Tin thế giới 22/11: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung gặp gỡ, Thổ Nhĩ Kỳ kiên định về Syria

Minh Vương
Anh chuyển giao tên lửa Brimstone-2 cho Ukraine, Malaysia vẫn chờ thủ tướng mới, Philippines yêu cầu Trung Quốc giải thích…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.22) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa trong buổi gặp gỡ bên lề ADMM+ ngày 22/11 tai Campuchia.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề ADMM+ ngày 22/11 tai Campuchia.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Tên lửa Nga gây thiệt hại lớn cho lưới điện Ukraine: Ngày 22/11, người đứng đầu cơ quan điều hành lưới điện quốc gia Ukraine (Ukrenergo) Volodymyr Kudrytskyi cho biết các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã gây thiệt hại “rất lớn” cho các cơ sở sản xuất điện của nước này.

Quan chức này cũng khẳng định Ukrenergo muốn giúp tạo điều kiện cho người dân Ukraine ở lại đất nước trong suốt mùa Đông, đồng thời miêu tả những lời kêu gọi sơ tán là “không phù hợp”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine liên tiếp nhận hỗ trợ từ phương Tây, hết tên lửa Anh đến hàng trăm nghìn Euro của Tây Ban Nha

Mỹ-Trung

* Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung gặp gỡ, bàn vấn đề Đài Loan và Triều Tiên: Ngày 22/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9 tại Campuchia.

Tại cuộc gặp, ông Austin đã kêu gọi Bắc Kinh dừng “các hành động gây bất ổn” đối với Đài Loan (Trung Quốc), nhấn mạnh rằng cần duy trì đường dây liên lạc giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về “động thái ngày càng nguy hiểm” của máy bay quân sự Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như những hành động khiêu khích gần đây từ phía Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi Trung Quốc thực thi đầy đủ các nghị quyết hiện có của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm kiềm chế các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Về phần mình, ông Ngụy nhấn mạnh Đài Loan (Trung Quốc) là trung tâm trong các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và là “lằn ranh đỏ” không được phép vượt qua. Ông yêu cầu Mỹ tôn trọng các lợi ích cốt lõi này, đồng thời áp dụng chính sách phù hợp và thực tiễn với Bắc Kinh, đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng. (Kyodo/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Trung Quốc gặp trực tiếp bên lề ADMM+ lần 9

Châu Âu

* Anh chuyển giao tên lửa Brimstone-2 cho Ukraine: Ngày 22/11, Telegraph (Anh) đưa tin nước này đã chuyển giao tên lửa có độ chính xác cao Brimstone-2 cho Ukraine, song không rõ số lượng.

Tên lửa Brimstone-2 được phiên chế cho Không quân Hoàng gia Anh năm 2016. Loại tên lửa này được dẫn đường bằng laser và có tầm phóng xa gấp đôi so với tên lửa Brimstone-1 không đối đất được London cung cấp 6 tháng trước cho Kiev. Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã cải tiến xe tải để sử dụng chúng làm bệ phóng Brimstone-1, thay vì phải phóng từ trên không như cơ chế ban đầu.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố London sẽ sớm hoàn tất việc chuyển giao khoảng 1.000 tên lửa phòng không cho chính quyền Kiev. Đồng thời, Anh cũng sẽ chuyển cho Ukraine thiết bị phóng và tên lửa có thể bắn hạ các mục tiêu trên không, bao gồm cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
'Gió đổi chiều', bế tắc tại sân nhà, các ông lớn châu Âu lại ưng thảm đỏ Trung Quốc

Đông Bắc Á

* Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, Australia thảo luận hợp tác an ninh: Ngày 22/11, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9 tại Siem Reap (Campuchia). Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong Sup đã hội đàm với người đồng cấp Australia Richard Marles.

Hai bên nhất trí thúc đẩy giao lưu nhân dân trong lĩnh vực quốc phòng, gia tăng tần suất và mức độ tập trận song phương và đa phương, cũng như mở rộng hợp tác công nghiệp vũ khí nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa quân đội hai nước.

