Tin thế giới 26/10: Nga nêu lý do không chúc mừng tân Thủ tướng Anh, Iran và châu Âu ‘ăn miếng trả miếng’

Minh Vương
Tân Thủ tướng Anh nêu cam kết với Ukraine, ông Putin giám sát tập trận hạt nhân, hệ quả nếu Mỹ cấm nhôm Nga… là một số sự kiện quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(10.26) Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết Anh và EU sẽ sớm đạt thỏa thuận về di chuyển lực lượng trong lãnh thổ của khối. (Nguồn: AFP/Reuters)
Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết, Anh và EU sẽ sớm đạt thỏa thuận về di chuyển lực lượng trong lãnh thổ của khối. (Nguồn: AFP/Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga-Ukraine

* Nga nêu quan ngại với Ấn Độ, Trung Quốc về khả năng Ukraine sử dụng “bom bẩn”: Ngày 26/10, Bộ trưởng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm với người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh về việc Ukraine có thể sử dụng “bom bẩn”.

Cùng ngày, ông Shoigu cũng điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa về “hành động khiêu khích có thể xảy ra của Ukraine liên quan đến sử dụng bom bẩn”.

Cũng trong cuộc điện đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã nhấn mạnh rằng, vũ khí hạt nhân không nên được sử dụng bởi bất kỳ bên nào trong xung đột Nga-Ukraine: “Triển vọng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc phóng xạ đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của nhân loại”.

Ngườiđứng đầu ngành quốc phòng Ấn Độ cũng tái khẳng định sự cần thiết phải sớm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine thông qua đối thoại và ngoại giao. Kể từ hôm 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm về chủ đề này với Bộ trưởng Quốc phòng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). (Reuters/TASS)

* Moscow có thể chuyển tài sản ở 4 vùng sáp nhập cho công ty Nga: Ngày 26/10, Điện Kremlin cho biết tài sản ở 4 khu vực Ukraine mà Nga tuyên bố đã sáp nhập hồi tháng trước có thể được chuyển giao cho các công ty Nga quản lý trong tương lai.

Người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, không thể để “tài sản bị lãng phí” và Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này. Ông cũng để ngỏ khả năng đàm phán kín về trao đổi tù nhân giữa Moscow và Washington để trả tự do cho vận động viên bóng rổ Mỹ Brittney Griner. (Reuters)

* Tân Thủ tướng Anh cam kết ủng hộ Ukraine: Ngày 25/10, tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Tuyên bố Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ: “Thủ tướng Sunak khẳng định sự ủng hộ của Anh đối với Ukraine sẽ mạnh mẽ như trước, trong nhiệm kỳ của ông và Tổng thống Zelensky có thể tin tưởng Anh sẽ luôn giữ tình đoàn kết với Ukraine”.

Cả hai bên đều ủng hộ “tiếp tục trừng phạt kinh tế” chống Nga. Ông Sunak cũng bày tỏ hy vọng “sẽ sớm gặp” ông Zelensky. Tân Thủ tướng Anh cũng “nhấn mạnh tầm quan trọng các hoạt động của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tại Ukraine nhằm đảm bảo an toàn hạt nhân và duy trì sự minh bạch trước bất kỳ động thái bóp méo thông tin nào”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
‘Tam giác chiến lược’ Mỹ-Trung-Nga dưới thời ông Joe Biden

Châu Âu

* Tổng thống Nga giám sát cuộc tập trận của các lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược: Hãng thông tấn RIA (Nga) đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin ngày 26/10 đã giám sát cuộc tập trận thường niên Grom của các lực lượng được trang bị vũ khí hạt nhân chiến lược nước này.

Thông báo của Điện Kremlin nêu rõ: “Dưới sự chủ trì của Tổng Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Vladimir Putin, một cuộc tập trận đã được tổ chức với sự tham gia của các lực lượng răn đe chiến lược trên bộ, trên biển và trên không... đã diễn ra các vụ phóng tên lửa hành trình và đạn đạo thật”. Trước đó, Washington cho biết đã được Moscow thông báo về tập trận Grom, nhận định cuộc tập trận hạt nhân tuân thủ các cam kết minh bạch mà Nga đã đưa ra. (AFP/Reuters)

* Tổng thống Nga không gửi điện mừng tân Thủ tướng Anh: Ngày 26/10, Người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin không gửi điện chúc mừng ông Rishi Sunak được bổ nhiệm làm tân Thủ tướng Anh vì London bị Moscow coi là một quốc gia “không thân thiện”. (AFP)

