Tin thế giới 22/7: Tổng thống Biden rút tranh cử, NATO đặt 500.000 binh sĩ trong tình trạng báo động, Hải quân Nga, Iran tập trận trên Biển Caspi

Nhất Phong
Ngoại trưởng Ukraine thăm Trung Quốc, Nhật Bản mở rộng thềm lục địa về phía Đông, Nga bắn hạ nhiều UAV của Ukraine, Philippines khẳng định "không nhượng bộ" ở Biển Đông, Thủ tướng Israel Netanyahu thăm Mỹ…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 22/7: Tổng thống Biden rút tranh cử, Nhật Bản mở rộng thềm lục địa về phía Đông, Hải quân Nga, Iran tập trận trên Biển Caspi
Tổng thống Joe Biden rút khỏi cuộc đua, giới thiệu Phó tổng thống Kamala Harris làm ứng viên. (Nguồn: New York Times)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

*Tổng thống Ukraine mở rộng khả năng đàm phán với Nga: Trả lời phỏng vấn đài BBC, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/7 tuyên bố sẽ cho phép đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, bất chấp sắc lệnh cấm những cuộc đàm phán như vậy đang có hiệu lực ở Ukraine.

Ông Zelensky bày tỏ: “Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới lần thứ hai, nếu kế hoạch đã hoàn toàn sẵn sàng, nếu Nga sẵn sàng lên tiếng về kế hoạch này, thì chúng tôi sẽ sẵn sàng đàm phán với các đối tác đại diện của Nga. Đại diện của Nga có thể là ông Putin, hoặc sẽ không phải là ông Putin”.

Trước đó, ngày 15/7, Tổng thống Zelensky cho rằng đại diện Nga nên tham gia hội nghị lần thứ hai để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. (AFP)

Tin liên quan
Ukraine tung Chiến lược an ninh hàng hải mới, hé lộ một hành động của Nga ở Biển Đen Ukraine tung Chiến lược an ninh hàng hải mới, hé lộ một hành động của Nga ở Biển Đen

*Nga bắn hạ hàng chục UAV của Ukraine: Ngày 22/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hệ thống phòng không nước này đã phá hủy 75 thiết bị bay không người lái (UAV) do Ukraine phóng trong đêm, trong đó có 8 chiếc gần thị trấn Tuapse ở Biển Đen, khu vực có nhà máy lọc dầu thuộc Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga.

Trên ứng dụng Telegram, Bộ này cho biết, có 47 UAV đã bị bắn rơi trong vùng Rostov ở phía Tây Nam nước Nga, 17 chiếc ở vùng Biển Đen và biển Azov, 8 chiếc trong vùng Krasnodar, nơi có thị trấn Tuapse, và một chiếc ở mỗi vùng Belgorod, Voronezh và Smolensk.

Sergei Boiko, người đứng đầu thị trấn Tuapse ở vùng Krasnodar, cho biết cơ sở hạ tầng và các tòa nhà dân cư không bị hư hại. Nhà máy lọc dầu Tuapse đã trở thành mục tiêu của một số cuộc không kích của Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. (Reuters)

Châu Á – Thái Bình Dương

*Nhật Bản mở rộng thềm lục địa về phía Đông: Nhật Bản tuyên bố mở rộng thềm lục địa của nước này đến phần phía Đông của các đảo cách Tokyo khoảng 1.000 km về phía Nam, cho phép nước này này bắt đầu nghiên cứu khai thác tài nguyên thiên nhiên như kim loại hiếm từ khu vực này.

Theo hãng tin Kyodo, hoạt động mở rộng nói trên có hiệu lực theo lệnh sửa đổi của Nội các Nhật Bản, trong đó chỉ định một phần đáng kể tại khu vực cao nguyên Ogasawara thuộc quần đảo Ogasawara là một phần thềm lục địa của nước này. Bộ trưởng Chính sách đại dương của Nhật Bản Yoshifumi Matsumura cho biết thềm lục địa mở rộng chiếm khoảng một nửa diện tích đảo Honshu của Nhật Bản.

Động thái mở rộng thềm lục địa này của Nhật Bản đã vấp phải sự phản đối từ Trung Quốc. (Kyodo)

*Philippines khẳng định "không nhượng bộ" về vấn đề Biển Đông: Ngày 22/7, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho biết Manila "không thể nhượng bộ" và "không thể dao động" về lập trường của nước này ở Biển Đông, nhưng sẽ tìm cách giảm căng thẳng ở vùng biển tranh chấp.

Trong Thông điệp quốc gia, ông Marcos cũng cho biết “các kênh và cơ chế ngoại giao phù hợp theo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ vẫn là phương tiện duy nhất được chấp nhận để giải quyết tranh chấp".

