📞

Tin thế giới 27/10: Thắng đậm Nga, Tổng thống Ukraine tiện đà 'đòi' Crimea; Nga đỏ mặt thề giành lại kho báu; EU chốt đòn đau với Ba Lan?

Hoàng Hà 20:12 | 27/10/2021
Khủng hoảng năng lượng, Dòng chảy phương Bắc 2, căng thẳng Nga với Moldova và Ukraine, Ankara bán máy bay không người lái cho Kiev, EU-Ba Lan, vấn đề Đài Loan, đảo chính Sudan,... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Một cổ vật bằng vàng trong bộ sưu tập vàng Scythia tranh chấp giữa Ukraine và Crimea. (Nguồn: EturboNews)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Thổ Nhĩ Kỳ có hành động khiến Nga 'ngứa ngáy'

để tấn công cứ điểm do phe ly khai được Nga hậu thuẫn kiểm soát

Ngày 27/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao UAV cho Ukraine có thể làm mất ổn định tình hình tại đường dây liên lạc ở khu vực Donbass.

Ukraine 'thắng đậm' Moscow, tiện đà đòi Crimea; Nga thề giành lại kho báu

Bộ sưu tập vàng Scythia gồm hơn 2.000 cổ vật bằng vàng, đá quý hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Allard Pierson tại Đại học Amsterdam. Số cổ vật này vốn được bảo tàng Allard Pierson mượn từ Crimea chỉ ít lâu trước khi bán đảo sáp nhập vào Nga năm 2014.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rất vui mừng ca ngợi kết quả này là một "chiến thắng", đồng thời tuyên bố: "Vàng của người Scythia sẽ trở lại Ukraine. Chúng tôi luôn lấy lại những thứ thuộc về mình. Đầu tiên, chúng tôi sẽ giành lại vàng của người Scythia và sau đó là Crimea".

Về phía Crimea, lãnh đạo bán đảo này Sergey Aksenov bày tỏ sự tức giận về phán quyết của tòa án, cho rằng ,đây là một quyết định "không công bằng, cho thấy các tòa án châu Âu có sự thiên vị và thái độ thù địch đối với Nga và Crimea".

Về phía Moscow, người phát ngôn Điện Kremlin

Bên cạnh đó, Nga " của Moscow. Tuy nhiên, ông Peskov khẳng định,

Tòa án EU ra phán quyết phạt Ba Lan

Ngày 27/10, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (EU) thông báo trừng phạt Ba Lan vì không đình chỉ hoạt động Phòng Kỷ luật của Tòa án Tối cao.

Theo đó, "Phó Chủ tịch của Tòa án buộc Ba Lan phải trả khoản tiền phạt là 1 triệu Euro/ngày, kể từ ngày phán quyết này được công bố với Warsaw".

Ba Lan bị cuốn vào một cuộc tranh chấp kéo dài với Brussels về cải cách tư pháp. Cuộc tranh cãi nóng lên vào tháng 7 khi Tòa án Công lý của EU ra lệnh cho quốc gia này đình chỉ hoạt động Phòng kỷ luật.

Trong khi đó, Ba Lan cho biết, họ sẽ bãi bỏ phòng này như một phần của kế hoạch cải cách rộng hơn, nhưng chưa trình bày kế hoạch chi tiết. (Reuters)

Căng thẳng Nga-Moldova: Moscow bác yếu tố chính trị trong đàm phán khí đốt

Ngày 26/10, tờ Financial Times đưa tin, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã đề nghị Moldova về một thỏa thuận khí đốt rẻ hơn nhằm đổi lấy việc Moldova điều chỉnh thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và trì hoãn việc cải cách thị trường năng lượng đã nhất trí với EU.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Chisinau và Moscow đang bất đồng liên quan khủng hoảng khí đốt khi Gazprom tăng đột xuất giá cả khí đốt đối với Moldova, buộc chính quyền thân phương Tây của quốc gia Đông Âu này ban bố tình trạng khẩn cấp.

Moldova sau đó tuyên bố đã ký một thỏa thuận với công ty quốc doanh PGNiG của Ba Lan về việc "mua thử nghiệm" 1 triệu m3 khí đốt cho công ty tiện ích Energocom của Moldova. Đây là lần đầu tiên Chisinau mua khí đốt từ quốc gia khác Nga.

Ngày 27/10, Điện Kremlin cho biết, các cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Moldova đơn thuần chỉ mang ý nghĩa thương mại, bác các thông tin truyền thông cáo buộc Moscow có ý đồ chính trị. (Reuters)

EU chia rẽ về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng

Ngày 26/10, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên EU đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp bàn về cách đối phó với tình trạng giá khí đốt tăng cao.

