Biên giới của Ai Cập và Dải Gaza ở thành phố Rafah. (Nguồn: AFP) |
Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Isarel, trong cuộc đàm phán ở Qatar, các bên đã thảo luận về các điều khoản trong đề xuất ngừng bắn do Mỹ đề xuất, liên quan trao trả con tin và cách triển khai các nội dung chính, đồng thời đảm bảo mọi mục tiêu của cuộc chiến.
Tin liên quan |
Xung đột ở Dải Gaza: Nối lại vòng đàm phán ngừng bắn, Israel vẫn chưa ngừng không kích |
Hãng tin AFP cho hay, phát biểu sau khi đoàn đàm phán do Giám đốc cơ quan tình báo Mossad David Barnea dẫn đầu trở về từ Qatar, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố, nước này kiên quyết bảo vệ 4 "nguyên tắc sắt đá", với điều kiện tiên quyết là Tel Aviv được phép tiếp tục chiến đấu cho đến khi loại bỏ được Hamas và đưa tất cả con tin về nhà.
Các nguyên tắc khác bao gồm ngăn chặn vũ khí tiếp cận Hamas từ Ai Cập thông qua việc kiểm soát hành lang Philadelphi và cửa khẩu Rafah, không cho phép các chiến binh tập hợp lại ở phía Bắc Gaza và đảm bảo số lượng "tối đa" con tin được giải thoát .
Đây là lần đầu tiên Israel kiên quyết đòi quyền kiểm soát phần lãnh thổ của Palestine dọc biên giới Ai Cập, còn được gọi là hành lang Philadelphi. Tuy nhiên, ông Netanyahu không nói rõ liệu biện pháp này có hiệu lực vĩnh viễn hay không.
Điều kiện ông Netanyahu đưa ra mâu thuẫn với quan điểm của Hamas là Israel phải rút quân hoàn toàn khỏi toàn bộ lãnh thổ Gaza sau khi ngừng bắn.
Liên quan cuộc thảm sát ngày 7/10/2023 tại Israel, khơi mào xung đột ở Dải Gaza, cùng ngày, quân đội Israel đã lần tiên công bố kết quả của cuộc điều tra về những sai sót an ninh của chính họ trong cuộc tấn công đẫm máu của Hamas khiến khoảng 1.200 người tử vong.
Báo cáo thừa nhận lực lượng này không thể bảo vệ người dân Israel ở ngôi làng Be'eri giáp Gaza, một trong những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong vụ tấn công của Hamas, ngôi làng Be'eri có hơn 100 người thiệt mạng và 32 người bị bắt làm con tin.
Cuộc điều tra đã xem xét hàng loạt sự kiện trong ngày xảy ra vụ tấn công, bao gồm việc giao tranh và hoạt động của lực lượng an ninh. Một số chi tiết đã được hãng tin Reuters và các phương tiện truyền thông khác tiết lộ vài tuần sau vụ tấn công.
Theo báo cáo, quân đội không được chuẩn bị cho kịch bản phiến quân xâm nhập ồ ạt vào Israel, thiếu lực lượng tại chỗ, không có hình ảnh rõ ràng về các sự kiện cho đến trưa cùng ngày, không đưa ra cảnh báo chính xác cho người dân Be'eri và không có sự phối hợp chiến đấu.
Tuy nhiên, cuộc điều tra không tìm thấy lỗi trong vụ xe tăng Israel bắn vào một ngôi nhà nơi phiến quân đang giam giữ khoảng 15 người làm con tin. Đây là vụ việc vấp phải phản chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận Israel vì đã gây tổn hại cho dân thường
| Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông ... |
| Tổng thống đắc cử Iran điện đàm với các lãnh đạo Iraq và Syria Ngày 9/7, Tổng thống đắc cử Iran Masoud Pezeshkian đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia' al-Sudani và ... |
| Xung đột ở Dải Gaza: Israel kêu gọi tất cả cư dân thành phố Gaza sơ tán, Hezbollah chấp nhận 'vô điều kiện' quyết định của Hamas Ngày 10/7, quân đội Israel thả hàng nghìn tờ rơi xuống thành phố Gaza kêu gọi tất cả người dân sơ tán giữa lúc diễn ... |
| Hội nghị thượng đỉnh NATO: Tuyên bố chung 38 điểm, 3 nhiệm vụ cốt lõi, tung gói hỗ trợ 'cực mạnh' cho Ukraine Sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington D.C, Mỹ, hôm 10/7 kỷ ... |
| Báo Mỹ: Năng lực tác chiến điện tử của Nga khiến vũ khí phương Tây trở nên vô dụng Ngày 10/7, báo Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ đăng bài viết đánh giá rằng, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã khiến ... |