Tin thế giới 25/8: Ukraine chuyển sang dùng vũ khí NATO, Thủ tướng Draghi lạc quan về Italy, cựu Đại sứ Anh tại Myanmar nghi bị bắt

Minh Vương
Ukraine chuyển sang dùng vũ khí NATO, Thủ tướng Draghi lạc quan về Italy, cựu Đại sứ Anh tại Myanmar nghi bị bắt là tin thế giới nổi bật ngày 25/8.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(07.26) Mặc dù được người dân ủng hộ và có nhiều lựa chọn, song ông Mario Draghi đã quyết định từ chức Thủ tướng vì không nhận được sự ủng hộ của ba chính trị gia quan trọng của liên minh. (Nguồn: Getty Images)
Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Draghi bày tỏ sự lạc quan về tương lai đất nước. (Nguồn: Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế đáng chú ý ngày 25/8.

Nga-Ukraine

* CMC: Nga và Ukraine sử dụng bom chùm: Ngày 25/8, Liên minh Chống bom chùm (CMC) công bố báo cáo cho rằng Nga đã sử dụng rộng rãi bom chùm ở Ukraine, gây ra thương vong cho hàng trăm dân thường và làm hư hại nhà cửa, trường học và bệnh viện. Báo cáo dài 100 trang được công bố khi các bên tham gia công ước chuẩn bị tiến hành cuộc họp thường niên lần thứ 10 từ ngày 30/8 - 2/9 tại Geneva.

Theo báo cáo năm 2022 về sử dụng vũ khí trên thế giới, kể từ khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine ngày 24/2, hàng trăm vụ tấn công bằng bom, đạn chùm của các lực lượng Nga đã được ghi nhận, báo cáo hoặc được cho là đã xảy ra.

CMC cho biết thêm, dường như các lực lượng Ukraine cũng sử dụng bom chùm một vài lần.

Cả Nga và Ukraine đều không tham gia công ước cấm sử dụng, chuyển giao, sản xuất và lưu trữ bom chùm (có 110 quốc gia thành viên và 13 quốc gia ký kết khác). (AFP)

* Ukraine sẽ chuyển sang dùng vũ khí NATO: Ngày 24/8, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Colin Kahl nói rằng quân đội Ukraine sẽ dần chuyển sang các tiêu chuẩn vũ trang của NATO.

Ông cho hay: “Có thể trong nhiều năm nữa họ vẫn sử dụng các hệ thống và đạn dược do chính họ sản xuất. Tuy nhiên, theo kỳ vọng của tôi, trong khung thời gian mà chúng ta đang đề cập ở đây, Ukraine sẽ dần chuyển sang các tiêu chuẩn của liên minh”.

Theo ông, việc tích hợp hoàn toàn vào hệ thống vũ khí của NATO sẽ mất ít nhất 3 năm. Quan chức cấp cao Lầu Năm Góc lưu ý rằng lý tưởng nhất là tương lai quân đội Ukraine sẽ không dựa trên hàng chục hệ thống khác nhau, thay vào đó cần một số lượng nhỏ hơn nhiều để dễ dàng bảo trì và bảo dưỡng. Theo ông Kahl, tính đến nay, hơn 50 quốc gia trên thế giới đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Trong cuộc điện đàm trước đó với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đồng cấp Nga Sergey Lavrov cảnh báo việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc xung đột, kéo dài sự “thống khổ” của Kiev. (Sputnik)

* IAEA lạc quan về triển vọng tiếp cận nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ngày 25/8, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết, cơ quan này đang tiến rất gần tới khả năng tiếp cận nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Nga kiểm soát ở Ukraine.

Phát biểu trên kênh France 24 TV về đàm phán tiếp cận cơ sở hạt nhân Zaporizhzhia, ông Grossi nói: “Chúng tôi đang tiến rất, rất gần tới khả năng đó”.

Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm thảo luận với người đồng cấp Pháp về vấn đề nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. (Reuters)

* EU lên án vụ tấn công “khủng bố” vào ga đường sắt ở Ukraine: Ngày 25/8, Liên minh châu Âu (EU) đã lên án vụ tấn công đẫm máu nhằm vào ga đường sắt Chaplyne ở Ukraine và cảnh báo thủ phạm “tấn công khủng bố bằng tên lửa của Nga sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell nêu rõ: “EU lên án mạnh mẽ một cuộc tấn công nữa của Nga nhằm vào dân thường.”

