Tin thế giới 21/4: Nga quyết ngăn Ukraine vào NATO; Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối một hành động của Thủ tướng Nhật Bản

Minh Quân
EU bổ nhiệm Đại sứ mới tại Ukraine, Mỹ từng khuyên Ukraine rút khỏi Bakhmut, khả năng ngừng bắn ở Sudan… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
1839-b-1b-over-the-pacific-ocean-0
Máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ sẽ lần đầu tham gia tập trận chung với Ấn Độ gần biên giới Trung-Ấn. (Nguồn: The Natinal Interest)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga sẽ không để Ukraine gia nhập NATO: Phát biểu ngày 21/4, Đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) tại Crimea Leonid Ivlev khẳng định: “Với Nga, việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là sự xuất hiện nguồn gốc nảy sinh mối nguy hiểm thường trực về quân sự. Nga không thể cho phép và sẽ không để điều đó xảy ra”.

Theo ông, phát ngôn của Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tái khẳng định sự tham gia của liên minh trong xung đột tại Ukraine. Quan chức Nga nói thêm: “NATO đang cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự, huấn luyện quân nhân cho Ukraine. Với tuyên bố này, ông Stoltenberg đang làm xung đột thêm leo thang”.

Cùng ngày, phát biểu trước thềm cuộc họp Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại căn cứ không quân Ramstein (Đức), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã một lần nữa nhấn mạnh các thành viên của liên minh này đều nhất trí rằng Ukraine cuối cùng sẽ trở thành một thành viên của NATO. Theo ông, sau khi xung đột kết thúc, Kiev cần có “khả năng răn đe để ngăn ngừa các cuộc tấn công mới”. Tuy nhiên, trọng tâm hiện nay là bảo đảm Kiev giành chiến thắng trước Moscow.

Tại cuộc họp trên, bộ trưởng quốc phòng và các quan chức cấp cao khác của hơn 50 quốc gia ủng hộ Ukraine sẽ thảo luận về tình trạng hiện tại của xung đột và việc cung cấp viện trợ quân sự bổ sung cho Kiev. (Reuters/Sputnik)

* Mỹ từng đề nghị Ukraine rút khỏi Bakhmut: Ngày 20/4, tờ Washington Post (Mỹ) trích dẫn tài liệu bị rò rỉ của tình báo Mỹ nêu rõ từ tháng 1/2023, Washington đã cảnh báo Kiev rằng các lực lượng của Ukraine sẽ không thể duy trì kiểm soát Bakhmut. Tình báo Mỹ tin rằng những bước tiến “vững chắc” của quân đội Nga trong khu vực này kể từ tháng 11 năm ngoái đã gây nguy hiểm cho khả năng của Ukraine trong duy trì kiểm soát Bakhmut. Tài liệu cũng cho rằng lực lượng Ukraine “có nguy cơ bị bao vây, trừ khi họ rút quân trong tháng tiếp theo”.

Tuy nhiên, Ukraine đã bỏ qua những cảnh báo này. Kiev tin rằng Bakhmut không chỉ có giá trị quân sự chiến lược mà còn quan trọng trong việc duy trì nhuệ khí quốc gia, đồng thời bác bỏ tuyên bố của Moscow về việc giành được bất kỳ lãnh thổ nào. Mỹ cũng được cho là đã khuyến khích Ukrainetập trung vào cuộc phản công mùa Xuân sắp tới. (RT/TASS)

* Báo Nga: Serbia giải thích nguồn cung vũ khí cho Ukraine: Ngày 20/4, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Serbia TV Prva, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết, Mỹ mua từ 1/4 đến 1/3 các sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Serbia và có thể số vũ khí này đã được đưa đến Ukraine. Ông cũng lý giải: “Chúng ta sản xuất đạn dược và chúng ta sẽ bán nó... số vũ khí đó hoàn toàn có thể được đưa tới Ukraine. Chúng ta biết vũ khí mình đã bán có thể được đưa tới đó nhưng chúng ta có sự lựa chọn nào khác không?”

