Tin thế giới 23/8: Estonia phủ nhận liên quan vụ ám sát bà Daria Dugina, Mỹ lại hối công dân rời Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ nói về đàm phán với Syria

Minh Quân
Mỹ hối công dân lập tức rời Ukraine, Estonia phủ nhận cáo buộc liên quan vụ ám sát bà Daria Dugina, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đàm phán không điều kiện với Syria… là một số tin thế giới nổi bật ngày 23/8.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.23) Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu. (Nguồn: Postimees)
Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu phủ nhận liên quan tới cái chết của bà Daria Dugina. (Nguồn: Postimees)

Báo Thế giới & Việt Nam xin điểm một số tin quốc tế nổi bật ngày 23/8.

Nga-Ukraine

* Nga "dập tắt" khả năng Ukraine gia nhập NATO: Trên kênh Telegram cá nhân, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia LB Nga, ông Dmitry Medvedev ngày 23/8 viết rằng hiện không ai chấp nhận Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông phân tích: “Mọi người đều thấy rằng không nước láng giềng nào có thể đảm bảo cho họ, ngay cả khi tất cả đều ghét Nga. Giờ đây, sẽ không ai chấp nhận Ukraine gia nhập NATO". Theo ông, Kiev “tiếp tục tự phát minh ra một số loại ‘đảm bảo an ninh' cho tương lai. Họ sẽ tổ chức cuộc họp với các nước láng giềng tầm thường do những người đã nghỉ hưu bị lãng quên chủ trì về chủ đề này, lần nữa họ sẽ nhớ đến NATO”.

Ông khẳng định “chỉ có một thỏa thuận với Nga mới có thể đảm bảo an ninh. Nhưng chính phủ Ukraine, được kích thích bởi tiền bạc và tên lửa của phương Tây, đã từ chối điều đó. Kết quả là những bảo đảm cho Ukraine rất chua chát”. (Sputnik)

* Mỹ hối công dân lập tức rời Ukraine: Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine đã ra cảnh báo an ninh mới, đề cập khả năng Nga mở một đợt tấn công trong những ngày tới nhân dịp lễ Quốc khánh Ukraine, đồng thời tiếp tục kêu gọi công dân Mỹ rời đi ngay lập tức nếu có thể.

Trong tuyên bố trên trang web, Đại sứ quán nhấn mạnh: “Bộ Ngoại giao Mỹ có thông tin Nga đang tăng cường nỗ lực triển khai đợt tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự và cơ quan chính phủ Ukraine trong những ngày tới. Đại sứ quán Mỹ hối thúc công dân rời khỏi Ukraine ngay lập tức, sử dụng các phương tiện giao thông sẵn có trong trường hợp đủ an toàn”.

Ngày 24/8, Ukraine sẽ kỷ niệm 31 năm độc lập. Hiện nước này đã cấm tổ chức kỷ niệm Quốc khánh công khai ở Kiev vì lo ngại các cuộc tấn công. Ngày 24/8 cũng đánh dấu tròn 6 tháng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Kazakhstan triệu Đại sứ Ukraine, phản đối những bình luận liên quan đến người Nga

Châu Âu

* Estonia phủ nhận cáo buộc của Nga về vụ sát hại bà Daria Dugina: Phát biểu trên truyền hình ngày 23/8, Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu đã phủ nhận thông tin của Tổng Cục Điều tra Liên bang Nga (FSB) cho rằng Natalya Vovk, nghi phạm người Ukraine cài bom xe của nhà báo Nga Daria Dugina, đã đào thoát sang Estonia.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi coi đây là một nỗ lực khiêu khích trong hàng loạt các hành động khiêu khích trước đó của Liên bang Nga, và chúng tôi cho rằng không có gì để nói thêm về vấn đề này ở thời điểm hiện tại”. Tính tới sáng ngày 22/8, cảnh sát Estonia cũng chưa nhận được bất kỳ yêu cầu chính thức nào từ phía Nga.

Tuần trước, Estonia đã phải chịu cuộc tấn công mạng lớn nhất 15 năm qua sau khi Tallinn gỡ bỏ chiếc xe tăng tưởng niệm thời Xô viết tại thành phố Narva ở miền Đông, gần biên giới với Nga. Tuy nhiên, các đợt tấn công không gây thiệt hại với Estonia, quốc gia với hệ thống cơ sở hạ tầng mạng tương đối phát triển.

