Tin thế giới 23/11: Nga đẩy lùi quân Ukraine ở Donetsk, thỏa thuận Israel-Hamas gặp rào cản

Minh Vương
Campuchia-Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác, Trung Quốc sẵn sàng làm điều này với Singapore, Ngoại trưởng Iran tới Lebanon…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.23) Lãnh đạo các nước CSTO tại Minsk, Belarus ngày 23/11/2023. (Nguồn: AFP)
Lãnh đạo các nước CSTO tại Minsk, Belarus ngày 23/11/2023. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga đẩy lùi quân Ukraine ở Donetsk: Ngày 23/11, trong video đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga, người phát ngôn của Nhóm chiến đấu Vostok của Nga, ông Oleg Chekhov, cho biết: “Ở hướng Nam Donetsk, các đơn vị của nhóm chiến đấu phía Đông được hỗ trợ bởi máy bay quân sự và hỏa lực pháo binh đã chặn nỗ lực tấn công của đối thủ gần Priyutnoye. Họ đã vô hiệu hóa nhóm tấn công của lữ đoàn bảo vệ lãnh thổ số 127 của Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU)”.

Ngoài ra, quan chức này cho biết thêm máy bay tác chiến/chiến thuật, lính tên lửa và pháo binh của nhóm chiến đấu đã thực hiện các cuộc tấn công vào lực lượng và khí tài quân sự của lữ đoàn cơ giới số 72 của VSU gần khu vực Novomikhailovka, Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng. Phía Ukraine mất 2 xe chiến đấu bọc thép, 2 xe cơ giới và khoảng 60 binh sĩ. (TASS)

Tin liên quan
Nhóm G7+ nhất trí xây dựng cho Ukraine hệ thống năng lượng sạch Nhóm G7+ nhất trí xây dựng cho Ukraine hệ thống năng lượng sạch

* Nga kết án công dân Ukraine âm mưu đánh bom: Ngày 23/11, tòa án quân sự ở thành phố Rostov-on-Don, phía Nam nước Nga, đã phán quyết rằng đối tượng người Ukraine Dmitri Golubev phạm nhiều tội danh “khủng bố quốc tế” liên quan đến một vụ nổ và 2 âm mưu đánh bom ở Melitopol tháng 8 năm ngoái. Các công tố viên cho biết nhân vật này đã cài một thiết bị nổ ở lối vào trụ sở cảnh sát giao thông khu vực, làm hư hại tòa nhà.

Theo họ, ông Golubev đã được cơ quan mật vụ Ukraine tuyển dụng. Cơ quan này đã đào tạo Golubev cách chế tạo, kích nổ các thiết bị nổ và cung cấp vật liệu. Tờ Kommersant (Nga) cho biết ông Golubev thừa nhận đã đặt chất nổ nhưng bác bỏ cáo buộc “khủng bố quốc tế”. Cơ quan an ninh Nga (FSB) cũng chặn đứng 2 vụ đánh bom khác. Trong đó, một vụ nhằm vào tòa nhà chính quyền ở Melitopol và một vụ đánh bom cài dọc tuyến đường quan chức Nga hay đi. Hai vụ việc trên không gây thương vong. (AFP)

* Ukraine thông báo thiếu điện: Ngày 23/11, trên mạng xã hội, công ty điều hành lưới điện Ukrenergo cho biết: “Tiêu thụ điện đang tiếp tục tăng và hệ thống năng lượng đang bị thiếu nguồn cung” Theo công ty này, 409 khu dân cư tại các khu vực Dnipropetrovsk, Donetsk, Kharkov và Kherson hiện không có điện.