Trước đó trong cùng ngày, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) tuyên bố sẽ tiếp tục khẳng định các quyền của nước này ở Biển Đông sau khi đạt được "thỏa thuận tạm thời" với Trung Quốc về việc tiến hành các nhiệm vụ tiếp tế cho tàu neo đậu ở Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) đang tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận đạt "thỏa thuận tạm thời" với việc hai bên nhất trí cùng giải quyết những khác biệt trên biển và giảm leo thang tình hình. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Sau một loạt đối đầu leo thang, Philippines và Trung Quốc đạt thỏa thuận về sứ mệnh tiếp tế ở Biển Đông

*Ngoại trưởng Ukraine thăm Trung Quốc: Ngày 22/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 23-26/7. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh thông báo ông Kuleba thăm Trung Quốc theo lời mời của Ngoại trưởng nước chủ nhà Vương Nghị.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ: "Chủ đề thảo luận chính sẽ là tìm cách ngăn chặn Nga và vai trò có thể có của Trung Quốc trong việc đạt được một nền hòa bình bền vững và công bằng". (THX)

Châu Âu

*NATO đặt hơn 500.000 binh sĩ trong tình trạng báo động cao: Người phát ngôn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Farah Dakhlallah cho biết liên minh này hiện đặt hơn 500.000 quân nhân trong tình trạng báo động cao.

Phát biểu với hãng tin CNN ngày 21/7, ông Dakhlallah cho hay: "Kể từ năm 2014, NATO đã trải qua quá trình chuyển đổi quan trọng nhất trong hệ thống phòng thủ tập thể của chúng ta trong một thế hệ.

Trước đó, các nhà lãnh đạo NATO đã xác nhận trong tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Washington được công bố hôm 17/7 rằng Ukraine đang trên "con đường không thể đảo ngược" để gia nhập NATO.

Tuyên bố chung nêu rõ những nỗ lực của liên minh nhằm cô lập Nga, tăng cường an ninh ở sườn phía Đông và tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine. (Sputniknews)

*Czech tăng tốc cung cấp đạn dược cho Ukraine: Ngoại trưởng Cộng hòa Czech Jan Lipavsky cho biết sáng kiến do Czech dẫn đầu để mua đạn dược từ khắp nơi trên thế giới cho Ukraine sẽ cung cấp 100.000 viên đạn cho Kiev trong tháng 7 và tháng 8 năm nay.

Phát biểu với các phóng viên tại Brussels, ông Lipavsky nói: "Trong tháng 7 và tháng 8, chúng tôi sẽ gửi tổng cộng khoảng 100.000 viên đạn nữa. Từ tháng 9, việc cung cấp các lô hàng này sẽ được đẩy nhanh". (Reuters)

Trung Đông-châu Phi

*Israel cử phái đoàn đàm phán về thỏa thuận con tin với Hamas: Văn phòng Thủ tướng Israel xác nhận Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã ra lệnh cử phái đoàn tham gia đàm phán về thỏa thuận con tin với Hamas vào ngày 25/7 tới.

Theo tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Israel, ông Netayahu đã tổ chức cuộc họp với đoàn đàm phán và các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng nước này trong ngày 21/7. Tuy nhiên, tuyên bố không đề cập cụ thể về điểm đến của phái đoàn đàm phán nước Israel, cũng như không nêu rõ quan điểm của phía Israel.

Đến nay, mọi nỗ lực hòa giải để đạt được thỏa thuận ngừng bắn do Qatar và Ai Cập dẫn đầu, cùng với sự hậu thuẫn từ Mỹ, vẫn chưa đạt được bất kỳ tiến bộ nào. Trong khi đó, cả Israel và Hamas đều đổ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc trong cuộc xung đột Gaza đã kéo dài hơn 9 tháng qua. (Al Jazeera)

*Liên quân Mỹ-Anh không kích 2 cảng do Houthi nắm giữ ở Yemen: Kênh truyền hình al-Masirah do Houthi điều hành đưa tin các máy bay chiến đấu của liên minh hải quân Mỹ - Anh đã tiến hành 6 đợt không kích vào 2 cảng nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng này ở miền Tây Yemen trong ngày 21/7.

Houthi, lực lượng kiểm soát phần lớn miền Bắc Yemen, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa vào các tàu thương mại có liên hệ với Israel ở Biển Đỏ và Vịnh Aden kể từ tháng 11 năm ngoái.