* Anh và EU ký thỏa thuận điều động quân, thiết bị trên khắp châu Âu: Phát biểu với The Times (Anh) ngày 25/10 khi thăm Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren cho biết, Anh sẽ ký thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU), cho phép nước này di chuyển quân đội và thiết bị nhanh hơn trên lãnh thổ của khối: “Tôi thực sự vui mừng khi Anh sẽ tham gia vì chúng tôi thấy giờ đây Anh quan trọng như thế nào, đó là một đối tác quan trọng khi nói đến hợp tác quân sự hỗ trợ Ukraine”. Bà lưu ý kế hoạch của Anh có liên quan chặt chẽ đến tình hình tại Ukraine. Hai bên dự kiến sẽ đạt thỏa thuận cuối cùng vào tháng 11 tới

Lực lượng quân sự cơ động là một sáng kiến của EU nhằm tăng cường khả năng di chuyển của quân đội, thiết bị và khí tài trong và ngoài lãnh thổ khối. Sáng kiến này cho phép các thành viên EU đảm bảo sự chuyển quân nhanh chóng trong Liên minh để có thể phản ứng nhanh với các mối đe dọa hoặc trường hợp khẩn cấp. (Sputnik)

* IMF kỳ vọng Chính phủ Anh tuân thủ kỷ luật tài chính: Ngày 26/10, phát biểu tại Berlin (Đức), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, bà mong ông Rishi Sunak điều hành nước Anh theo hướng ổn định về tài chính, cho rằng ông đã đúng khi cảnh báo dân chúng về quyết định khó khăn trước mắt. Ca ngợi “sự rõ ràng và tinh thần xây dựng” của ông Sunak khi ông còn là Bộ trưởng Tài chính, bà cho biết sẽ trao đổi với Bộ trưởng Tài chính mới được bổ nhiệm của Anh Jeremy Hunt trong những ngày tới. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Khủng hoảng năng lượng: Có gì trong gói biện pháp khẩn cấp của EU?

Châu Mỹ

* Mỹ có thể thiếu nhôm nếu ngưng nhập khẩu từ Nga: Trong bối cảnh Mỹ đang xem xét áp đặt lệnh cấm hoàn toàn nhôm Nga, giới phân tích cảnh báo rằng quyết định này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt kim loại, khiến giá kim loại thế giới tăng cao, gây tổn hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ và châu Âu.

Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhôm Nga. Cụ thể, Nhà Trắng đang cân nhắc 3 phương án lựa chọn gồm áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với nhôm Nga, tăng mạnh thuế và các biện pháp trừng phạt đối với công ty nhôm Rusal của Nga. Ngay sau khi có thông tin này, giá nhôm đã tăng tới 8,5% lên 2.400 USD/tấn trên sàn giao dịch kim loại London (LME).

Nga là nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và chiếm 6% nguồn cung toàn cầu. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Mỹ, nhôm của Nga chiếm 10%.

Trong 6 tháng qua, xuất khẩu nhôm và nickel từ Nga sang Mỹ và các nước EU đã tăng 70% so với năm ngoái. Các lô nhôm xuất khẩu sang Mỹ đã tăng 21%.

Trước đây, năm 2018, Mỹ đã trừng phạt công ty Rusal, động thái đã làm tê liệt các nhà máy luyện kim ở Mỹ và châu Âu. Việc tăng thuế nhập khẩu khiến giá alumina (nhôm oxide), thành phần quan trọng trong sản xuất kim loại, tăng 60%. Tập đoàn khai khoáng hàng đầu Australia Rio Tinto đã thông báo về nguy cơ tạm dừng một số hoạt động sản xuất. Alcoa, nhà sản xuất nhôm lớn nhất châu Mỹ, đã phải sa thải hàng loạt trong khi Century Aluminium, nhà sản xuất nhôm khác của Mỹ, đã báo cáo lợi nhuận giảm mạnh. (Bloomberg)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc: Mỹ là 'thách thức lớn nhất' với quan hệ Trung-Hàn

Trung Đông - châu Phi

* Iran và châu Âu “ăn miếng trả miếng”: Ngày 26/10, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết, Berlin đang thắt chặt các hạn chế nhập cảnh đối với Iran ngoài gói trừng phạt của EU đã được công bố để phản ứng với tình hình nhân quyền của Tehran.

Theo đó, trong tương lai, thị thực nhập cảnh Đức sẽ chỉ được cấp cho những người Iran có hộ chiếu công vụ và ngoại giao khi thực sự cần thiết. Các biện pháp hạn chế nhập cảnh bổ sung sẽ được áp dụng đối với các thành viên của các tổ chức Iran do EU liệt kê.