Theo ông Urmas Reinsalu, đây có thể là một phần trong chiến dịch gây áp lực từ Nga với Estonia, nhà tài trợ ngân sách lớn nhất và đối tác quan trọng của Ukraine. (Financial Times)

* Phần Lan: Quan hệ với Nga gần như chấm dứt hoàn toàn: Ngày 23/8, phát biểu trong cuộc họp với các Đại sứ ở Helsinki, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tuyên bố quan hệ giữa nước này với Nga gần như đã chấm dứt hoàn toàn. Theo ông, lòng tin đã mất do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Nhà lãnh đạo Phần Lan cũng khẳng định chưa đến lúc thiết lập lại quan hệ với Nga. Ông nói: “Trong điều kiện hiện nay, quan hệ trước đây giữa Phần Lan và Nga còn lại rất ít. Niềm tin đã mất và không có dấu hiệu cho sự khởi đầu mới. Bây giờ không phải là lúc để thiết lập quan hệ”.

Trước đó, cố vấn của Viện Chuyển đổi kinh tế trực thuộc Ngân hàng Trung ương Phần Lan, bà Laura Solanko cho biết bất chấp lệnh trừng phạt, nguồn cung hàng hóa và nguyên liệu thô từ Phần Lan sang Nga vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, quy mô của nguồn cung như vậy là nhỏ và khó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. (AFP)

* Các nước Baltic, Ba Lan, Phần Lan có thể cấm du khách Nga: Ngày 23/8, Phát biểu với phóng viên ở thủ đô Vilnius (Litva), Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho hay, một số thành viên của Liên minh châu Âu (EU) gồm nước này, Estonia, Latvia, Ba Lan và Phần Lan - vốn đều có chung đường biên giới với Nga - có thể không cho du khách Nga nhập cảnh nếu EU không ban hành lệnh cấm quy mô toàn khối.

Ông Landsbergis nêu rõ: “Tôi đã thảo luận với bộ trưởng tất cả những nước này... Tôi không thấy có nhiều bất đồng về mặt chính trị... Khách du lịch Nga không nên xuất hiện ở EU...”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hungary và một quốc gia Baltic 'lời qua tiếng lại' vì xung đột Nga-Ukraine

Vấn đề Đài Loan

* Đài Bắc: Bắc Kinh sẽ trả giá đắt nếu mở chiến dịch quân sự: Ngày 23/8, người đứng đầu Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn lên tiếng cảnh báo, các chiến dịch quân sự đối với hòn đảo này sẽ "phải trả giá đắt". Đồng thời, bà nhấn mạnh cộng đồng quốc tế sẽ lên án mạnh mẽ hành động này.

Phát biểu trước các sĩ quan thuộc lực lượng phòng vệ hòn đảo, bà nêu rõ: “Điều chúng ta phải làm là buộc đối phương hiểu rằng Đài Loan có đủ quyết tâm, sự chuẩn bị và đủ năng lực để phòng thủ”.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov khẳng định, cuộc khủng hoảng liên quan đến chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Bắc hiện vẫn tiếp diễn.

Đồng thời, ông nhấn mạnh đây là sự khiêu khích và mong muốn của Mỹ nhằm gieo rắc hỗn loạn. Nhà ngoại giao này cảnh báo hậu quả từ các hành động của Mỹ quanh eo biển Đài Loan có thể gây nguy hiểm cho toàn thế giới. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nhóm chính khách Đan Mạch sẽ thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào mùa Thu tới?

Đông Nam Á

* Malaysia giữ nguyên bản án đối với cựu Thủ tướng Najib Razak: Ngày 23/8, Tòa án Liên bang Malaysia đã quyết định giữ nguyên bản án 12 năm tù giam cùng khoản tiền phạt 210 triệu Ringgit (RM), tương đương 46,84 triệu USD với cựu Thủ tướng Najib Razak với tội danh chiếm đoạt 42 triệu RM của quỹ đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB).

