Nga tuyên bố sẽ không bao giờ lợi dụng các nguồn cung năng lượng của nước này như một công cụ để gây sức ép chính trị trên thế giới. (Nguồn: NATO) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga nói sáp nhập Crimea là hiển nhiên, không thờ ơ nếu Ukraine tấn công Donbass
nó không phải là trở ngại cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
cảnh báo nước ngoài không nên liên hệ vấn đề Crimea với việc giải quyết xung đột ở Donbass.
Khi được hỏi về việc liệu Nga có đứng ra bảo vệ người dân ở Donbass nếu Kiev phát động tấn công hay không, ông Kozak cho rằng, giới chức Ukraine không thể bình định được các lực lượng cực đoan trong nước và nếu Kiev tấn công Donbass, "sẽ có dấu hiệu của tội ác diệt chủng".
Trước đó, cùng ngày, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với RT, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng, một số chính trị gia Mỹ chỉ quan tâm tới việc lợi dụng Ukraine như một công cụ để thay đổi chính sách ngoại giao và kinh tế độc lập của Moscow.
Dòng chảy phương Bắc 2
Nga tuyên bố không lợi dụng năng lượng làm vũ khí chính trị
Ngày 21/7, Điện Kremlin tuyên bố, Nga sẽ không bao giờ lợi dụng các nguồn cung năng lượng của nước này như một công cụ để gây sức ép chính trị.
Trước đó, Mỹ và Đức đã cam kết hành động chống lại Nga nếu Moscow lợi dụng đường ống dẫn khí khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 để gây hại cho Ukraine hoặc các nước Đông Âu khác.
Thượng nghị sĩ Mỹ: Chiến thắng cho Nga, thảm họa cho Mỹ
Ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, Washington đã tạm dừng các lệnh trừng phạt với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 vì những lệnh này khó có thể ngăn hoàn thành dự án.
Phát biểu với báo giới, ông Price nêu rõ: "Mỹ coi đây là một dự án địa chính trị của Kremlin với ý định mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga với các nguồn tài nguyên châu Âu cũng như đánh lừa Ukraine. Đây là một thỏa thuận tồi với Ukraine và rộng lớn hơn với châu Âu".
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này gần đạt được thỏa thuận với Đức liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Belarus đang trở thành một Ukraine thứ hai, chưa định đóng cửa Đại sứ quán ở EU
Ngày 20/7, Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei tuyên bố, đất nước của ông đang trở thành mục tiêu bị biến thành "điểm nóng" còn đáng lo ngại hơn cả Ukraine.
Liên quan căng thẳng với các nước Liên minh châu Âu (EU), ông Makei cho biết, Belarus chưa có kế hoạch đóng cửa phái bộ của nước này tại các quốc gia EU song sẽ giám sát tình hình.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, Minsk cần nghiêm túc tái cân nhắc hoạt động của đại sứ quán ở các nước EU và không duy trì "một loạt các nhà ngoại giao" ở đó nếu những mối quan hệ này gây tổn hại tới Belarus. (Sputnik, TASS)
Tình hình ở Afghanistan cực kỳ đáng báo động
Ngày 21/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Nga lo ngại về những diễn biến ở Afghanistan.
Phát biểu với các phóng viên, ông Peskov nói: "Tình hình ở Afghanistan cực kỳ đáng báo động. Chúng tôi liên tục duy trì liên lạc với các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và với các quốc gia giáp biên giới Afghanistan".
Cùng ngày, hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo của quân đội Nga cho biết, Moscow sẽ tăng viện cho căn cứ quân sự ở Tajikistan thêm 17 phương tiện chiến đấu bộ binh, trong bối cảnh xung đột vẫn tiếp diễn tại quốc gia láng giềng Afghanistan. (Sputnik, Reuters)
Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Cyprus: Pháp, Mỹ, Anh đồng loạt phản đối Ankara
Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cùng chính quyền người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt đầu giai đoạn hai kế hoạch mở lại một phần thị trấn Varosha bị bỏ hoang để phục vụ khả năng tái định cư.
Anh, Pháp, Mỹ và EU đã đồng loạt lên tiếng phản đối động thái trên, vốn được coi là phạm vào lằn ranh đỏ của Cyprus.
Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã miêu tả động thái của chính quyền người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ là "bất hợp pháp và không thể chấp nhận được".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Israel Yair Lapid cũng cam kết ủng hộ Cyprus về vấn đề trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Lior Haiat nêu rõ, Israel đang theo dõi và quan ngại sâu sắc về các hành động và tuyên bố đơn phương gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ. (Reuters, AFP)
Nhật Bản-Trung Quốc: Tokyo phải "vật lộn" với Bắc Kinh mỗi ngày
Ngày 21/7, Đại sứ Nhật Bản tại Australia Shingo Yamagami cho rằng, quan hệ của nước này với Bắc Kinh không tốt hơn mối quan hệ căng thẳng Trung Quốc-Australia.
Mối quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc thường được đưa ra như một ví dụ cho Australia về cách nước này có thể duy trì quan hệ hữu ích với Bắc Kinh bất chấp những bất đồng.
Tuy nhiên Đại sứ, Yamagami nói rằng, ông đã gặp phải những nhận thức sai lầm phổ biến ở Australia về mối quan hệ của Nhà nước Nhật Bản với Trung Quốc kể từ khi ông đảm nhiệm chức vụ này vào tháng 12/2020.
Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Australia, ông Yamagami nói: "Tóm tắt lập luận đó là Nhật Bản đang làm tốt hơn nhiều so với Australia khi đối phó với nước láng giềng Trung Quốc. Câu trả lời đơn giản của tôi là: không thể nào. Tôi e rằng, mình không thể tán thành một lập luận như vậy. Bởi vì mỗi ngày Nhật Bản đang phải vật lộn với Trung Quốc". (AP)
Mỹ-Triều Tiên: Mỹ tiếp tục kêu gọi Triều Tiên nối lại đàm phán
Ngày 21/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman một lần nữa kêu gọi Triều Tiên quay lại bàn đàm phán, nhấn mạnh rằng, Washington kiên trì với triển vọng về một "tương lai tươi sáng hơn" cho Bình Nhưỡng.
Phát biểu trong cuộc họp báo, bà Sherman nói: "Mỹ đã thể hiện rõ ràng, chúng tôi sẵn sàng can dự với Triều Tiên. Họ biết điều đó. Chúng tôi hy vọng họ sẽ đáp lại một cách tích cực. Tuy nhiên như những người đồng nghiệp của tôi đã nói, chúng ta cần thể hiện một chút kiên nhẫn".
Phát biểu trên của bà Sherman được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon bác bỏ đề xuất đối thoại của Mỹ hồi tháng trước. (Yonhap)