Ukrenergo cũng cho biết mức tiêu thụ năng lượng gần đây đã tăng lên do nhiệt độ giảm, gây thêm gánh nặng cho các cơ sở sản xuất đang cần bảo trì và sửa chữa: “Tình hình vẫn còn khó khăn: một số khu vực của nhà máy nhiệt điện đang được sửa chữa và hệ thống điện đang thiếu điện”. Ngày 22/11, công ty này đã kêu gọi Romania, Slovakia và Ba Lan “hỗ trợ khẩn cấp” để tăng nguồn cung. (Reuters)

* Ukraine hoan nghênh liên minh phòng không của phương Tây: Ngày 23/11, trong phát biểu ban đêm, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết: “Cảm ơn tất cả các quốc gia tham gia nỗ lực này nhằm giúp các thành phố và làng mạc của chúng tôi được bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công của Nga. Không phải mọi thứ đều có thể được tiết lộ công khai vào thời điểm này, nhưng lá chắn phòng không của Ukraine đang trở nên mạnh mẽ hơn mỗi tháng”.

Từ lâu, ông đã cho rằng việc cải thiện khả năng phòng không là yếu tố then chốt giúp giữ an toàn cho các thành phố Ukraine trước các cuộc không kích của Nga, bao gồm cả cơ sở hạ tầng năng lượng, khi thời tiết lạnh giá kéo dài thời gian tới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Umerov lưu ý những hỗ trợ khác đã được các bên tham gia đồng ý, bao gồm gói phòng không của Đức được công bố trong tuần này nhân chuyến thăm Kiev của Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius. Ngoài ra còn có gói tài trợ của Hà Lan và nguồn tài trợ của Estonia để hỗ trợ công nghệ thông tin.

Trước đó cùng ngày, tại một cuộc họp trực tuyến của “nhóm Ramstein” để xem xét nhu cầu quân sự của Ukraine, các đồng minh phương Tây của Ukraine đã thành lập “liên minh” 20 quốc gia nhằm tăng cường phòng không. Đây được coi là yếu tố then chốt trong chiến dịch của Ukraine chống lại các lực lượng Nga. Bộ Quốc phòng Đức đã thông báo về nhóm này trên mạng xã hội X, với Berlin và Paris có vai trò lãnh đạo. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Kiev ‘tiến gần hơn’ tới EU; thêm một quốc gia phong tỏa cửa khẩu biên giới với Ukraine sau Ba Lan

Israel-Hamas

* Israel lùi thời gian triển khai thỏa thuận ngừng bắn: Sáng 22/11, một quan chức Nhà nước Do Thái cho hay các đợt đụng độ giữa Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) giao tranh và phong trào Hamas ở Gaza sẽ không dừng lại “trước ngày 24/11”, sau khi thỏa thuận thả con tin cũng bị lùi lại một ngày. Cụ thể, theo một nguồn tin khác của Israel, cuộc đụng độ sẽ “không dừng lại”. trì hoãn thời gian ngừng bắn, vốn được dự đoán sẽ bắt đầu lúc 10h00 sáng giờ địa phương.

Trong khi đó, đài phát thanh Kan (Israel) dẫn một nguồn tin cho biết người đứng đầu cơ quan tình báo Mossad, David Barnea đã tới Qatar vào ngày 22/11, nơi ông được thông báo rằng Hamas muốn thay đổi thỏa thuận dự thảo. Một Quan chức giấu tên của Israel cho hay: “Qatar đã thông báo cho chúng tôi rằng Hamas vẫn chưa ký thỏa thuận. Họ dường như vẫn đang thảo luận về vấn đề này”.

Trong khi đó, các nguồn tin lưu ý thỏa thuận không thể thực hiện trong ít nhất 24 giờ tới vì cả Qatar và Hamas đều chưa ký thỏa thuận chính thức. (Reuters/TASS)

* Israel đánh chặn tên lửa hành trình: Chiều 22/11, IDF đã điều máy bay chiến đấu đánh chặn thành công tên lửa hành trình phóng vào miền Nam quốc gia Do Thái. Trước đó, Bộ Tư lệnh phòng thủ nội địa đã phát đi cảnh báo về “máy bay thù địch” xâm phạm không phận khu nghỉ dưỡng Eilat ở Biển Đỏ. Sau đó, cảnh báo đã được dỡ bỏ và IDF khẳng định không phát hiện sự thâm nhập lãnh thổ. (Times of Israel)

