng cường hợp tác nhằm đối phó với “những mối đe dọa an ninh” của hai nước. (Reuters)

Đại sứ quán Nga tại Moldova bất ngờ bị tấn công

Đại sứ quán Nga tại Moldova bất ngờ bị tấn công

Hãng thông tấn TASS đưa tin, ngày 17/3, một người đàn ông đã ném hai quả bom xăng vào sân Đại sứ quán Nga tại ...

Tổng thống Ukraine kêu gọi lập lại trật tự quốc tế, Đức nói ông Putin đã 'tính toán sai' một điều

Tổng thống Ukraine kêu gọi lập lại trật tự quốc tế, Đức nói ông Putin đã 'tính toán sai' một điều

Ngày 20/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới làm cho trật tự quốc tế dựa trên luật ...

EU tính tiêu tiền của Nga để mua vũ khí cho Ukraine, một nước châu Âu phản đối

EU tính tiêu tiền của Nga để mua vũ khí cho Ukraine, một nước châu Âu phản đối

Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí về việc mua vũ khí cho Ukraine bằng các tài sản bị đóng băng của ...

Trung Quốc nỗ lực 'đổ thêm tiền', doanh nghiệp chất bán dẫn lại vào 'tầm ngắm' của Mỹ

Trung Quốc nỗ lực 'đổ thêm tiền', doanh nghiệp chất bán dẫn lại vào 'tầm ngắm' của Mỹ

Ngày 20/3, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc đưa vào danh ...

Ấn Độ-Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, Mỹ tuyên bố quan điểm

Ấn Độ-Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ, Mỹ tuyên bố quan điểm

Trung Quốc tuyên bố Arunachal Pradesh là một phần của miền Nam Tây Tạng. New Delhi bác bỏ tuyên bố này, nói rằng vùng lãnh ...

Đọc thêm

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước tăng đột biến, vàng thế giới bất ngờ điều chỉnh - chộp ngay lấy cơ hội mua vào?
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro và dự kiến sẽ ...
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi ...
XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động