Bà Baerbock nhấn mạnh: “Không thể có ‘hoạt động làm ăn như bình thường’ trong quan hệ song phương với một quốc gia đối xử với công dân của mình như vậy”.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran thông báo đã mở rộng danh sách trừng phạt đối với EU, theo đó bổ sung 8 thực thể và 12 cá nhân vào danh sách này. Đáng chú ý, trong danh sách mới nêu trên của Iran có các thành viên của Nghị viện châu Âu, Quốc hội Pháp, Tổng biên tập tờ Bild (Đức) và người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại EU. Iran đã cáo buộc những thực thể và cá nhân này hỗ trợ khủng bố, các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền, cũng như tham gia tổ chức bạo loạn tại nước này.

Hôm 17/10, EU đã áp đặt biện pháp trừng phạt đối với 11 cá nhân và 4 thực thể của Iran, sau khi Tehran cố gắng kiểm soát các cuộc biểu tình quy mô lớn ở nước này liên quan đến cái chết của cô Mahsa Amini hồi tháng 9. Sau đó, EU đã đưa thêm 3 cá nhân và một tổ chức của Iran vào danh sách trừng phạt với cáo buộc cung cấp máy bay không người lái cho Nga. (Reuters/Sputnik)

Iran bán 40 tuabin khí hàng 'độc quyền' cho Nga, có kế hoạch mới với Thổ Nhĩ Kỳ

Iran bán 40 tuabin khí hàng 'độc quyền' cho Nga, có kế hoạch mới với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 23/10, hãng thông tấn Shana đưa tin Iran đã ký hợp đồng xuất khẩu 40 tuabin khí tự sản xuất cho Nga.

Iran: Đề nghị của nhóm E3 là 'sai lầm và vô căn cứ'

Iran: Đề nghị của nhóm E3 là 'sai lầm và vô căn cứ'

Iran chỉ trích việc các nước Pháp, Đức và Anh (Nhóm E3) yêu cầu Liên hợp quốc điều tra cáo buộc Nga đã sử dụng ...

EU nhăm nhe trừng phạt Iran, Tehran khuyến cáo công dân 'né' Ukraine

EU nhăm nhe trừng phạt Iran, Tehran khuyến cáo công dân 'né' Ukraine

Ngày 21/10, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas tiết lộ Liên minh châu Âu (EU) sẽ thảo luận cách đối phó với Iran liên quan đến ...

Thủ tướng Israel: Hợp tác quân sự Nga-Iran đặt thế giới vào nguy hiểm

Thủ tướng Israel: Hợp tác quân sự Nga-Iran đặt thế giới vào nguy hiểm

Ngày 20/10, Thủ tướng Israel Yair Lapid cảnh báo hợp tác quân sự Nga-Iran, đặc biệt trong cuộc xung đột ở Ukraine sẽ gây ra ...

Iran: Tư lệnh IRGC cảnh báo can dự nước ngoài vào các vấn đề nội bộ, ‘khuyên nhủ’ Saudi Arabia về Israel

Iran: Tư lệnh IRGC cảnh báo can dự nước ngoài vào các vấn đề nội bộ, ‘khuyên nhủ’ Saudi Arabia về Israel

Ngày 20/10, Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami, đã cảnh báo các nước không can thiệp nội ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

XSMN 1/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5/2024. xổ số ngày 1 tháng 5

XSMN 1/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5/2024. xổ số ngày 1 tháng 5

XSMN 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. kết quả xổ số ngày 1 tháng 5. SXMN 1/5. KQXSMN ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 2/5/2024: Song Tử tài chính biến động

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 2/5/2024: Song Tử tài chính biến động

Tử vi hôm nay 2/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuất khẩu văn hóa Hiphop, tại sao không?

Xuất khẩu văn hóa Hiphop, tại sao không?

Việt Max, đại diện giới underground, đã có những chia sẻ sâu về văn hóa nghệ thuật Hiphop Việt Nam.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 1/5 - SXMN 1/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 1/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 1/5 - SXMN 1/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2023. kết quả xổ số ngày 1 tháng 5. xổ số hôm nay 1/5. SXMN 1/5. XSMN ...
Trận Bayern Munich hòa Real Madrid 2 - 2, HLV Tuchel chỉ trích trung vệ Hàn Quốc

Trận Bayern Munich hòa Real Madrid 2 - 2, HLV Tuchel chỉ trích trung vệ Hàn Quốc

HLV Tuchel cảm thấy tiếc nuối khi Bayern Munich không thể có được bàn thứ ba, sau khi Leroy Sane và Harry Kane giúp ‘Hùm xám’ dẫn ngược 2-1.
Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Porsche của các dòng 911 Carrera, 911 Targa, 911 Turbo, 911 GT3, 718 Cayman, 718 Boxster, Taycan, Macan, Cayenne và Panamera sẽ được cập nhật chi ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động