* Israel tái cảnh xung đột toàn diện với Hezbollah: Ngày 22/11, phát biểu trong họp báo, Ngoại trưởng Israel Eli Cohen nêu rõ: “Các cuộc tấn công của Hezbollah, lực lượng ủy nhiệm của Iran, có thể dẫn đến xung đột ở Lebanon. Chính quyền Israel không muốn mở một mặt trận mới, nhưng sẽ kshông thể tiếp tục chịu đựng những cuộc tấn công như vậy. Trách nhiệm của cộng đồng quốc tế là thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1701 nhằm ngăn chặn xung đột nổ ra ở Lebanon”.

Trước đó, hôm 21/11, ông đã gửi thư cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cảnh báo tương tự, kêu gọi cơ quan này thực hiện Nghị quyết 1701 để tránh tình huống như vậy. Nghị quyết này, do HĐBA LHQ thông qua năm 2006, kêu gọi giải giáp mọi lực lượng dân quân ở Lebanon, ám chỉ Hezbollah. Tuy nhiên, cho đến nay, nghị quyết này đến nay vẫn không được thực thi. (Jerusalem Post)

* Palestine: Israel gây thương vong nghiêm trọng ở phía Bắc dải Gaza: Ngày 22/11, phát biểu bên lề hội nghị ngoại trưởng các nước Arab và Hồi giáo tại London, Anh, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki cho biết: “Sáng nay, toàn bộ 52 thành viên gia đình Qadoura ở Jabaliya đã thiệt mạng… Tôi đã có danh sách 52 người. Họ đều đã tử nạn, từ người già cho đến trẻ nhỏ”. (Reuters)

* Houthi có thể tiếp tục tấn công tàu Israel: Ngày 22/11, người phát ngôn quân sự của phong trào Houthi ở Yemen nhấn mạnh: “Hành động của chúng tôi sẽ nhằm vào tàu treo cờ Israel, do doanh nghiệp Israel vận hành hay do người Israel sở hữu. Chúng tôi kêu gọi các tàu bè khác trên Biển Đỏ tránh lại gần các tàu Israel và không nên tắt phương tiện định vị. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động nhằm vào lợi ích và tàu thuyền của Israel chừng nào xung đột ở dải Gaza chưa chấm dứt”.

Cùng ngày, chỉ huy lực lượng hải quân của Houthi, tướng Muhammad Fadel Abd al-Nabi đã tới thăm con tàu Galaxy Leader cùng với đại diện từ quân đội và thống đốc thành phố cảng Hodeida của Yemen. Trước đó, Houthi đã bắt giữ con tàu này trên Biển Đỏ khi cho rằng con tàu thuộc sở hữu của Israel. Phát biểu tại đây, tướng al-Nabi nêu rõ: “Người Hồi giáo thực sự kêu gọi đối xử tốt với người bị bắt giữ, tôn trọng tôn giáo cũng như quốc tịch của họ”. Trước đó, Nhà nước Do Thái đã phủ nhận việc sở hữu hay có người Israel trên con tàu lúc đó. (Reuters)

* Mỹ yêu cầu Israel mở rộng biện pháp nhân đạo ở Gaza: Ngày 22/11, Mỹ được cho là đã yêu cầu Israel thiết lập các vùng an toàn và tăng nguồn cung nhiên liệu và thuốc men tới dải Gaza. Nước này cùng với Qatar cũng kêu gọi Israel xem xét gia hạn thời gian ngừng bắn 4 ngày nếu Hamas thả hơn 50 con tin. Trước đó, theo thỏa thuận với Israel, Hamas xác nhận sẽ thả 50 phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi bị bắt làm con tin tại dải Gaza để đổi lấy 150 phụ nữ và trẻ em Palestine dưới 19 tuổi từ nhà tù của Israel. (New York Times)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel-Hamas: Anh cùng các nước Arab và Hồi giáo bàn về giải pháp hòa bình; Italy hoan nghênh lệnh ngừng bắn

Nga-Mỹ

* Điện Kremlin xem nhẹ việc áp lực từ Mỹ: Ngày 23/11, phát biểu tại họp báo, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: “Đối với áp lực từ phía Mỹ, thời gian đã nhiều lần chứng tỏ điều đó hoàn toàn vô nghĩa - chúng tôi giữ vững lập trường của mình, trên con đường của mình Ông Peskov còn nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin rằng Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán với Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định: “Và nếu chúng ta đang nói về việc gây áp lực, chính họ mới là người phải chịu áp lực”.