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các lực lượng nước này đã tấn công ga đường sắt Chaplyne ở khu vực Dniptropetrovsk của Ukraine.

Chính quyền Kiev cho biết, vụ tấn công nêu trên đã khiến 25 dân thường thiệt mạng. (AFP/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ cam kết viện trợ nhân đạo cho Ukraine, thúc đẩy đàm phán để chấm dứt xung đột

Châu Âu

* Thủ tướng Italy lạc quan về tương lai đất nước: Ngày 24/8, Thủ tướng Italy sắp mãn nhiệm Mario Draghi khẳng định, Italy sẽ vượt qua mọi khó khăn bất kể chính phủ nào ra mắt sau cuộc tổng tuyển cử vào ngày 25/9.

Phát biểu tại thành phố Rimini, ông nói: “Lần này Italy cũng sẽ thành công. Đoàn kết, chúng ta đã cho thấy Italy là một đất nước tuyệt vời, có tất cả những gì cần thiết để vượt qua những khó khăn mà lịch sử đặt ra trước mắt”. Ông hy vọng chính phủ tương lai sẽ duy trì tinh thần Italy và kêu gọi tất cả cử tri đi bỏ phiếu.

Tuy nhiên, Thủ tướng Draghi cũng đề cập tới những thách thức nước này đang phải đối mặt và tầm quan trọng của các quyết định chính phủ tiếp theo sẽ phải thực hiện liên quan tới vấn đề lạm phát, giá khí đốt và các nguồn năng lượng khác gia tăng, ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp Italy, sự phục hồi không ổn định của kinh tế, làn sóng đại dịch Covid-19 mới và xung đột tại Ukraine.

Trong thông điệp gửi tới chính phủ tiếp theo, ông Draghi nhấn mạnh “chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa biệt lập không phù hợp với lợi ích quốc gia”, đồng thời nhấn mạnh rằng uy tín trong nước của Italy cần phải đi đôi với uy tín quốc tế. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga nói gì về cáo buộc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine?

Đông Bắc Á

* Trung Quốc chỉ trích đảng cầm quyền của Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 25/8, trả lời câu hỏi của giới truyền thông liên quan đến việc Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) mới đây ra mắt Diễn đàn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Mã Hiểu Quang cho rằng nỗ lực của chính quyền đảng Dân Tiến (DPP) ở Đài Loan (Trung Quốc) để theo đuổi “Đài Loan độc lập” sẽ không thành công.

Theo ông, cái gọi là IPAC là một nhóm nhỏ gồm các thành phần cực đoan bài Trung Quốc, đang cố gắng thực hiện hành động khiêu khích liên quan đến vấn đề Đài Loan. Song những hành động đó sẽ không thể ngăn cản tiến trình thống nhất và chấn hưng dân tộc của Trung Quốc. Ông Mã cũng cho biết Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số thành viên của nhóm này. (Tân Hoa xã)

* Trung Quốc: Mỹ kích động khủng hoảng tại eo biển Đài Loan: Ngày 25/8, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi cáo buộc Mỹ “chủ mưu” cuộc khủng hoảng hiện nay ở eo biển Đài Loan và Washington nên ngay lập tức sửa chữa những sai lầm, thay vì kích động leo thang trong khu vực.

Ông nhấn mạnh những phát ngôn chỉ trích các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc từ một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ, hoàn toàn bóp méo sự thật và là nỗ lực nhằm đẩy trách nhiệm cho người khác. Đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh cuộc diễn tập là bước đi chính đáng và công bằng nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Liên quan tới vấn đề eo biển Đài Loan, cùng ngày, 12 đại diện thường trực của các đồng minh ngoại giao của Đài Loan (Trung Quốc) tại Liên hợp quốc đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về mối đe dọa gia tăng từ các cuộc tập trận của Bắc Kinh.

Người phát ngôn cơ quan đối ngoại Đài Loan Âu Giang An cho biết, các đại sứ nhấn mạnh sự tôn trọng của họ đối với hòa bình và ổn định, đồng thời cam kết bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Tuyên bố cũng kêu gọi Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc lập tức ngừng tập trận quân sự, chấm dứt nỗ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng. (Sputnik/Taiwan News)

* Chuyên gia: Nhật Bản thiếu đạn dược cho cuộc chiến quy mô lớn: Ông Yu Koizumi, thành viên cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ tiên tiến thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản), nhận định nước này đã bắt tay vào việc mua các hệ thống vũ khí mới mạnh hơn và tiên tiến hơn, song các lực lượng vũ trang nước này thiếu tiềm lực tiến hành chiến dịch quy mô lớn do thiếu đạn dược.

