Người dân Iran tụ tập bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của Tổng thống Iran do tai nạn máy bay ngày 19/5. (Nguồn: IRNA) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga- Ukraine
*Lực lượng Ukraine thừa nhận Kiev có thể mất lãnh thổ để hòa bình với Nga: Ngày 23/5, hãng tin ABC dẫn lời chỉ huy Lữ đoàn lực lượng vũ trang số 57 của Ukraine, Đại tá Alexander Bakulin, cho hay lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận rằng Kiev có thể phải đồng ý mất lãnh thổ để chấm dứt xung đột với Nga.
Theo ông Bakulin, cuộc xung đột hiện tại sẽ kết thúc bằng các cuộc đàm phán ngoại giao và một thỏa thuận hòa bình sau đó, giống như bất kỳ cuộc xung đột tương tự nào khác. Kênh truyền hình ABC lưu ý rằng ông Bakulin dường như sẵn sàng chấp nhận việc Ukraine sẽ phải đồng ý nhượng bộ lãnh thổ, giống như Phần Lan đã làm trong thời kỳ Xô Viết.
Ông Bakunin nói thêm rằng lực lượng Ukraine đang cố gắng ổn định tình hình ở tiền tuyến, nhưng quân đội Nga "tiếp tục đạt được thành công liên tục" ở khu vực Kharkov. Ông cũng lưu ý rằng tình hình của lực lượng Ukraine vẫn "khá khó khăn" vì giao tranh vẫn tiếp diễn trong khi viện trợ quân sự của Mỹ vẫn chưa được chuyển giao. (TASS)
Tin liên quan |
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào? |
*Tình báo Nga cáo buộc Ukraine dính líu trực tiếp tới vụ khủng bố nhà hát Crocus: Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov ngày 24/5 tuyên bố tình báo quân đội Ukraine dính líu trực tiếp đến vụ tấn công khủng bố tại Nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moscow.
Giám đốc FSB nêu rõ: “Cuộc điều tra đang diễn ra, nhưng có thể chắc chắn là tình báo quân đội Ukraine dính líu trực tiếp đến vụ tấn công này”. Ông cam kết “mọi tình tiết phạm tội sẽ được xác định và tất cả những đối tượng liên quan đến vụ tấn công này đều sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt”.
Theo thống kê chính thức, vụ xả súng tại Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3 và sau đó là một vụ hỏa hoạn lớn đã khiến ít nhất 144 nạn nhân thiệt mạng và 551 người khác bị thương. Các nghi phạm đã bị FSB bắt giữ ngay sau vụ việc xảy ra, khi chúng đang tìm cách “vượt biên sang Ukraine”. (THX)
Châu Á – Thái Bình Dương
*Philippines phản đối luật cho phép cảnh sát biển Trung Quốc bắn tàu nước ngoài: Ngày 24/5, phát biểu tại một lễ kỷ niệm của Hải quân Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Gilberto Teodoro cho biết các quy định về cách thức hoạt động của cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông là một vấn đề quốc tế đáng quan tâm, đồng thời gọi đây là một sự khiêu khích.
Trung Quốc vừa ban hành các quy định mới nhằm thực thi một luật năm 2021 cho phép cảnh sát biển nước này bắn vào các tàu nước ngoài.
Bộ trưởng Teodoro nhấn mạnh: “Hành vi như vậy không chỉ vi phạm UNCLOS mà còn vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc vốn quy định rõ nghĩa vụ của mỗi quốc gia có trách nhiệm trong việc kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc xâm lược để thực thi các yêu sách bất hợp pháp trên biển. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Ngoại trưởng Philippines chỉ ra quan điểm 'không giúp ích gì' trong việc hiểu đúng tình hình Biển Đông |
*Nhật Bản, Mỹ sắt tổ chức Đối thoại 2+2: Một nguồn tin Nhật Bản ngày 24/5 tiết lộ Nhật Bản và Mỹ đang cân nhắc tổ chức cuộc đối thoại giữa bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước (Đối thoại 2+2) tại thủ đô Tokyo sớm nhất trong tháng 7.