Trong khi đó, liên minh hải quân Mỹ - Anh, đóng quân ở vùng biển này kể từ tháng 1/2024, đã tiến hành những đợt không kích và tấn công bằng tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Houthi để trả đũa. (Arab News)

*Thổ Nhĩ Kỳ bác cáo buộc của Israel về trang bị vũ khí cho Hamas: Thổ Nhĩ Kỳ ngày 21/7 đã chỉ trích tuyên bố của Israel cho rằng Ankara đang trang bị vũ khí và tài trợ cho phong trào Hamas của Palestine, khẳng định đây là những lời “dối trá”, đồng thời cáo buộc Tel Aviv đang cố gắng hướng sự chú ý của dư luận ra khỏi cuộc xung đột ở Dải Gaza.

Phản ứng của Ankara diễn ra sau khi Ngoại trưởng Israel - ông Israel Katz - buộc tội Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan “cung cấp vũ khí và tiền bạc cho Hamas”. Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích gay gắt cuộc chiến của Israel ở Gaza, cáo buộc Thủ tướng Benjamin Netanyahu tìm cách “gieo rắc chiến tranh” trên khắp Trung Đông. Cũng theo Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ tiếp tục bảo vệ quyền của người dân Palestine được sống trong công lý và hòa bình. (Al Jazeera)

*Hải quân Nga, Iran tập trận trên Biển Caspi: Phát ngôn viên của cuộc tập trận, Đại tá Abbas Hassani ngày 22/7 cho biết cuộc diễn tập an ninh trên biển với sự tham gia của các tàu chiến Iran và một tàu hải quân Nga đã bắt đầu ở vùng lãnh hải của Iran trên Biển Caspi.

Hãng tin Tasnim dẫn lời ông Hassani cho biết: "Cuộc diễn tập sẽ có sự tham gia của cả tàu hải quân và máy bay hải quân, bao gồm các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Darafsh, Separ và Paykan, 2 máy bay trực thăng AB-212, tàu Shahid Basir của Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), lực lượng vũ trang tinh nhuệ của Iran". Đại diện của các quốc gia ven biển Caspi có mặt tại cuộc tập trận hải quân với tư cách là quan sát viên.

Hãng thông tấn Fars của Iran ngày 21/7 đưa tin rằng tàu kéo SB-45 của Nga đã đi vào lãnh hải của Iran trên Biển Caspi để tham gia cuộc tập trận cứu hộ và an ninh trên biển. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tấn công bằng UAV tầm xa cỡ lớn nhằm vào Tel Aviv, Houthi nhận trách nhiệm

*Ngoại trưởng Belarus có chuyến thăm đáng chú ý tới Triều Tiên: Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 22/7 đưa tin Ngoại trưởng Belarus, ông Maxim Vladimirovich Ruzenkov sẽ thăm Triều Tiên từ ngày 23-26/7 trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow ngày càng sâu sắc.

Belarus đã và đang ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và được coi là một trong những đồng minh thân thiết của Nga. Với chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Ruzenkov, hai nước dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác giữa hai bên và ba bên trong đó có Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Im Chon-il và người đồng cấp Belarus Evgeny Shestakov đã hội đàm tại Bình Nhưỡng nhằm tăng cường trao đổi cấp cao. (Yonhap)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Tổng thống Biden rút lui khỏi chiến dịch tranh cử, giới thiệu người thay thế: Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/7 tuyên bố rút lui khỏi chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2024 và ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông lãnh trọng trách đối đầu với ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa.

Trên mạng xã hội X, Tổng thống Biden viết: “Hôm nay tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và tán thành hoàn toàn của mình để bà Kamala Harris trở thành ứng cử viên của đảng chúng tôi năm nay”.

Theo giới quan sát, quyết định trên là kết thúc đầy bất ngờ đối với sự nghiệp chính trị kéo dài 50 năm qua của ông chủ thứ 46 tại Nhà Trắng, chứng tỏ ông đã phải lùi bước trước sức ép từ nội bộ đảng Dân chủ sau màn tranh luận hôm 27/6 vừa qua với đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hòa. (Reuters)

*Tình báo Canada có nữ lãnh đạo đầu tiên: Báo chí địa phương ngày 21/7 đưa tin bà Vanessa Lloyd đã được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc của Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS). Quyết định bổ nhiệm này đã đưa bà Lloyd trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo CSIS.

Bà Lloyd gia nhập Cơ quan tình báo an ninh Canada từ năm 1998. Bộ trưởng An ninh công cộng Canada Dominic LeBlanc nhận xét bà Lloyd đã đưa ra những cam kết ấn tượng về việc bảo vệ đất nước, người dân và lợi ích của Canada trong 26 năm làm việc tại CSIS. Ông LeBlanc cho rằng dựa trên kinh nghiệm dày dặn cũng như sự phối hợp tốt của Giám đốc mãn nhiệm David Vigneault, bà Lloyd sẽ có đủ khả năng để chèo lái CSIS trong nhiệm kỳ của mình. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Ông Biden rút khỏi 'đường đua' bầu cử Mỹ, thị trường không thích điều này?

