Tin thế giới 23/3: Phương Tây 'ồ ạt' trừng phạt Trung Quốc; Nga-Trung hợp lực để đối phó Mỹ; Mỹ 'bênh' Philippines ở Biển Đông

Quang Đào
TGVN. Phương Tây 'ồ ạt' trừng phạt Trung Quốc, quan hệ Nga-Trung Quốc, Biển Đông, tình hình Myanmar... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 27/1: Ông Biden lập kỷ lục, cấm gọi 'virus Trung Quốc'; Bắc Kinh phản pháo Ấn Độ; Nguy cơ Nga tiếp tục đối mặt biểu tình vì ông Navalny

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Mỹ, Anh, EU đồng lòng trừng phạt Trung Quốc, Bắc Kinh nhanh chóng phản ứng

Ngày 22/3, Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU) thay nhau ra thông báo áp lệnh trừng phạt Trung Quốc với các nước này vi phạm nhân quyền đối với sắc dân người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương.

Theo thông báo trên trang web của Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ, 2 quan chức mới được bổ sung vào danh sách trừng phạt của Washington gồm ông Vương Quân Chính, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC) và ông Trần Minh Quốc, Cục trưởng Cục Công an Tân Cương (XPSB).

Trong khi đó, Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc liên quan tới những hành vi "lạm dụng quy mô lớn" đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ tại vùng Tân Cương. Trước đó, EU áp lệnh trừng phạt với 4 quan chức và 1 công ty xây dựng của Trung Quốc.

Bộ các vấn đề toàn cầu (GAC) của Canada ngày 22/3 ra tuyên bố cho biết chính phủ nước này quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 4 quan chức và một thực thể Trung Quốc theo Quy định về các biện pháp kinh tế đặc biệt.

Đây được xem là hành động phối hợp đầu tiên của phương Tây chống lại Bắc Kinh dưới thời tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong tuyên bố chung, ngoại trưởng các nước Anh, Mỹ và Canada cho biết các nước này quan ngại sâu sắc trước những hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền tại Tân Cương. Hiện có rất nhiều bằng chứng cho thấy những vi phạm này, bao gồm cả các tài liệu của chính phủ Trung Quốc cũng như các hình ảnh vệ tinh và lời khai của nhân chứng.

Trong tuyên bố chung, Anh, Mỹ và Canada cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp để làm sáng tỏ những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc và kêu gọi công lý cho những người đang gặp khó khăn tại Tân Cương.

Trung Quốc đã chối bỏ các cáo buộc này và ngay lập tức đáp trả EU, Mỹ, Anh và Canada bằng các lệnh trừng phạt nhắm vào các nhà lập pháp, nhà ngoại giao, đồng thời cấm các doanh nghiệp của phương Tây làm ăn với Trung Quốc. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nhân sự cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói gì về Trung Quốc?

Hé lộ bức thư của ông Trump để lại cho Tổng thống Biden

Theo truyền thống từ các đời tổng thống Mỹ, ông Donald Trump trước khi rời Nhà Trắng đã để lại một bức thư cho người kế nghiệm Joe Biden.

Ông tiết lộ những gì viết trong thư đều xuất phát từ tấm lòng. Bức thư dài hai trang được đặt trên bàn Resolute (bàn Kiên định) trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng.

Ngày 22/3, cựu Tổng thống Trump đã chia sẻ một số thông điệp mà ông gửi đến cho người kế nhiệm.

“Về cơ bản, tôi chúc ông ấy may mắn. Mọi người biết đấy, bức thư dài vài trang và nó xuất phát từ tấm lòng của tôi, vì tôi mong muốn ông ấy đảm đương tốt trách nhiệm”, ông Trump cho hay.

Cũng trong buổi phỏng vấn, ông Trump tiếp tục khẳng định cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 là gian lận và không thừa nhận rằng mình đã bị đánh bại. (Independent)

TIN LIÊN QUAN
Tại sao tài sản của ông Trump bốc hơi 700 triệu USD sau nhiệm kỳ Tổng thống?