Ông cũng chỉ ra rằng “chắc chắn có sắc thái nhất định trong lập trường của Trung Quốc về Ukraine…Chúng tôi nắm được các sắc thái này. Những người bạn Trung Quốc của chúng tôi nói về lập trường của họ một cách công khai. Nhưng chúng tôi đoàn kết với Trung Quốc bởi sự tương đồng tuyệt đối về hệ tư tưởng trong quan điểm về các vấn đề toàn cầu, quan điểm về việc không thể chấp nhận mệnh lệnh trong các vấn đề toàn cầu, không thể chấp nhận được sự thiếu tôn trọng lẫn nhau. Ở đây, chúng tôi phát biểu trên cơ sở lập trường chung. Đây là sự đảm bảo rằng về mặt chiến lược, chúng tôi hành động đồng lòng với Trung Quốc”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ nguồn khí đốt - ‘vũ khí chủ chốt’ trong cuộc đua năng lượng toàn cầu

Đông Nam Á

* Campuchia hy vọng thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản: Ngày 23/11, tờ Khmer Times (Campuchia) cho biết Thủ tướng Campuchia Hun Manet sẽ hội đàm song phương với người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio tháng 12 tới, khi ông có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản kể từ khi nhậm chức vào tháng 8.

Tuyên bố trên được ông đưa ra tại lễ khánh thành đường Quốc lộ 5 từ Prek Kdam tới tỉnh Battambang và lễ khởi công xây dựng tuyến đường từ Serei Sophorn tới thành phố Poipet, tỉnh Banteay Meanchey hôm 22/11. Nhà lãnh đạo này nói: “Trong chuyến thăm Nhật Bản để dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản vào tháng 12, tôi hy vọng hai bên sẽ có thêm nhiều cuộc hội đàm song phương nhằm thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ chiến lược toàn diện. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia-Nhật Bản. Tháng 12/2013, hai bên đã nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược. Cựu Thủ tướng Hun Sen và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio đã quyết định năm 2023 là năm đặc biệt để thúc đẩy quan hệ song phương, trở thành đối tác chiến lược toàn diện”.

Về phần mình, phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia Atsushi Ueno bày tỏ hài lòng với sự lãnh đạo của Thủ tướng Hun Manet. Ông nêu rõ Nhật Bản sẵn sàng hợp tác cùng Campuchia. Đồng thời, Tokyo mong muốn hợp tác chặt chẽ với Phnom Penh để triển khai sáng kiến mang lại lợi ích cho cả hai nước, tập trung vào các mục tiêu chiến lược của quốc gia Đông Nam Á. (Khmer Times)

TIN LIÊN QUAN
Campuchia ký 8 thoả thuận với Trung Quốc tại BRF, bao gồm dự án kênh đào 1,7 tỷ USD

Đông Bắc Á

* Trung Quốc sẵn sàng đưa quan hệ với Singapore lên tầm cao hơn”: Ngày 22/11, điện đàm với người đồng cấp Singapore Vivian Balakrishnan, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh hợp tác song phương đã duy trì “động lực mạnh mẽ”: “Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Singapore để tạo các điều kiện thuận tiện hơn cho nối lại trao đổi nhân sự giữa hai bên nhằm bù đắp những thiệt hại do đại dịch kéo dài 3 năm qua”.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Singapore xác nhận hai bên tái khẳng định mối quan hệ “lâu dài và thực chất” và mong muốn tăng cường giao lưu nhân dân.