*Hơn 3.000 người di cư áp sát biên giới Mỹ: Ngày 21/7, đoàn di cư gồm hơn 3.000 người xuất phát từ các quốc gia Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi đã rời thành phố Ciudad Hidalgo, bang miền Nam Chiapas, giáp biên giới với Guatemala để tìm đường đến Mỹ.

Theo các nhà hoạt động, đây là đoàn người di cư lớn nhất trong những tháng gần đây với thành phần đoàn chủ yếu gồm các gia đình có trẻ em.

Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP), khoảng 324.000 công dân Honduras, Guatemala và El Salvador đã đến biên giới phía Nam của Mỹ trong năm 2023. Nạn di cư ở Mexico đã tăng đáng kể kể từ năm 2018, khi hàng nghìn người, chủ yếu từ khu vực Trung Mỹ, bắt đầu tiến đến các thành phố biên giới, cố gắng vượt biên để vào Mỹ. (AP)

*Thủ tướng Israel Netanyahu thăm Mỹ: Ngày 22/7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lên đường thăm Mỹ, trong bối cảnh ông đang chịu sức ép chấm dứt chiến tranh ở Gaza từ những người Israel muốn đưa con tin về nước và từ chính quyền Mỹ đang ngày càng tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống.

Chuyến thăm đầu tiên của ông Netanyahu tới đồng minh quốc tế quan trọng nhất của ông kể từ khi trở lại nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ 6 vào cuối năm 2022, đã bị lu mờ bởi quyết định không tái tranh cử của Tổng thống Joe Biden.

Theo dự kiến, ông Netanyahu sẽ gặp ông Biden vào ngày 23/7 nếu Tổng thống Mỹ kịp bình phục sau khi mắc Covid-19 và có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào ngày 24/7. (Al Jazeera)

Vụ ám sát ông Trump: Cả hai ứng viên tổng thống cùng chung tiếng nói, chiến dịch tranh cử của ông Biden có hành động bất ngờ

Vụ ám sát ông Trump: Cả hai ứng viên tổng thống cùng chung tiếng nói, chiến dịch tranh cử của ông Biden có hành động bất ngờ

Ngày 14/7, cả hai ứng cử viên của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới đều ra lời kêu gọi đoàn kết tới toàn ...

Nga, Trung Quốc sử dụng tàu gì trong tập trận chung trên biển?

Nga, Trung Quốc sử dụng tàu gì trong tập trận chung trên biển?

Một đội tàu chung của Nga và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận mang tên “Hợp tác hàng hải 2024” diễn ra từ ngày ...

Vừa nhậm chức, tân Thủ tướng Anh 'hứa' với Mỹ sẽ ủng hộ vững chắc Ukraine

Vừa nhậm chức, tân Thủ tướng Anh 'hứa' với Mỹ sẽ ủng hộ vững chắc Ukraine

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây, trong đó ông Starmer đã đảm ...

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump 'thách đấu' Tổng thống Biden cùng làm bài kiểm tra

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump 'thách đấu' Tổng thống Biden cùng làm bài kiểm tra

Cựu Tổng thống Mỹ, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã mời Tổng thống đương nhiệm Joe Biden, đối thủ ...

Mỹ cử cố vấn quân sự đến nước đồng minh của Nga, Moscow cảnh báo một sự việc 'đáng báo động'

Mỹ cử cố vấn quân sự đến nước đồng minh của Nga, Moscow cảnh báo một sự việc 'đáng báo động'

Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya xác nhận, nước này sẽ cử một cố vấn thường trực đến Bộ Quốc phòng Armenia.

Xem nhiều

Đọc thêm

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Ngày 7/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo kế hoạch chuẩn bị giải tán Quốc hội và dọn đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp và Israel đã vướng vào một sự cố ngoại giao, khi quốc gia Trung Đông tạm giữ 2 nhân viên mang thị thực ngoại giao của Paris.
Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Thứ trưởng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ ...
Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.
Sporting Lisbon giảm giá bán Viktor Gyokeres cho MU vào Hè 2025?

Sporting Lisbon giảm giá bán Viktor Gyokeres cho MU vào Hè 2025?

Sporting Lisbon sẵn sàng bán tiền đạo Viktor Gyokeres với mức giá rẻ hơn ban đầu ở kỳ chuyển nhượng mùa Hè năm 2025.
Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã đến Trung Đông, sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm lực lượng đến khu vực này để cảnh báo Iran.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động