Mỹ từ chối đề nghị gặp mặt trực tiếp của Nga

Bộ Ngoại giao Nga ngày 22/3 thông báo phía Mỹ đã khước từ lời đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin về việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người đồng cấp Mỹ Joe Biden trước đó.

"Chúng tôi lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng phía Mỹ đã không ủng hộ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tổ chức cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 19 hoặc 22/3 dưới hình thức hội nghị trực tuyến công khai để thảo luận về một số vấn đề nảy sinh giữa hai nước, cũng như bàn về ổn định chiến lược”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Bộ Ngoại giao Nga đánh giá phía Washington đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để tìm ra lối thoát cho sự bế tắc trong quan hệ Nga - Mỹ hiện nay, đồng thời nhấn mạnh rằng trách nhiệm đối với tình hình hiện tại hoàn toàn thuộc về phía Mỹ. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
E ngại vũ khí siêu thanh của Nga, Mỹ hiện đại hóa phòng thủ tên lửa

Nga-Trung Quốc muốn phối hợp chống lại các thách thức từ Mỹ

Ngày 23/3, Trung Quốc và Nga xác nhận rằng họ sẽ tăng cường hợp tác để chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng một nhóm nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự và các hành vi vi phạm nhân quyền của họ.

Trong 2 ngày họp tại thành phố Quế Lâm (Trung Quốc), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov còn kêu gọi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden không can thiệp công việc nội bộ của 2 quốc gia này.

Hai bên cũng bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ giữa các quốc gia hữu hảo truyền thống gồm Trung Quốc, Nga và Triều Tiên trong nỗ lực chống lại áp lực chính trị do chính quyền Biden phát động hồi tháng 1.

Đặc biệt, sau hội đàm, Nga và Trung Quốc cho biết, họ muốn có một hội nghị thượng đỉnh gồm các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong bối cảnh trong bối cảnh bất ổn chính trị toàn cầu gia tăng.

Moscow và Bắc Kinh cho rằng, bất ổn hiện này xuất phát từ cách hành xử mang tính “phá hoại” của Washington. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Giữa căng thẳng gia tăng, máy bay do thám Mỹ áp sát Trung Quốc với cự ly gần chưa từng thấy

Lãnh đạo Trung Quốc, Triều Tiên trao đổi thư, đẩy mạnh quan hệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, qua đó nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh muốn duy trì hoà bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Đáp lại, ông Kim Jong-un gửi thông điệp tới ông Tập Cận Bình rằng, Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc, và bày tỏ hy vọng tình hữu nghị giữa hai nước sẽ được phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại và nguyện vọng đôi bên.

Tuyên bố bày tỏ mối quan hệ tương trợ này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ đã nhất trí với người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc rằng, họ cần cùng nhau đối phó trước sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên-Malaysia cắt quan hệ ngoại giao: Có chăng bất ngờ?

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp và Hà Lan bị triệu tập

Ngày 22/3, Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Lư Sa Dã vì những chỉ trích của Bắc Kinh đối với nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, làm việc tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp.

Ông Bondaz bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp gọi là “kẻ táo tợn” do có quan điểm chỉ trích Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan.

Phát biểu trong buổi họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Agnes von der Muhll cho biết, Pháp đã đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc các quy tắc cơ bản được quy định trong Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao.