Tokyo và Washington ban đầu dự định tổ chức Đối thoại 2+2 vào cuối tháng 5, nhưng sự kiện này đã bị lùi lại do bất đồng từ phía Mỹ. Đây sẽ là sự kiện Đối thoại 2+2 đầu tiên của chính phủ hai nước kể từ tháng 1/2023.
Trong số các nội dung chương trình nghị sự dự kiến có việc đánh giá lại các hoạt động chỉ huy và kiểm soát của liên minh Mỹ-Nhật, trong bối cảnh hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Kyodo)
*Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh do thám quân sự: Một quan chức thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 24/5 cho biết quân đội nước này đã phát hiện những dấu hiệu khả nghi cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị phóng vệ tinh do thám quân sự.
Giới chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang giám sát chặt chẽ và theo dõi các hoạt động liên quan”.
Hồi tháng 12/2023, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ phóng thêm 3 vệ tinh do thám trong năm nay, 1 tháng sau khi phóng thành công vệ tinh đầu tiên vào quỹ đạo. Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik khẳng định vệ tinh do thám Malligyong-1 của Triều Tiên dường như đang quay quanh Trái Đất nhưng không có bất cứ hoạt động nào. (Yonhap)
*Đâm dao tại Trung Quốc, 8 người thiệt mạng: Ngày 24/5, giới chức Trung Quốc xác nhận 8 người thiệt mạng và 1 người bị thương trong vụ tấn công bằng dao xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc, miền Trung nước này.
Vụ việc xảy ra sáng 23/5 tại thành phố Hiếu Cảm. Đối tượng 53 tuổi, được cho là có vấn đề về thần kinh, đã dùng dao đâm các nạn nhân. Người bị thương không nguy hiểm tính mạng.
Cảnh sát đã bắt giữ đối tượng và tiến hành điều tra vụ việc. (THX)
Châu Âu
*Armenia trả lại 4 ngôi làng biên giới cho Azerbaijan: Armenia ngày 24/5 đã trả lại cho Azerbaijan 4 ngôi làng biên giới mà Yerevan chiếm giữ cách đây nhiều thập kỷ. Động thái này được đánh giá là bước tiến mới hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai đối thủ lịch sử.
Cơ quan an ninh quốc gia Armenia thông báo lực lượng biên phòng nước này đã “chính thức” tiếp nhận các cứ điểm mới, trong khi Phó Thủ tướng Azerbaijan Shahin Mustafayev tuyên bố lực lượng biên phòng của Baku đã nắm quyền kiểm soát 4 khu dân cư nêu trên.
Căng thẳng giữa Azerbaijan và Armenia bùng phát sau khi Azerbaijan mở chiến dịch quân sự nhằm giành lại toàn bộ vùng từ lực lượng ly khai thân Armenia từ cuối nam 2023. Sau khi xung đột bùng phát, gần như toàn bộ người gốc Armenia trong cộng đồng 120.000 dân ở Nagorno-Karabakh đã chạy sang Armenia tị nạn sau khi chính quyền ly khai ở đây đầu hàng và tuyên bố giải tán. (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh? |
*Nga cáo buộc Romania can thiệp vào nội bộ láng giềng: Ngày 23/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích tuyên bố của Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu, theo đó chỉ có người Romania sống ở Cộng hòa Moldova. Bà Maria Zakharova cho biết những tuyên bố này là "khiêu khích" và thể hiện "sự can thiệp thô bạo" vào công việc của nước láng giềng.
Hãng thông tấn TASS cho biết, Thủ tướng Ciolacu nói với Digi24 rằng ở Cộng hòa Moldova “không có người Moldova, không có tiếng Moldova, chỉ có tiếng Romania và người Romania”. Ông Ciolacu đã đưa ra những nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 14/5. (Reuters)
*Gruzia chỉ trích lệnh hạn chế visa của Mỹ: Đảng “Giấc mơ Gruzia” cầm quyền của Gruzia ngày 24/5 mô tả quyết định của Mỹ áp đặt những quy định hạn chế thị thực đối với các thành viên Quốc hội Gruzia do dự luật “đại diện nước ngoài” là hành động “nực cười”.
Trước đó, ngày 23/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Washington sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế thị thực mới đối với Tbilisi và sẽ khởi động quá trình đánh giá lại hợp tác song phương giữa hai nước do dự luật “đại diện nước ngoài” được đảng “Giấc mơ Gruzia” thúc đẩy.