Ngoài ra, về vấn đề Triều Tiên, hai bên nhất trí rằng nỗ lực tăng cường năng lực hạt nhân và tên lửa, cùng các động thái mới đây của Bình Nhưỡng đang đe dọa hòa binh, an ninh trên bán đảo Triều Tiên và thế giới. Hàn Quốc và Australia đã chỉ trích các hành động này, đồng thời khẳng định hợp tác, kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và quay trở lại đối thoại. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên, hé lộ một 'kế hoạch táo bạo'

Đông Nam Á

* Malaysia vẫn chờ thủ tướng mới: Chiều ngày 22/11, Quốc vương Malaysia Yang di-Pertuan Agong Al-Sultan Abdullah đã tiếp hai lãnh đạo liên minh có số ghế cao nhất trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 15 là ông Anwar Ibrahim của liên minh Hy vọng (PH) và ông Muhyiddin Yassin của liên minh Dân tộc (PN).

Tuy nhiên, sau hơn 90 phút lắng nghe hai chính trị gia này trình bày, Quốc vương Malaysia Yang di-Pertuan Agong Al-Sultan Abdullah vẫn chưa đưa ra quyết định về thủ tướng thứ 10 của Malaysia. Lãnh đạo PN, ông Muhyiddin, đã rời khỏi Hoàng cung sau khi tiếp kiến khoảng hơn 30 phút. Trong khi đó, ông Anwar tiếp tục ở lại. Trên Twitter cá nhân, ông Anwar cho biết Quốc vương đề nghị phải có sự đồng thuận và hợp tác của tất cả các đảng để thành lập chính phủ mới và chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Đáp lời những người ủng hộ ông Anwar bên ngoài Hoàng cung, Quốc vương đã liên tục kêu gọi người dân bình tĩnh và kiên nhẫn chờ, vì lợi ích của quốc gia. (TTXVN)

* Philippines: Trung Quốc cần giải thích về vụ thu giữ mảnh vỡ tên lửa ở Biển Đông: Ngày 22/11, phát biểu về vụ việc vừa qua trên Biển Đông, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos nhấn mạnh: “Báo cáo của hải quân Philippines và báo cáo từ Trung Quốc không khớp nhau. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng hải quân của chúng tôi”. Ông cho biết Manila sẽ gửi công hàm tới Bắc Kinh chất vấn “vì sao báo cáo của họ lại khác như vậy và mang tính nhẹ nhàng hơn nhiều”.

Trước đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vừa kết thúc chuyến thăm Philippines kéo dài 2 ngày, với điểm nhấn khi tới đảo Palawan giáp Biển Đông. Bà Harris khẳng định Mỹ sẽ “sát cánh với Philippines nhằm đối phó với hành động đe dọa và cưỡng ép ở Biển Đông”. Về phần mình, ông Ferdinand Marcos tuyên bố không để Bắc Kinh “chà đạp” lên quyền hảng hải của Manila. Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo Philippines, chuyến thăm Trung Quốc tháng 1/2023 của ông có thể là cơ hội để tìm ra cơ chế tránh các sự cố tương tự trong tương lai. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Phó Tổng thống Mỹ công bố tài trợ 'khủng' trong chuyến thăm ‘lịch sử’ đảo Philippines

Trung Đông-châu Phi

* Thổ Nhĩ Kỳ quan ngại hành động của Mỹ, nói Nga ‘thất hứa’ tại Syria: Phát biểu trên máy bay từ Qatar về nước về sự hiện diện của Nga tại Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định: “Chúng tôi cũng có thỏa thuận với phía Nga tại Sochi vào năm 2019. Họ chịu trách nhiệm thanh lọc khu vực khỏi những kẻ khủng bố. Đáng tiếc mặc dù chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở họ về điều này nhưng trước đây họ không làm và nay cũng không làm việc này”. Ankara “sẽ thực hiện các bước đi chống lại những kẻ khủng bố ở đó”. Ông khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “làm mọi thứ cần thiết theo kế hoạch, ở trên bộ cũng như trên không”.