Bồi thẩm đoàn gồm 5 thành viên do Chánh án Tun Tengku Maimun Tuan Mat đứng đầu đã bác bỏ kháng cáo của ông Najib yêu cầu bãi bỏ bản án và mức án do Tòa án tối cao Kuala Lumpur đưa ra vào ngày 28/7/2020.

Trước đó, ngày 8/12/2021, ông Najib đã thất bại trong việc lật lại phán quyết của tòa sau khi Tòa phúc thẩm giữ nguyên quyết định của Tòa án tối cao.

Hiện ông Najib đang được tại ngoại với số tiền 2 triệu RM chi trả trong hai lần bảo lãnh và đang trong giai đoạn kháng cáo.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã bác bỏ đồn đoán về việc ông bị gây áp lực để can thiệp vụ xử ông Najib, sau khi lãnh đạo các chi nhánh thuộc đảng Tổ chức các dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào tối 22/8.

Ông Najib, 69 tuổi, đã phủ nhận các tội danh liên quan đến vụ biển thủ 4,5 tỷ USD từ quỹ 1MDB, quỹ nhà nước do ông đồng sáng lập khi còn giữ chức Thủ tướng năm 2009. Các công tố viên cho hay hơn 1 tỷ USD trong quỹ đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của ông Najib. Nếu kháng cáo bị bác bỏ, ông sẽ phải thụ án ngay lập tức, song nếu trắng án, ông Najib có thể trở lại chính trường. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bài toán 'khó giải' nhất trước thềm Thượng đỉnh G20

Trung Đông-Châu Phi

* Thổ Nhĩ Kỳ không ra điều kiện đối thoại với Syria: Ngày 23/8, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định nước này không đưa ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để đối thoại với Syria. Đồng thời, ông nhấn mạnh đàm phán cần hướng tới mục tiêu đề ra. Phát biểu này đánh dấu lập trường mềm mỏng hơn của Ankara đối với Damascus.

Ngoại trưởng Cavusoglu nêu rõ: “Không thể đưa ra điều kiện cho đối thoại nhưng mục đích của các cuộc tiếp xúc là gì? Đất nước này cần quét sạch khủng bố... Người dân Syria cần được hồi hương. (Đối thoại) cần phải hướng tới mục tiêu”.

Hồi tuần trước, khi được hỏi về triển vọng đàm phán với Damascus, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố không thể cắt đứt hoàn toàn hoạt động ngoại giao giữa các nước và cần “thực hiện các bước đi tiếp theo với Syria”. (Reuters)

Chiến thuật '3 mục tiêu, 3 giai đoạn' của Mỹ và đồng minh liệu có thể 'hạ knock-out' kinh tế Nga?

Chiến thuật '3 mục tiêu, 3 giai đoạn' của Mỹ và đồng minh liệu có thể 'hạ knock-out' kinh tế Nga?

Các lệnh trừng phạt do Mỹ và các nước đồng minh nhằm vào kinh tế Nga hướng tới 3 mục tiêu và theo 3 giai ...

Tổng thống Ba Lan đến Ukraine, trọng tâm là viện trợ quân sự

Tổng thống Ba Lan đến Ukraine, trọng tâm là viện trợ quân sự

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã đến Kiev để thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, trong đó có viện trợ ...

UAV cảm tử Switchblade 600 Mỹ cấp cho Ukraine ‘có thể được phóng đi ngoài tầm với của hệ thống Nga’

UAV cảm tử Switchblade 600 Mỹ cấp cho Ukraine ‘có thể được phóng đi ngoài tầm với của hệ thống Nga’

Trang mạng C4ISRNET ngày 22/8 cho biết quân đội Mỹ sẵn sàng ký hợp đồng cung cấp máy bay không người lái (UAV) cảm tử ...

Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ không kích biên giới, Damascus lại nói Mỹ ‘đánh cắp’ dầu

Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ không kích biên giới, Damascus lại nói Mỹ ‘đánh cắp’ dầu

Tình hình Syria tiếp tục nóng trở lại sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới ...

Vì sao EU yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp thông tin về quan hệ với Nga?

Vì sao EU yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp thông tin về quan hệ với Nga?

Trong 3 tháng qua, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, hai bên nhất trí ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động