Giữa tháng Tư vừa qua, truyền thông Mỹ dẫn các tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc cho biết Serbia đã gửi vũ khí tới Ukraine và sẵn sàng chuyển thêm. Tuy nhiên, trao đổi với Sputnik (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic gọi những thông tin này là bịa đặt.

Phát biểu một tuần trước, Tổng thống Vucic khẳng định Serbia đã và sẽ không cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Theo ông, Belgrade chỉ xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng cho những người dùng cuối được ủy quyền. Nhà lãnh đạo này cũng lưu ý rằng quân đội Serbia sẽ mua tất cả vũ khí và đạn dược nội địa trong ba năm tới “để không ai có thể nói với chúng tôi rằng vũ khí của chúng tôi sẽ đến (vùng xung đột)”. (Sputnik)

* Mỹ tiếp tục ủng hộ “mạnh mẽ và thực chất” cho Ukraine: Ngày 21/4, Phát biểu mở màn cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine gồm đại diện hơn 50 nước viện trợ cho Kiev tại căn cứ không quân Ramstein (Đức), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định: “Sự ủng hộ của chúng ta đối với các lực lượng tự do ở Ukraine vẫn luôn mạnh mẽ và thực chất”. Ông cho hay cuộc họp sẽ thảo luận về ba vấn đề chính: phòng không, đạn dược và các bên hỗ trợ, ngụ ý công tác hậu cần và các hỗ trợ khác cho phép các đơn vị quân đội hoạt động. Theo ông Austin, các thành viên của nhóm liên lạc đã cung cấp hơn 55 tỷ USD viện trợ an ninh cho Ukraine, trong số đó, hơn 35 tỷ USD đến từ Mỹ.

Trước thềm cuộc họp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hối thúc các đồng minh phương Tây cung cấp thêm máy bay chiến đấu và và tên lửa tầm xa. (AFP/Reuters)

* Canada tiếp tục viện trợ Ukraine, Colombia có thái độ trái ngược: Ngày 21/4, phát biểu tại căn cứ không quân Rammstein (Đức) về viện trợ cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand đã công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá 28,9 triệu USD dành cho Ukraine. Gói này sẽ bao gồm 40 súng bắn tỉa, đạn và khoản quyên góp cho quỹ viện trợ chung của NATO. Bà Anand nói: “Các khoản đóng góp và viện trợ mà Canada thông báo hôm nay sẽ giúp bảo đảm rằng Ukraine có thứ họ cần để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ”.

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên TASS (Nga) sau cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/4 tại Nhà Trắng về khả năng nước này gửi khí tài đặt mua của Nga tới xung đột, Tổng thống Colombia Gustavo Petro nêu rõ: “Lập trường của chính phủ đương nhiệm là số vũ khí đó sẽ không được sử dụng trong xung đột, ở Nga hay Ukraine.” Trước đó, chính phủ tiền nhiệm của ông Petro từng đặt mua vũ khí và trang thiết bị quân sự từ Nga, trong đó chủ yếu là máy bay trực thăng.

Hồi tháng Một, nhà lãnh đạo Colombia cho biết Washington đã thảo luận với Bogota về khả năng chuyển giao vũ khí do Nga và Liên Xô chế tạo cho Ukraine. Tuy nhiên, ông cho biết chính quyền nước này đã từ chối xem xét đề nghị này. (Reuters/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Sudan: RSF nhất trí về lệnh ngừng bắn mới, các nước nói gì?

Đông Nam Á

* Indonesia: PDI-P chỉ định ứng cử viên tổng thống năm 2024: Ngày 21/4, Đảng Đấu tranh dân chủ (PDI-P), đã tổ chức cuộc họp lần thứ 140. Tại đây, Chủ tịch Megawati Soekarnoputri đã chỉ định Thống đốc Trung Java Ganjar Pranowo làm ứng cử viên tổng thống nhiệm kỳ 2024-2029 của đảng này.

PDI-P là đảng lớn nhất và có uy tín trong liên minh cầm quyền. Chủ tịch hiện tại là bà Megawati, con gái nhà sáng lập Indonesia, cố Tổng thống Sukarno. Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo cũng là thành viên đảng này. PDI-P là đảng duy nhất trên chính trường Indonesia hiện nay đủ điều kiện tranh cử mà không cần liên minh với các đảng chính trị khác.