Ngoài ra, Ngoại trưởng hai nước cũng trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế, bao gồm cả tình hình Trung Đông. Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan hoan nghênh “mục đích cải thiện” quan hệ Mỹ-Trung sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông nhấn mạnh: “Quan hệ Trung-Mỹ có tầm quan trọng sống còn với thế giới. Sự tách rời giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tác động tiêu cực, nghiêm trọng đến thế giới”. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Lý Hiển Long ‘mở đường’ cho thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Singapore

Châu Âu

* Nga nêu chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh CSTO: Ngày 23/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Minsk (Belarus) để tham dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Theo Điện Kremlin, chương trình nghị sự bao gồm việc “cải thiện hơn nữa hệ thống an ninh tập thể, cũng như các vấn đề thời sự quốc tế và khu vực”. Dự kiến, bên cạnh ông Putin, phiên họp của Hội đồng CSTO sẽ có sự tham dự của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, nhà lãnh đạo Kyrgyzstan Sadyr Japarov và Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon. Cuộc họp do ông Alexander Lukashenko, Tổng thống Belarus, nước Chủ tịch CSTO năm nay, chủ trì.

Trước cuộc họp cấp cao nhất, Minsk đã tổ chức một cuộc họp các nhà ngoại giao hàng đầu, các quan chức quân sự và an ninh từ các nước thành viên CSTO để thảo luận những thay đổi về chính trị và quân sự trong khu vực hiện nay. (TASS)

* Czech: NATO đang chuẩn bị cho xung đột cường độ cao ở châu Âu: Ngày 23/11, Tổng thống Czech Petr Pavel tuyên bố tất cả các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó có nước này, đều coi Nga là mối đe dọa quân sự lớn nhất. Điều này nghĩa là cần phải chuẩn bị cho một xung đột, với các điều kiện thực tế. Tất cả các lực lượng NATO đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột cường độ cao có thể xảy ra ở châu Âu. Ông cũng khẳng định NATO không muốn điều đó xảy ra, nhấn mạnh những dự báo về một cuộc xung đột như vậy là lời cảnh báo thực tế, nhưng không phải là điều “chắc chắn sẽ xảy ra”.

Trước đó một ngày, nguyên thủ của các nước Nhóm Visegrad (còn được gọi là Nhóm V4 hoặc Bộ Tứ châu Âu), liên minh văn hóa và chính trị gồm Czech, Slovakia, Hungary và Ba Lan, đã tập trung tại Lâu đài Prague. Tại đây, họ đã thảo luận về các vấn đề quốc tế cấp bách nhất hiện nay, bao gồm xung đột tại Ukraine và Trung Đông, cũng như tương lai của Liên minh châu Âu (EU). (TTXVN)

* Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận với EU để mua máy bay Eurofighter: Ngày 23/11, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết Ankara đã thảo luận với các nước châu Âu về việc mua 40 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon sau khi nhận thấy đề nghị mua máy bay F-16 của Mỹ có thể không thành công. Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler sẽ hội đàm về vấn đề này với người đồng cấp Anh Grant Shapps tại Ankara ngày 23/11. Ông Guler nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua phiên bản Eurofighter mới nhất và tiên tiến nhất.

Ngày 16/11, ông cho biết sẽ đàm phán với Tây Ban Nha và Anh để mua Typhoon, dù Đức được cho là phản đối ý tưởng này. Hiện Italy, đối tác thứ 4 của chương trình Eurofighter, vẫn chưa lên tiếng về việc này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đức bổ sung 4,4 tỷ USD viện trợ theo khuôn khổ Sáng kiến năng lượng xanh châu Phi-EU

Châu Mỹ

* Cuba: Đại tướng Raúl Castro tiếp Bộ trưởng Nội vụ Nga: Ngày 22/11, Đại tướng Raúl Castro, đã tiếp Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir A. Kolokoltsev. Cả hai đã tái khẳng định “quan hệ tuyệt vời và mức độ đối thoại chính trị cao”.