Trong tuyên bố về các hành động của Mỹ, Ngoại trưởng Blinken cho rằng dự luật này sẽ ngăn chặn quyền tự do liên kết và biểu đạt, cũng như cản trở hoạt động của các tổ chức truyền thông độc lập. (TASS)
*Phương Tây đang chuẩn bị cho cuộc chiến trực tiếp với Nga: Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 24/5 tuyến bố ít có khả năng Nga sẽ tấn công một quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và những cuộc thảo luận về “mối đe dọa từ Nga” không khác gì hơn là một cuộc diễn tập để chuẩn bị cho chiến tranh.
Thủ tướng Orban cũng khẳng định Budapest đang nỗ lực tránh tham gia các hoạt động của NATO bên ngoài lãnh thổ của liên minh này. Nhà lãnh đạo Hungary cũng cho rằng các chính trị gia phương Tây và thông tin truyền thông chỉ rõ châu Âu đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Nga. Theo ông, những gì đang diễn ra ở Brussels và Washington, nhất là ở Brussels, là một dạng chuẩn bị tinh thần cho một cuộc xung đột trực tiếp có thể xảy ra. (Sputnik)
Châu Phi – Trung Đông
*Giám đốc CIA tới Paris nỗ lực nối lại đàm phán về Gaza: Một nguồn tin phương Tây ngày 24/5 cho biết Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns sẽ tổ chức hội đàm tại thủ đô Paris của Pháp với đại diện của Israel trong nỗ lực khởi động lại những cuộc đàm phán tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Chuyến công du của Giám đốc CIA tới Paris, được thực hiện từ ngày 24/5 hoặc 25/5, diễn ra sau khi Israel bật đèn xanh cho khả năng nối lại đàm phán phóng thích con tin Israel bị Hamas giam giữ ở Gaza để đổi lấy lệnh ngừng bắn. (AFP)
*Israel cấm Lãnh sự quán Tây Ban Nha cung cấp dịch vụ cho người Palestine: Ngoại trưởng Israel - ông Israel Katz - ngày 24/5 thông báo Bộ Ngoại giao nước này đã quyết định “cắt đứt mối liên hệ” giữa cơ quan đại diện ngoại giao của Tây Ban Nha và người Palestine ở khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng, nhằm đáp trả tuyên bố của Madrid về việc công nhận Nhà nước Palestine.
Trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Katz viết: “Tôi đã quyết định cắt đứt mối liên hệ giữa đại diện của Tây Ban Nha ở Israel và người Palestine, đồng thời cấm Lãnh sự quán Tây Ban Nha tại Jerusalem cung cấp dịch vụ cho người Palestine ở Bờ Tây… nhằm đáp trả việc Tây Ban Nha công nhận Nhà nước Palestine cũng như lời kêu gọi bài Do thái của Phó Thủ tướng nước này”.
Hôm 22/5, Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha khẳng định sẽ chính thức công nhận Nhà nước Palestine vào ngày 28/5, động thái khiến Tel Aviv tức giận. (Al Jazeera)
TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Iran Raisi tử nạn: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ, 'hỗn hợp dễ cháy' có thể bị kích hoạt, gây thêm rối ren ở Trung Đông |
*Iran công bố báo cáo về vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Raisi: Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Iran ngày 23/5 công bố báo cáo đầu tiên về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay trực thăng gần đây dẫn đến cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tùy tùng.
Theo báo cáo, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi đã giữ nguyên lộ trình đã định trước đó trong suốt chặng đường và không đi chệch khỏi đường bay. Báo cáo tiết lộ, gần một phút rưỡi trước khi xảy ra vụ việc, phi công của chiếc trực thăng bị rơi đã liên lạc với 2 chiếc trực thăng khác trong đoàn tháp tùng của tổng thống.
Không có dấu vết của đạn hay vật dụng tương tự nào được tìm thấy trên mảnh vỡ của chiếc trực thăng bị rơi.
