Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Vy Anh
Điểm nghẽn tại một hành lang hàng hải có thể sẽ tác động tới tự do hàng hải toàn cầu, từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm soát tốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ 'bài học' ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông
Những thách thức về hàng hải tại Biển Đông là một chủ đề được các đại biểu tham dự Đối thoại Biển lần thứ 12 tích cực thảo luận. (Nguồn: TTXVN)

Gián đoạn hàng hải là thách thức toàn cầu

Phát biểu tại Đối thoại biển lần thứ 12 tại TP.HCM ngày 15/3 vừa qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng tình trạng hỗn loạn ở Biển Đỏ đã cho thấy các tuyến đường huyết mạch và điểm nghẽn hàng hải quan trọng có thể được sử dụng cho các mục tiêu địa chính trị. Đây cũng là một ví dụ về sự gián đoạn tại một hành lang hàng hải chính có thể gây ra hậu quả toàn cầu.

Dẫn số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy giá cước vận chuyển từ Việt Nam đến bờ Đông nước Mỹ tăng từ 2.600 USD/container thời điểm tháng 12/2023 lên 4.100 - 4.500 USD vào tháng 1-2024, tăng 58 - 73%, ông Nguyễn Minh Vũ cho rằng Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề dù ở xa Biển Đỏ.

"Rủi ro lớn đã dẫn đến phí bảo hiểm cao hơn và chi phí năng lượng cũng cao hơn. Các khó khăn về vận chuyển hàng hải đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam và gây ra đình trệ trong chuỗi cung ứng. Thật không may, Việt Nam đã là một trong những nước bị tác động từ các cuộc tấn công tại Biển Đỏ", ông nói.

Từ bài học của Biển Đỏ, trong khuôn khổ Đối thoại biển với chủ đề "Thúc đẩy kết nối trên biển - Tăng cường gắn kết toàn cầu" lần này, những vấn đề về kết nối trên Biển Đông cũng được đưa ra thảo luận sôi nổi.

Tại Đối thoại, ông Nguyễn Minh Vũ đã đề cập tới lo lắng trong khu vực về "hàng loạt sự kiện gây bất ổn và khiêu khích ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông".

Ông Nguyễn Minh Vũ cho rằng có những hoạt động trong vùng xám làm suy yếu luật pháp về biển. Đã có những thách thức đối với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), làm dấy lên mối lo ngại về trật tự pháp lý trên biển, tự do hàng hải và hàng không, cũng như về việc bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven biển.

“Các yêu sách hàng hải mơ hồ và quá đáng, bất kỳ sự coi thường trật tự pháp lý trên biển dựa trên UNCLOS 1982, cũng như bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt chính sách thực dụng và tùy tiện trên biển, đều là những nguyên nhân gây ra các lo ngại”, ông Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Cũng với những lo ngại đó, tại Đối thoại biển lần này, TS. Nguyễn Hùng Sơn (Phó giám đốc Học viện Ngoại giao) nhấn mạnh thêm các thách thức địa chính trị, và chính trị nội bộ các nước khi nhiều quốc gia lớn trải qua đợt bầu cử quan trọng, tạo ra nguy cơ thay đổi chính sách.

Ông Nguyễn Hùng Sơn cũng nhắc tới một số hành động có thể bị xem là "hành động vùng xám" với cơ sở pháp lý không rõ ràng, và từ đó gây ra bất ổn, tạo khó khăn cho các quốc gia trong việc hợp tác cùng phản ứng.

Từ 'bài học' ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông
Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh vào kết nối hàng hải. (Nguồn: TTXVN)

Kết nối hàng hải theo luật pháp quốc tế

Các đại biểu tại Đối thoại cho rằng thực tiễn nêu trên càng làm nổi bật nhu cầu tăng cường kết nối giữa các quốc gia, khi đó có thể là giải pháp phát huy tiềm năng kinh tế của khu vực. Hiện nay đã có nhiều nỗ lực và sáng kiến thúc đẩy kết nối biển, tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức khiến các nỗ lực này chưa được triển khai như mong đợi. Do đó, các đại biểu đều cho rằng cần phải sớm thúc đẩy chuyển đổi số trong thúc đẩy chuỗi cung ứng biển.

Tạp chí tài chính Australia (AFR) từng đánh giá chỉ riêng Biển Đông đã là nơi lưu thông của 27,9% thương mại hàng hóa khắp thế giới. AFR cũng cảnh báo nguy cơ hiệu ứng dây chuyền khi một trong các tuyến hàng hải trên thế giới tê liệt vì một lý do nào đó, nó có thể dẫn đến việc đóng cửa eo biển Malacca hoặc Biển Đông. Vấn đề là Biển Đông đang có sự tranh chấp của nhiều bên, do đó xung đột quân sự là rủi ro dễ hình dung nhất.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng mạng lưới hàng hải đóng vai trò là tuyến đường thương mại huyết mạch, chiếm 80% thương mại toàn cầu. Kết nối hàng hải tạo điều kiện cho trao đổi văn hóa, nghiên cứu khoa học và du lịch cũng như đóng vai trò quan trọng không chỉ trong ứng phó với các sự cố thảm họa và viện trợ nhân đạo mà còn đối với các tuyến cáp quang, vốn là xương sống của kết nối số toàn cầu. Mặt khác, kết nối hàng hải ngày nay cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi số hóa, tự động hóa và chuyển đổi năng lượng xanh.

Là quốc gia ven biển và cũng là quốc gia sử dụng biển, Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh vào kết nối hàng hải. Sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào an toàn, an ninh của các hành lang hàng hải.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ về an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, kết nối hàng hải không bị cản trở theo luật pháp quốc tế. Việc tôn trọng UNCLOS 1982 là nền tảng để bảo đảm hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển và là phương thức giải quyết các tranh chấp trên biển phù hợp nhất.

Trung Quốc đuổi tàu Philippines ra khỏi vùng bãi cạn Scarborough tranh chấp ở Biển Đông

Trung Quốc đuổi tàu Philippines ra khỏi vùng bãi cạn Scarborough tranh chấp ở Biển Đông

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc thường xuyên xua đuổi các tàu của Cục Thủy sản và Nguồn lợi thủy sản Philippines mà họ cho ...

Đại sứ Philippines tại Mỹ nói Biển Đông mới là 'điểm nóng thực sự'

Đại sứ Philippines tại Mỹ nói Biển Đông mới là 'điểm nóng thực sự'

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho rằng Biển Đông mới chính là “điểm nóng thực sự” ở khu vực chứ không phải ...

Tàu tuần duyên Mỹ lớp legend lần đầu cập cảng một thành viên ASEAN

Tàu tuần duyên Mỹ lớp legend lần đầu cập cảng một thành viên ASEAN

Tàu tuần duyên Bertholf (WMSL-750) của Mỹ lần đầu tiên cập cảng Port Klang trong khuôn khổ hoạt động trao đổi chuyên môn với Cơ ...

Trung Quốc 'nổi đóa' trước phát ngôn của Đại sứ Philippines tại Mỹ, nói 'coi thường những sự thật cơ bản'

Trung Quốc 'nổi đóa' trước phát ngôn của Đại sứ Philippines tại Mỹ, nói 'coi thường những sự thật cơ bản'

Ngày 3/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết Bắc Kinh lên án "mạnh mẽ" phát ngôn gần đây liên quan tới Trung ...

Việt Nam lên tiếng về căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây

Việt Nam lên tiếng về căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực Bãi Cỏ Mây

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động