Cùng ngày, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel cũng tiếp ông Kolokoltsev. Tại Cung Cách mạng ở Thủ đô La Havana, Chủ tịch Cuba nêu bật mối quan hệ lịch sử gắn kết hai nước. Ông nhấn mạnh chuyến thăm của Bộ trưởng Nội vụ Nga “đánh dấu xu hướng tăng cường, củng cố và mở rộng” quan hệ. Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Cuba Lázaro Álvarez Casas đã hội đàm với người đồng cấp Nga.

Bộ trưởng Kolokoltsev đã thăm Cuba từ ngày 20/11. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Nga Irina Volk cho biết ông Kolokoltsev tới đảo quốc Caribbean để thảo luận các vấn đề liên quan đến hợp tác giữa lực lượng cảnh sát hai nước. (La Prensa Latina)

TIN LIÊN QUAN
Cuba - Anh ký kết Thỏa thuận Hợp tác và Đối thoại Chính trị (ADPC)

Trung Đông-châu Phi

* Ngoại trưởng Iran gặp thủ lĩnh Hezbollah: Ngày 23/11, Hezbollah cho biết Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã gặp thủ lĩnh Hassan Nasrallah,. Trong một tuyên bố, Hezbollah cho biết ông Amir-Abdollahian và ông Nasrallah “đã xem xét những diễn biến mới nhất ở Palestine, Lebanon và khu vực, cũng như... những nỗ lực nhằm chấm dứt hành động của Israel nhằm vào dải Gaza”.

Trả lời đài Al-Mayadeen (Lebanon), Ngoại trưởng Iran Amir-Abdollahian cho rằng nếu thỏa thuận tạm ngừng bắn để trao đổi con tin Israel-Hamas bị vi phạm, tình hình khu vực sẽ thay đổi và xung đột này sẽ lan rộng.

Cũng theo ông, một phần nguyên nhân của việc Hamas tấn công Israel ngày 7/10 là do chính sách của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và nội các. Ông cũng cho rằng Mỹ phải gánh chịu “những hậu quả tồi tệ” vì liên tục bảo vệ Israel. Cũng theo ông, một phần nguyên nhân của việc Hamas tấn công Israel ngày 7/10 là do chính sách của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và nội các. Ông cũng cho rằng Mỹ phải gánh chịu “những hậu quả tồi tệ” vì liên tục bảo vệ Israel. (AFP/TASS)

Tổng thống Ukraine bình luận về ý tưởng hòa đàm với Nga; thêm quan chức quốc phòng phương Tây bất ngờ tới Kiev

Tổng thống Ukraine bình luận về ý tưởng hòa đàm với Nga; thêm quan chức quốc phòng phương Tây bất ngờ tới Kiev

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thẳng thừng bác bỏ mọi ý tưởng tiến hành đàm phán hòa bình với Nga bất chấp tình hình ...

Mỹ không kích lực lượng được Iran hậu thuẫn tại Syria

Mỹ không kích lực lượng được Iran hậu thuẫn tại Syria

Ngày 12/11, Mỹ đã thực hiện hai cuộc không kích vào các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở Syria để trả đũa các cuộc ...

Iran quyết tâm đóng vai trò tích cực trong BRICS

Iran quyết tâm đóng vai trò tích cực trong BRICS

Ngày 15/11, Iran và Nga trao đổi quan điểm về hoạt động của BRICS trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như sự mở rộng ...

Xung đột Israel-Hamas: Jordan xây dựng bệnh viện dã chiến mới; 1,7 triệu dân thường phải sơ tán

Xung đột Israel-Hamas: Jordan xây dựng bệnh viện dã chiến mới; 1,7 triệu dân thường phải sơ tán

Ngày 20/11, Palestine xác nhận, bệnh viện dã chiến đầu tiên do Jordan hỗ trợ bắt đầu hoạt động tại Dải Gaza để chữa trị ...

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí ...

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động