Báo cáo nói thêm thời tiết bất lợi “sương mù và nhiệt độ thấp” đã gây khó khăn cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Theo báo cáo, không có vấn đề đáng ngờ nào được phát hiện trong các cuộc trò chuyện giữa tháp canh và phi hành đoàn. (Al Jazeera)
Châu Mỹ - Mỹ Latinh
*Mỹ khẳng định duy trì cam kết ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Ngày 24/5, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết Hải quân Mỹ chú ý tới “tất cả các hoạt động” ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời thực hiện "rất nghiêm túc" trách nhiệm ngăn chặn các hành vi xâm lược trong khu vực.
Bình luận về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh Đài Loan (Trung Quốc), một sĩ quan Hạm đội 7 nêu rõ: “Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ làm nền tảng cho an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Sĩ quan này cho biết nhóm tấn công tàu sân bay Theodore Roosevelt đang tiếp tục "các cuộc diễn tập tập bình thường, an toàn và có trách nhiệm" như một phần việc triển khai thường lệ trong khu vực hoạt động của Hạm đội 7. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Cuba tổ chức quốc tang tưởng niệm Tổng thống Iran, Trung Quốc khẳng định sát cánh cùng 'người bạn' Trung Đông |
*Cuba miễn nhiệm Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài: Ngày 23/5, Cuba quyết định miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài (MINCEX) Ricardo Cabrisas Ruiz.
Theo thông báo chính thức, ông Ricardo Cabrisas vẫn tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ông Cabrisas, 87 tuổi, là người có kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài và các mối quan hệ với Câu lạc bộ Paris. Trong nhiều thập kỷ, ông là nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán và tái cơ cấu nợ giữa Cuba với Nga, Trung Quốc, Iran và Venezuela.
Thay thế ông Cabrisas tại MINCEX là Thứ trưởng Oscar Pérez-Oliva Fraga, 53 tuổi, kỹ sư điện tử có 15 năm kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương và từng công tác tại Đặc khu Phát triển Mariel – Đặc khu kinh tế đầu tiên và duy nhất của Cuba đến thời điểm hiện tại. (AFP)
*Nga và Cuba hướng tới hợp tác an ninh mạng toàn diện: Ngày 23/5, nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng hàng đầu ở Nga Grupo Solar và công ty bảo mật thông tin Cuba Segurmática đã ký một biên bản ghi nhớ đặt nền móng cho quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng toàn diện và phát triển các giải pháp bảo mật thông tin, công nghệ an ninh mạng và hỗ trợ xuất khẩu.
Tổng giám đốc Segurmática, bà Niurka Edith Milanes, và Tổng giám đốc của Grupo Solar, ông Igor Lyapunov, đã ký bản ghi nhớ nêu trên tại hội nghị thường niên Công nghiệp Kỹ thuật số Nga 2024, diễn ra tại thành phố Nizhni Novgorod. (Sputniknews)
| Xung đột Nga-Ukraine: Quốc gia EU nói 'mệt mỏi' trước những nỗ lực lôi kéo, Mỹ tìm cách kiềm chế Kiev một việc Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cảnh báo, nếu phương Tây triển khai quân tới Ukraine như đề xuất của một số chính trị gia châu ... |
| Tin thế giới ngày 23/5: Nga bắt Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội, Colombia sắp mở Đại sứ quán ở Palestine, Israel tấn công khắp Dải Gaza Trung Quốc khẳng định sự tồn tại của thỏa thuận với Philippines về Biển Đông, lãnh đạo Nhật Bản-Trung Quốc-Hàn Quốc sắp gặp nhau, Nga ... |
| Nga ra tuyên bố nóng cảnh báo Anh-Pháp, phản ứng gắt trước một động thái từ Hạ viện Mỹ Ngày 23/5, Nga đã đưa ra cảnh báo với một số quốc gia phương Tây liên quan tình hình ở Ukraine. |
| Thời khắc khó khăn của Iran Thảm kịch khiến Tổng thống Ebrahim Raisi thiệt mạng ngày 19/5 xảy ra trong bối cảnh Iran đang phải đối mặt với rất nhiều thách ... |
| Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Thông tin đầu tiên về thời khắc thảm kịch Ngày 23/5, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Iran đã công bố báo cáo đầu tiên về nguyên nhân vụ tai nạn ... |