Các nhà quan sát đánh giá việc chỉ định ông Ganjar Pranowo làm ứng viên của PDI-P sẽ ảnh hưởng đến chính trường Indonesia thời gian tới. Chính trị gia này cũng nhận được sự đánh giá tích cực từ người dân qua các cuộc khảo sát gần đây.

Thời gian đăng ký ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống cho cuộc bầu cử, dự kiến diễn ra năm 2024, sẽ bắt đầu từ ngày 19/10 đến 25/11/2023. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Indonesia với 'ngoại giao thầm lặng', liệu có tốt cho ASEAN vào lúc này?

Nam Thái Bình Dương

* Thủ tướng Australia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2023: Ngày 21/4, Văn phòng Thủ tướng Australia cho biết ông Anthony Albanese sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tháng 7/2023 tại Vilnus, Lithuania, ít ngày sau khi Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins xác nhận tham dự hội nghị này.

Văn phòng của ông Albanese cho biết Autralia đã chia sẻ với các thành viên NATO “cam kết hỗ trợ dân chủ, hòa bình và an ninh và duy trì pháp quyền”. Tuyên bố khẳng định sự tham dự của nhà lãnh đạo này sẽ là “sự kiện quan trọng, cơ hội để củng cố thể hiện sự đoàn kết” trước xung đột Nga-Ukraine, cũng như sự ủng hộ của Australia với chương trình nghị sự kinh tế, khí hậu và thương mại.

Australia và New Zealand không phải là thành viên NATO, song có lịch sử quan hệ với phương Tây kéo dài nhiều thập kỷ. Hai nước này từng dự hội nghị thượng đỉnh năm 2022 ở Madrid (Tây Ban Nha) với tư cách đối tác NATO. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Công nương Đan Mạch chuẩn bị thăm chính thức quê nhà - đó là nước nào?

Nam Á

* Máy bay ném bom Mỹ lần đầu tham gia tập trận ở Ấn Độ: Ngày 21/4, các phương tiện truyền thông đưa tin hai máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh B-1B của Mỹ, hiện đang ở Bangalore, miền Nam Ấn Độ, sẽ tham gia cuộc tập trận chung giữa hai nước cách biên giới Trung-Ấn chưa đầy 700 km. Các máy bay sẽ tham gia giai đoạn không chiến của tập trận từ ngày 13-24/4 tại Căn cứ Không quân Kalaikunda, phía Đông bang Tây Bengal, giáp với Bangladesh và Bhutan. Đây sẽ là lần đầu tiên B-1B Lancer tham gia một cuộc tập trận ở Ấn Độ.

Giới quan sát nhận định sự kiện này sẽ nhấn mạnh mong muốn của Washington nhằm thúc đẩy New Delhi có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sự cân bằng với Trung Quốc. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Sau động thái của Nga, Mỹ điều 4 máy bay chiến lược B-52 có khả năng mang vũ khí hạt nhân tới Tây Ban Nha

Đông Bắc Á

* Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ lễ đến Đền Yasukuni: Ngày 21/4, phát biểu ngay sau khi ông Kishida Fumio gửi đồ lễ tới Đền Yasukuni, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã trao công hàm phản đối tới Nhật Bản liên quan vụ việc, đồng thời nhấn mạnh rằng Bắc Kinh kiên quyết phản đối động thái tiêu cực từ Tokyo.

Về phần mình, trong một tuyên bố cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo Suk đã “bày tỏ sự thất vọng và lấy làm tiếc về việc các nhà lãnh đạo có trách nhiệm của Nhật Bản một lần nữa đã gửi đồ lễ và tỏ lòng thành kính tại Đền Yasukuni, nơi tôn vinh cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản và thờ phụng những tội phạm chiến tranh”. Seoul “mạnh mẽ kêu gọi” Tokyo “đối mặt thẳng thắn với lịch sử” và thể hiện sự hối hận chân thành về quá khứ.