Theo bà von der Muhll, Trung Quốc không thể dùng cách tấn công vào tự do học thuật, tự do ngôn luận và các quyền tự do dân chủ cơ bản để đáp trả các mối quan ngại chính đáng của EU.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hà Lan thông báo, chính phủ nước này đã triệu Đại sứ Trung Quốc sau khi nghị sĩ Sjoerd Sjoerdsma nằm trong danh sách 10 cá nhân châu Âu bị Bắc Kinh trừng phạt liên quan tới tranh cãi giữa Trung Quốc-EU về vấn đề Tân Cương. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Pháp: 'Nội bất xuất, ngoại bất nhập', đóng cửa hoàn toàn 16 tỉnh bao gồm thủ đô vì Covid-19

Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự tung bằng chứng bà Aung San Suu Kyi tham nhũng

Ngày 23/3, trong cuộc họp báo được phát trên truyền hình, chính quyền quân sự ở Myanmar đã phát hình ảnh về lời khai của cựu lãnh đạo thành phố Yangon Phyo Min Thein với cáo buộc bà Aung San Suu Kyi tham nhũng.

Chính quyền quân sự đã chiếu video lời khai của ông Phyo Min Thein, trong đó quan chức này thừa nhận đã nhiều lần đến thăm bà Aung San Suu Kyi cũng như đưa tiền cho bà "bất cứ khi nào cần".

Video còn cho thấy một thị trưởng ở thành phố Naypyitaw cáo buộc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã có hành vi gian lận bầu cử bằng cách "bịa đặt" ra cử tri, trong đó tăng gấp 3 lần số lượng ở một thị trấn.

Trong một động thái khác, phát ngôn viên của chính quyền quân sự Zaw Min Tun cho hay, lấy làm tiếc về "những mất mát của người biểu tình", thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, đồng thời cho biết, 9 thành viên của lực lượng an ninh đã thiệt mạng.

Ông Zaw Min Tun cho biết 164 người biểu tình đã thiệt mạng, nhưng cáo buộc người biểu tình chống đảo chính phá hoại tài sản trên diện rộng và gây ra tình trạng hỗn loạn. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Mỹ ra tay ngay sau EU, Thủ tướng Thái Lan lên tiếng sau cáo buộc giúp đỡ quân đội Myanmar

Mỹ ủng hộ Philippines trong vấn đề Biển Đông

Ngày 23/3, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines bày tỏ ủng hộ Manila trong một cuộc đối đầu mới với Bắc Kinh tại Biển Đông, trong đó Manila đang yêu cầu một đoàn tàu cá Trung Quốc rời Đá Ba Đầu (Manila gọi là Julian Felipe).

Trong một bản tuyên bố, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines đã chia sẻ mối quan ngại của Philippines và cáo buộc Trung Quốc sử dụng "lực lượng dân quân biển nhằm hăm dọa, khiêu khích và đe dọa các quốc gia khác, làm suy yếu hòa bình và an ninh trong khu vực".

Đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh: "Chúng tôi sát cánh với Philippines, đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của chúng tôi ở châu Á”.

Trước đó, ngày 21/3, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã yêu cầu khoảng 200 tàu Trung Quốc mà ông cho là tàu dân quân biển, phải rời Đá Ba Đầu (còn gọi là bãi san hô nông Whitsun), cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 324 km (175 hải lý) về phía Tây.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng tàu thuyền của họ tại Đá Ba Đầu là “những tàu đánh cá” đang trú ẩn do thời tiết không thuận lợi.

Bắc Kinh còn nói rằng "lâu nay, tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc vẫn đánh bắt hải sản gần rạn san hô này". (AP)

TIN LIÊN QUAN
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng
EU và những kỳ vọng về tấm ‘hộ chiếu vaccine’ quyền lực
Tổng thống Nga Vladimir Putin 'đi trốn' cuối tuần tại Siberia
Cập nhật Covid-19 ngày 23/3: Vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 79%; Đức nợ nần chồng chất vì Covid-19; Tổng thống Hàn Quốc tiêm vaccine trước thềm G7
Tin thế giới 22/3: Nga khiến Trung Quốc 'mát mặt', nắm tay nhau 'làm gương' cho thế giới; Động cơ thực sự của Trung Quốc ở Biển Đông là gì?

Đọc thêm

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động