Bình luận về các nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản trong việc dành ngân sách quốc phòng lớn kỷ lục cho tài khóa tiếp theo, chuyên gia Yu Koizumi đánh giá: “Ngay từ đầu, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không được thành lập để tiến hành một cuộc chiến tranh độc lập với một cường quốc. Họ chưa bao giờ có đủ sức mạnh về quân số, đủ vũ khí và đạn dược cho các hoạt động như vậy”.

Ông cho biết các lực lượng này dự định sẽ cầm cự một thời gian cho đến khi quân đội Mỹ tới và rốt cuộc sẽ đóng một vai trò thứ yếu.

Theo ông Koizumi, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sở hữu một số lượng đạn dược hạn chế và nếu một cuộc chiến thực sự nổ ra, bom đạn sẽ hết rất nhanh.

Dữ liệu của Nikkei cho thấy, trữ lượng đạn dược của Nhật Bản chỉ tồn tại không quá 2 tháng khi xảy ra xung đột quân sự thực sự. Bên cạnh đó, 70% đạn dược của Nhật Bản được cất giữ trên Hokkaido, hòn đảo ở cực Bắc kể từ thời Chiến tranh Lạnh và cuộc đối đầu với Liên Xô. Việc vận chuyển chúng đến Biển Hoa Đông, nơi tiềm tàng xung đột là vô cùng khó khăn.

Cũng theo ông Koizumi, thống kê cho thấy các hoạt động tác chiến đang diễn ra tại Ukraine tiêu tốn khoảng 15.000 viên đạn mỗi ngày và hiện chính quyền Nhật Bản không có khả năng đáp ứng các hoạt động quân sự với quy mô như vậy. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Vấn đề Đài Loan: Trung Quốc cảnh báo ‘biện pháp mạnh mẽ’, Canada nói gì?

Đông Nam Á

* Myanmar bắt giữ người được cho là cựu Đại sứ Anh, London quan ngại: Một người phát ngôn của Đại sứ quán Anh tại Myanmar ngày 25/8 đã bày tỏ quan ngại về việc cựu quan chức của cơ quan này - bà Vicky Bowman, được cho là đã bị giới chức Myanmar bắt giữ tại Yangon: “Chúng tôi quan ngại về vụ bắt giữ một phụ nữ Anh ở Myanmar. Hiện chúng tôi đang liên hệ với chính quyền địa phương và đang hỗ trợ lãnh sự".

Trước đó, trong ngày, hai nguồn thạo tin cho hay bà Bowman và chồng là Htein Lin đã bị bắt giữ. Bà Bowman từng là Đại sứ tại Myanmar từ năm 2002-2006 và có hơn 30 năm kinh nghiệm tại quốc gia Đông Nam Á này. (Reuters)

Có gì trong gói chính sách 19 điểm trị giá 1.000 tỷ Nhân dân tệ của Trung Quốc?

Có gì trong gói chính sách 19 điểm trị giá 1.000 tỷ Nhân dân tệ của Trung Quốc?

Ngày 24/8, Trung Quốc bổ sung gói biện pháp kích thích kinh tế tổng trị giá hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 146 ...

Người Mỹ ủng hộ chính quyền cung cấp vũ khí giá trị 'khủng' cho Ukraine

Người Mỹ ủng hộ chính quyền cung cấp vũ khí giá trị 'khủng' cho Ukraine

Ngày 24/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá gần 3 tỷ USD cho Ukraine. Thăm dò ...

Nhật Bản nỗ lực đảm bảo tài chính cho ngân sách quốc phòng mới

Nhật Bản nỗ lực đảm bảo tài chính cho ngân sách quốc phòng mới

Nhật Bản đang tìm cách đảm bảo duy trì kỷ luật tài khóa, trong lúc chi phí quốc phòng gia tăng vì môi trường an ...

Nhật Bản hứa giúp ASEAN cải thiện tình hình Myanmar

Nhật Bản hứa giúp ASEAN cải thiện tình hình Myanmar

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã cam kết với Thủ tướng Campuchia Hun Sen rằng Tokyo sẽ hỗ trợ các nỗ lực ...

Italy có lý do để sẵn sàng đón mùa Đông vắng khí đốt

Italy có lý do để sẵn sàng đón mùa Đông vắng khí đốt

Ngày 9/8, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani cho biết, nước này đang ở vị thế tốt hơn so với các nước ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động