Trước đó cùng ngày, truyền thông Nhật Bản đưa tin ông Kishida đã gửi một cây “masakaki”, loại cây được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống, đến Đền Yasukuni nhân dịp lễ hội mùa Xuân dài 2 ngày.

Đền Yasukuni ở trung tâm Tokyo là nơi thờ 2,5 triệu người Nhật đã chết trong Thế chiến II, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh hạng A. Hàn Quốc và các nước láng giềng khác của Nhật Bản luôn coi Đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật thế kỷ XX và cho rằng việc các lãnh đạo, nghị sỹ và chính trị gia Nhật Bản đến viếng đền là nhằm “đánh bóng” lịch sử thời chiến của nước mình. (Reuters/Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Liên minh Mỹ-Nhật Bản 'kề vai sát cánh' đối phó với Trung Quốc và Triều Tiên, Bắc Kinh 'thản nhiên' nói một điều

Châu Âu

* Tổng thống Nga khẳng định xu hướng toàn cầu hướng tới đa cực: Ngày 21/4, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Phát triển Chính quyền địa phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: “Xu hướng toàn cầu ... hướng tới đa cực là điều không thể tránh khỏi và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những ai không hiểu điều này cũng như không đi theo xu hướng này sẽ trở thành bên thua cuộc. Đây là một thực tế rõ ràng". Ông cũng cho rằng những người cố gắng ngăn chặn điều này sẽ chỉ “đối mặt với thêm các rắc rối”. (Tân Hoa xã)

* EU bổ nhiệm Đại sứ mới tại Ukraine: Ngày 20/4, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã thông báo về bổ nhiệm 40 Trưởng phái đoàn và 1 Đại biện lâm thời của EU. Các trưởng đoàn sẽ chính thức được bổ nhiệm sau khi được nước sở tại chính thức chấp thuận.

Đáng chú ý, trong số này, bà Katarina Mathernová, hiện đang phụ trách các cuộc đàm phán mở rộng EU, sẽ trở thành đại sứ mới của khối tại Ukraine. Với cương vị hiện tại, bà Mathernová đã giải quyết và điều phối tốt các chính sách mở rộng và hợp tác láng giềng của EU, đồng thời có liên hệ chặt chẽ với Kiev. (TTXVN)

* Phó Thủ tướng Anh từ chức: Ngày 21/4, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp Vương quốc Anh Dominic Raab đã từ chức. Động thái trên diễn ra ít lâu sau một cuộc điều tra độc lập liên quan tới các khiếu nại chính thức về hành vi của quan chức này. Theo đó, ông Raab bị cáo buộc có hành vi bắt nạt khi giữ chức Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tư pháp nhiệm kỳ đầu tiên, từ tháng 7/2019 - 9/2022. (Reuters)

* Ba Lan, Romania có động thái mới về ngũ cốc Ukraine: Ngày 21/4, chính phủ Ba Lan đã cho phép trung chuyển ngũ cốc và các thực phẩm Ukraine qua biên giới nước này, qua đó dỡ bỏ một phần lệnh cấm kéo dài gần một tuần qua được áp đặt do sự phản đối của nông dân trong nước. Theo giới chức Ba Lan, việc trung chuyển hàng chục loại mặt hàng thực phẩm như đường, thịt, trái cây và rau củ, hiện được cho phép. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Ukraine vẫn không thể bán các sản phẩm nói trên tại thị trường Ba Lan.

Người đứng đầu Cơ quan Hải quan Ba Lan Bartosz Zbaraszczuk cho biết đến nay việc kiểm tra vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không có dấu hiệu tắc nghẽn tại các cửa khẩu do phải xếp hàng chờ đợi kiểm tra trước khi cho thông quan.

