Tin thế giới 25/2: Nga tống điệp viên Trung Quốc vào tù; Myanmar nổ ra đụng độ; Tokyo định 'nắn gân' Bắc Kinh?

Hoàng Hà
TGVN. Nga bắt giam một người làm gián điệp cho Trung Quốc, chính biến Myanmar, Nhật Bản cho bắn tàu nước ngoài đổ bộ Sensaku/Điếu Ngư, quan hệ Pháp-Iran, Venezuela-EU... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 25/2: Nga bỏ tù điệp viên Trung Quốc; Ông Putin ám chỉ 'chiêu' của phương Tây chẳng tác dụng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin nổi bật trong ngày:

Nga bỏ tù một người làm điệp viên cho Trung Quốc

Ngày 25/2, hãng thông tấn TASS đưa tin, một tòa án của Nga đã xét xử bí mật và kết án một người đàn ông 8 năm tù giam, sau khi phát hiện người này phạm tội phản quốc vì chuyển giao những bí mật quốc gia cho các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Ông Vladimir Vasilyev, 52 tuổi, đã bị bắt ở khu vực Zabaykalsky, Đông Siberia của Nga, giáp biên giới Mông Cổ và Trung Quốc hồi tháng 8/2019. Người này đã nhận tội phản quốc.

Theo Reuters, vụ việc cho thấy những căng thẳng đằng sau sự thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn của Điện Kremlin với Bắc Kinh kể từ năm 2014, khi quan hệ với phương Tây sụp đổ vì vụ sáp nhập bán đảo Crimea. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga-Trung Quốc 'liên thủ' đối đầu Mỹ ở Ấn Độ Dương?

Tình hình Myanmar: Tấn công ở biểu tình, Facebook cấm cửa quân đội, Nhật Bản tính dừng viện trợ

Ngày 25/2, các bức ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy, các thành viên của một nhóm ủng hộ chính quyền quân sự ở Myanmar đã bắn súng cao su cùng nhiều vũ khí sắc nhọn khác tấn công và làm bị thương những người dân biểu tình phản đối vụ chính biến hôm 1/2, trong khi cảnh sát túc trực mà không can thiệp.

Ngày 25/2, Facebook tuyên bố, việc cấm quân đội Myanmar sử dụng nền tảng các ứng dụng Facebook và Instagram có hiệu lực ngay lập tức do cho rằng, rủi ro khi quân đội nước này sử dụng trong bối cảnh tình hình hiện nay là "quá lớn".

Động thái này của Facebook diễn ra trong bối cảnh những người biểu tình ủng hộ dân chủ tiếp tục tổ chức tuần hành để phản đối quân đội nắm chính quyền.

Trong khi đó, cùng ngày, hãng Thông tấn Kyodo dẫn một số nguồn tin trong Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này đang cân nhắc việc dừng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Myanmar. (AP, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Indonesia giữ nguyên lập trường, kêu gọi tôn trọng nguyện vọng của người dân

Tổng thống Putin: Đường lối hiện nay của phương Tây 'không có triển vọng' với Nga

Ngày 24/2, tại cuộc họp các quan chức hàng đầu của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ ra "chính sách ngăn chặn Nga" của phương Tây.

Theo đó, các cường quốc nước ngoài cố gắng trói buộc Nga bằng các biện pháp trừng phạt và can thiệp trực tiếp, nhằm nỗ lực làm "chệch hướng và kìm hãm sự phát triển, gây ra các vấn đề dọc biên giới, gây bất ổn nội bộ và làm suy yếu các giá trị đoàn kết xã hội" và "đặt Nga dưới sự kiểm soát của bên ngoài".

“Đường lối như vậy đối với Nga hoàn toàn không có triển vọng. Chúng tôi sẵn sàng tiến hành đối thoại cởi mở, tìm giải pháp thỏa hiệp cho những vấn đề khó khăn nhất dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau", ông Putin khẳng định.

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, FSB cần bảo vệ cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới khỏi bất kỳ "hành động khiêu khích" nào. (AP)

TIN LIÊN QUAN
EU trừng phạt Nga: Bổn cũ soạn lại

Nhật Bản cho phép bắn tàu nước ngoài đổ bộ vào Senkaku/Điếu Ngư

Ngày 25/2, một số thành viên đảng cầm quyền cho biết, các quan chức Chính phủ nói rằng, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có thể bắn các tàu chính quy nước ngoài có mục đích đổ bộ vào quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Theo đó, hành động này được coi là đúng pháp luật, bởi việc các tàu chính quy đổ bộ vào Sensaku là phạm tội bạo lực.