Cùng ngày, Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn lời ông Erdogan bày tỏ quan ngại về việc đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhất là Mỹ, tiếp tục viện trợ đạn dược cho các lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria những năm gần đây. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý: “Chính sách từ thời Tổng thống Barack Obama đã được tiếp tục dưới thời ông Donald Trump và không thay đổi dưới thời ông Joe Biden”. Ankara cũng đã thông báo cho Washington quan ngại về vấn đề Syria.

Nhà lãnh đạo này khẳng định: “Cá nhân tôi đã nêu ra vấn đề trên trong những cuộc trò chuyện với Tổng thống Mỹ. Nếu chúng ta là đồng minh và đối tác trong NATO, chúng ta cần nhận thức được rằng sự hỗ trợ mà người Mỹ đang dành cho những kẻ khủng bố ở Syria có thể đe dọa biên giới phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Trước đó, ngày 20/11, Ankara đã triển khai một đợt không kích cánh quân Syria của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở miền bắc Syria, đồng thời tấn công thành phố Kobani ở miền Bắc Iraq. (Sputnik)

* Nga, Mỹ và Đức kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế ở Syria: Ngày 22/11, Đại sứ Nga tại Syria Alexander Lavrentyev cho biết Moscow kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế dùng không quân “quá mức” ở Syria, đồng thời cần đưa ra giải pháp hòa bình cho vấn đề người Kurd. Bên cạnh đó, Moscow cũng sẽ phối hợp cùng các đối tác để góp phần tìm giải pháp cho xung đột này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông cáo hối thúc giảm leo thang căng thẳng ở Syria trong ngày 21/11. Trong đó, Washington bày tỏ sự phản đối đối với “các hành động quân sự không phối hợp nào ở Iraq, vi phạm chủ quyền Iraq”.

Cùng ngày 21/11, Berlin yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hành động phù hợp với luật pháp quốc tế, sau khi Ankara không kích các căn cứ của lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria và miền Bắc Iraq. Đồng thời Đức kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả các bên liên quan không làm leo thang căng thẳng, tránh gây thương vong cho dân thường. (AFP/Reuters)

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm khí đốt với châu Âu, Ankara có phải là nơi lý tưởng?

Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm khí đốt với châu Âu, Ankara có phải là nơi lý tưởng?

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng tối đa vị trí địa lý để trở thành một trung tâm năng lượng giữa Nga - ...

'Đánh mắt' sang Trung Quốc, Ấn Độ 'ngọt ngào' tiến vào Sri Lanka

'Đánh mắt' sang Trung Quốc, Ấn Độ 'ngọt ngào' tiến vào Sri Lanka

Ấn Độ tăng cường sự hiện diện chiến lược ở Sri Lanka nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Nga cảnh báo Ukraine đang 'đùa với lửa'; Lithuania từ chối cung cấp một loại vũ khí cho Kiev

Nga cảnh báo Ukraine đang 'đùa với lửa'; Lithuania từ chối cung cấp một loại vũ khí cho Kiev

Nga cho rằng tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã trở nên cấp bách sau đợt bắn phá của Kiev. Ở một ...

Xung đột ở Ukraine: Truyền thông Nga hoài nghi về NATO, Kiev thiệt hại nặng ở Bakhmut?

Xung đột ở Ukraine: Truyền thông Nga hoài nghi về NATO, Kiev thiệt hại nặng ở Bakhmut?

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một đạo luật mới công nhận các công dân tình nguyện tham gia chiến dịch của nước này ở ...

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc: Căng thẳng đã hạ nhiệt, khoảng cách đã được xích gần, điều phải lăn tăn là gì?

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc: Căng thẳng đã hạ nhiệt, khoảng cách đã được xích gần, điều phải lăn tăn là gì?

Với một mối quan hệ đặc biệt như Mỹ-Trung Quốc, một cuộc gặp thượng đỉnh vài giờ bên lề một hội nghị đa phương có ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

Nhiều cựu chiến binh ngoài 90 tuổi từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 để tưởng nhớ đồng đội ...
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động