Cùng ngày, Bộ trưởng Nông nghiệp Romania Petre Daea thông báo nước này sẽ không đơn phương cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine. Theo ông, Romania sẽ chờ đợi Ủy ban châu Âu (EC) thực thi các biện pháp hỗ trợ người nông dân tại Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Mykola Solsky tại thủ đô Bucharest, Bộ trưởng Romania cũng cho biết hai bên sẽ tổ chức tham vấn định kỳ hằng tuần về lượng ngũ cốc dự kiến xuất khẩu của Ukraine, qua đó tìm cách hạn chế việc nhập khẩu vào Romania. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Ngũ cốc Ukraine: Ba Lan nới lệnh cấm, hàng hóa của Kiev vẫn không được bán tại Warsaw; Romania lên tiếng

Châu Mỹ

* Colombia ủng hộ dỡ bỏ trừng phạt Venezuela: Ngày 21/4, phát biểu sau cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng, Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết ông đã thảo luận về chiến lược giải quyết cuộc khủng hoảng ở Venezuela. Nhà lãnh đạo này nêu rõ: “Một chiến lược đã được đề xuất, trước tiên là tổ chức tổng tuyển cử và sau đó là dỡ bỏ biện pháp trừng phạt”.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cũng nhấn mạnh ông và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã đề cập đến hội nghị về Venezuela do Colombia tổ chức vào tuần tới với sự tham dự của Ngoại trưởng các nước châu Âu, Mỹ Latinh và Mỹ. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Colombia kêu gọi thay đổi tận gốc chính sách chống ma túy toàn cầu

Trung Đông-Châu Phi

* Sudan: RSF nhất trí ngừng bắn 72 giờ: Phát biểu ngày 21/4, Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự của Sudan cho biết họ nhất trí với lệnh ngừng bắn 72 giờ vì các lý do nhân đạo, có hiệu lực từ 6h (theo giờ địa phương) ngày 21/4. Trong một tuyên bố, RSF nêu rõ: “Thỏa thuận ngừng bắn cùng thời điểm diễn ra lễ Eid Al-Fitr... sau đó mở các hành lang nhân đạo để sơ tán công dân và cho họ cơ hội để đoàn tụ với gia đinh”. Hiện chưa có bình luận gì từ phía quân đội Sudan. (Reuters)

Sudan: Bất chấp lệnh ngừng bắn, tiếng súng và tiếng nổ vẫn vang lên

Sudan: Bất chấp lệnh ngừng bắn, tiếng súng và tiếng nổ vẫn vang lên

Ngay sau khi lệnh ngừng bắn trong 24 giờ giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự bắt ...

Tình hình Sudan: Thêm nước chuẩn bị sơ tán công dân, tín hiệu đình chiến xuất hiện?

Tình hình Sudan: Thêm nước chuẩn bị sơ tán công dân, tín hiệu đình chiến xuất hiện?

Ấn Độ và Mỹ đã tích cực chuẩn bị các phương án để di dời công dân khỏi Sudan, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng ...

Viện trợ Ukraine: Mỹ-Hàn phối hợp; liệu Tổng thống Zelensky có đạt được mục đích ở Mexico?

Viện trợ Ukraine: Mỹ-Hàn phối hợp; liệu Tổng thống Zelensky có đạt được mục đích ở Mexico?

Theo một số nguồn tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ phát biểu tại Hạ viện Mexico vào ngày 20/4, với mong muốn giành được ...

Tình hình Ukraine: Kiev gia nhập cơ chế mới của EU, Pháp-Mỹ nhất trí một điều về Trung Quốc

Tình hình Ukraine: Kiev gia nhập cơ chế mới của EU, Pháp-Mỹ nhất trí một điều về Trung Quốc

Ngày 20/4, thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập Cơ chế bảo vệ dân sự của EU đã được ký kết tại Hội nghị thượng ...

Vụ rò rỉ tài liệu mật: Ukraine ‘tính kế’ tấn công cơ sở quân sự Nga ở Syria, Trung Quốc sản xuất vũ khí mạng công nghệ cao vì điều gì?

Vụ rò rỉ tài liệu mật: Ukraine ‘tính kế’ tấn công cơ sở quân sự Nga ở Syria, Trung Quốc sản xuất vũ khí mạng công nghệ cao vì điều gì?

Ngày 20/4, tờ Washington Post (Mỹ) tiết lộ thêm thông tin từ tài liệu bí mật bị rò rỉ của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động