Trước đó, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản chỉ được phép bắn vũ khí trực tiếp vào tàu thuyền nước ngoài trong trường hợp tự vệ và thoát hiểm khẩn cấp.

Động thái được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã ban hành luật mới cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại các tàu nước ngoài mà Bắc Kinh cho là xâm nhập trái phép vùng biển của mình. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ lên tiếng sau vụ Trung Quốc đưa 2 tàu đến vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông

Lãnh sự quán Mỹ hoàn tất việc bán tài sản tại Hong Kong

Ngày 25/2, Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong đã hoàn tất việc bán tài sản, gồm 6 căn nhà, từng được dùng làm nơi ở cho nhân viên ngoại giao, trị giá khoảng 300 triệu USD. Thông tin này được bên mua, công ty Hang Lung Properties, đưa ra.

Việc mua bán này đã được thông báo từ năm ngoái song đã phải tạm dừng hồi tháng 12/2020. Nguyên nhân được cho là căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Bắc Kinh tuyên bố không có thỏa thuận sang nhượng tài sản nào và cần có sự cho phép rõ ràng.

Hang Lung Properties cho biết, Washington đã nhận được văn bản cho phép từ Bắc Kinh. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng, sinh viên Trung Quốc đổ xô sang Anh du học

Tổng thống Mỹ thu hồi quyết định của ông Trump về thẻ xanh

Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thu hồi lệnh cấm của người tiền nhiệm Donald Trump, vốn ngăn chặn những người nộp đơn xin thẻ xanh và người lao động nước ngoài tạm thời nhập cảnh vào Mỹ.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành lệnh cấm vào năm ngoái, cho rằng lệnh cấm này là cần thiết để bảo vệ người lao động Mỹ trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế nhập cư, tạm dừng cấp mới thẻ xanh

Pháp-Iran vướng mâu thuẫn mới trong giai đoạn nhạy cảm

Ngày 24/2, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, công dân Pháp có tên Benjamin đã bị Tehran bắt giữ vào tháng 5/2020 và giam giữ ông này kể từ đó.

Ông Benjamin đang nhận được sự bảo vệ lãnh sự. Đại sứ quán Pháp tại Tehran thường xuyên liên lạc với ông này, cũng như "theo dõi sát sao tình hình công dân nước mình".

Tờ Le Point của Pháp dẫn lời luật sư người Iran của ông Benjamin cho hay, công dân Pháp 35 tuổi này bị bắt giữ ở Đông Bắc Iran, gần biên giới với Turkmenistan, nơi ông đang du lịch trên một xe tải.

Theo một nguồn tin thân cận với ông Benjamin, ông đã được gọi điện cho gia đình, song vụ bắt giữ này bất hợp pháp bởi "giới chức chưa bao giờ đưa ra hồ sơ vụ án, cũng như bất kỳ lời giải thích nào".

Vụ bắt giữ được xác nhận trong thời điểm này trở thành chủ đề nhạy cảm khi Mỹ và các nước châu Âu đang cố gắng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Vấn đề hạt nhân Iran: Mỹ tuyên bố 'sự kiên nhẫn' có hạn, Israel phản ứng mạnh, dọa hành động ngăn chặn Tehran

Căng thẳng Venezuela-EU: Caracas trục xuất Đại sứ EU, gửi 'tối hậu thư'

Sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 19 quan chức Venezuela hồi đầu tuần này, ngày 24/2, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza tuyên bố nước này đã trục xuất Đại sứ EU tại Caracas Isabel Brilhante và bà có 72 giờ để rời khỏi quốc gia Nam Mỹ.

Venezuela cũng đã gửi công hàm phản đối tới phái đoàn ngoại giao Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan và Đức liên quan tới những biện pháp trừng phạt mới nhất của EU.

Cùng ngày, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ra "tối hậu thư" tuyên bố, hoặc là EU điều chỉnh lại việc trừng phạt hoặc hai bên sẽ không bao giờ có bất kỳ thỏa thuận nào, bất kỳ hình thức đối thoại nào. (AFP, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Venezuela-EU: Tổng thống Maduro lên tiếng, gửi 'tối hậu thư' cho châu Âu

Armenia: Căng thẳng leo thang, nguy cơ đảo chính, Nga lên tiếng

Ngày 25/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cảnh báo về một âm mưu đảo chính nhằm vào ông, sau khi quân đội đề nghị ông và Chính phủ từ chức, do cách thức xử lý xung đột với Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh vào năm ngoái.

Ông Pashinyan đã bác bỏ các lời kêu gọi từ chức, bãi nhiệm người đứng đầu các lực lượng vũ trang, đồng thời kêu gọi người dân tuần hành tại trung tâm Thủ đô Yerevan để ủng hộ ông.

Phản ứng với tình hình này, Điện Kremlin bày tỏ quan ngại, đồng thời kêu gọi cả hai bên giải quyết khác biệt bằng hòa bình và trong khuôn khổ hiến pháp. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hàng nghìn người biểu tình đòi Thủ tướng Armenia từ chức

Australia thông qua luật yêu cầu các công ty công nghệ trả phí cho nội dung tin tức

Ngày 25/2, Quốc hội Australia đã thông qua Bộ quy tắc thương lượng truyền thông do Chính phủ liên bang đề xuất, theo đó quy định các công ty công nghệ toàn cầu phải trả phí cho việc sử dụng nội dung tin tức của các hãng truyền thông Australia.

Chính phủ Australia khẳng định, luật mới sẽ bảo đảm các hãng truyền thông "được chi trả công bằng cho nội dung tin tức tạo ra, giúp duy trì mối quan tâm của dư luận đối với báo chí".

Theo quy định vừa ban hành, các hãng truyền thông muốn được trả tiền cho nội dung xuất hiện trên công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội cần thực hiện đăng ký và phải đáp ứng một số điều kiện, bao gồm phải có doanh thu ít nhất 150.000 AUD (120.000 USD)/năm. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Cuộc chiến Australia-Facebook: Cuối cùng Facebook đã bị hạ đo ván?

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn tại khu vực Kashmir

Ngày 25/2, Quân đội Ấn Độ và Pakistan ra tuyên bố chung cho biết, hai bên đã nhất trí ngừng các cuộc giao tranh dọc đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir giữa hai nước, nơi thường xuyên xảy ra các vụ nổ súng trong những tháng gần đây gây thương vong cho dân thường.

Tuyên bố chung nêu rõ, vì hòa bình bền vững và có lợi cho cả 2 bên dọc khu vực biên giới, Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí giải quyết các vấn đề cốt lõi và quan ngại của mỗi bên, vốn là nguyên nhân gây tổn hại không khí hòa bình và dẫn tới các hành động bạo lực. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ gửi 'thông điệp chết chóc': Bất kỳ ai xâm nhập 'đừng mong quay về'

Ấn Độ, Pháp và Australia đối thoại 3 bên về tăng cường hợp tác khu vực

Ngày 24/12, Ấn Độ, Pháp và Australia đã tổ chức cuộc đối thoại ba bên cấp cao dưới hình thức trực truyến.

Tại cuộc đối thoại, ba bên đã đánh giá những tiến bộ đạt được trong kết quả Đối thoại ba bên cấp Thứ trưởng được tổ chức hồi tháng 9/2020, bao gồm các lĩnh vực an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR), kinh tế xanh, bảo vệ môi trường biển toàn cầu, chống khai thác đánh bắt cá bất hợp pháp và không kiểm soát (IUU) và hợp tác đa phương.

Đại diện ba nước cũng thảo luận về việc thực hiện các bước tiếp theo để thúc đẩy hợp tác ba bên trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (ANI)

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 24/2: Nga tung luật 'thép' sau vụ Navalny; Động thái đối ngoại đầu tiên của Myanmar sau chính biến; Ukraine bị cảnh cáo 'đừng liều lĩnh'
Chuyên gia: Nga sẽ 'xẻ đôi' NATO nếu xảy ra xung đột
Cập nhật Covid-19 ngày 24/2: Hơn 88 triệu bệnh nhân bình phục; số ca mắc mới ở Brazil tăng 'khủng', báo động nguy hiểm biến thể ở California
Thượng viện Mỹ soạn thảo dự luật mới, nỗ lực 'chống lại sự trỗi dậy' của Trung Quốc
Tin thế giới 23/2: Mỹ hờ hững trước nhiệt tình từ Trung Quốc; Ukraine 'thà' hòa bình tạm bợ với Nga; WHO trăn trở 'hết vaccine, tiền nhiều để làm gì?'

Bài viết cùng chủ đề

Chính biến Myanmar

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư nhấn mạnh khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam và Malyasia hợp tác ngày càng ...
Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ Malaysia phát huy mạnh mẽ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 vì lợi ích chung ...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động