Tại cuộc họp, hai Bộ trưởng Năng lượng của Pháp và Tây Ban Nha cho rằng, cần phải cải cách thị trường năng lượng EU. Quan chức Tây Ban Nha Sara Aagesen cho rằng, các quốc gia thành viên của khối nên có quyền lựa chọn mua khí đốt chung nhằm giải quyết tình trạng giá điện tăng cao kỷ lục.

Tuy nhiên, trong tuyên bố chung đưa ra trước thềm cuộc họp, 9 quốc gia trong đó có Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Ireland và Hà Lan đã bày tỏ phản đối việc cải cách thị trường năng lượng EU. Thụy Điển và Bỉ sau đó cũng đã ký vào tuyên bố này.

Tuyên bố chung nhấn mạnh: "Thị trường khí đốt và điện nội khối của EU đã từng bước được thiết lập trong nhiều thập kỷ qua. Các thị trường cạnh tranh đóng góp cho sự đổi mới, an ninh nguồn cung và do đó là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi hướng tới tham vọng của EU về một tương lai ít thải khí carbon". (AFP)

Afghanistan: Nga kêu gọi NATO gánh vác trách nhiệm, Taliban muốn đối thoại

Ngày 27/10, trong một thông điệp video gửi tới cuộc họp cấp Ngoại trưởng các nước láng giềng của Afghanistan gồm

đến lúc cần phải có những hành động cụ thể".

Bên cạnh đó, ông Lavrov kêu gọi các nước láng giềng Afghanistan "ngăn chặn sự hiện diện của các lực lượng Mỹ và NATO - vốn có kế hoạch di chuyển đến đó sau khi rời khỏi Afghanistan - trên lãnh thổ của họ".

Tại hội nghị này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, phong trào Taliban cầm quyền ở Afghanistan "mong muốn được đối thoại với thế giới". (Sputnik)

Iran bị tấn công mạng

Ngày 26/10, truyền hình nhà nước Iran dẫn một nguồn tin cơ quan an ninh cho biết, đã xảy ra một vụ tấn công mạng tại nước này, làm gián đoạn việc phân phối xăng dầu tại các trạm xăng, gây ảnh hưởng tới 4.300 trạm khí đốt trên toàn quốc.

Hãng thông tấn IRNA của Iran ngày 27/10 đưa tin việc phân phối xăng dầu đã hoạt động trở lại, song chi tiết vụ tấn công mạng và thủ phạm đứng đằng sau vụ việc vẫn đang được điều tra.

Cùng ngày, hãng truyền thông nhà nước Iran dẫn lời Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nêu rõ: "Chúng ta cần phải trang bị và chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công mạng. Một số người định khiến nước ta tức giận bằng cách gây bất ổn và trì trệ trong cuộc sống của họ". (AFP, Reuters)

Bán đảo Triều Tiên: Nội các Triều Tiên nhóm họp, Mỹ-Hàn thống nhất về can dự ngoại giao

Ngày 26/10, chính phủ Triều Tiên đã tiến hành một cuộc họp nội các mở rộng dưới hình thức trực tuyến với sự chủ trì của Thủ tướng Triều Tiên Kim Tok-hun.

Phó Thủ tướng Pak Jong-gun công bố báo cáo về tình hình kinh tế đất nước, phân tích những điểm bất cập trong việc triển khai các dự án kinh tế trong quý III, đồng thời chỉ ra "thái độ thiếu trách nhiệm" của một số quan chức.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, "bản báo cáo nhấn mạnh việc chính phủ sẽ nỗ lực thúc đẩy kế hoạch kinh tế 5 năm vào giai đoạn cuối năm nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, mang lại những kết quả và thay đổi cụ thể mà người dân đang mong đợi”.

Liên quan tình hình bán đảo Triều Tiên, cùng ngày, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ và Hàn Quốc thống nhất về việc cần can dự ngoại giao với Triều Tiên, song có thể khác biệt về trình tự các bước đi để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đối thoại.

Ngày 27/10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo, nước này và Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận song phương "nghiêm túc và sâu rộng" về đề xuất tuyên bố chính thức khép lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-53). (Yonhap)

Đảo chính ở Sudan: Thủ tướng trở về, Mỹ liên hệ chặt

Ngày 26/10, kênh truyền hình Al Hadath dẫn lời các nguồn tin cho biết, Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok, người bị bắt giữ trong cuộc đảo chính quân sự trước đó một ngày, đã trở về nhà.

Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó thông báo, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken đã thảo luận với Thủ tướng Hamdok và hoan nghênh việc ông được trả tự do.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Blinken một lần nữa kêu gọi các lực lượng quân đội Sudan trả tự do cho tất cả các nhà lãnh đạo dân sự đang bị bắt giữ.

Cùng ngày, Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét đầy đủ các công cụ kinh tế có thể sử dụng nhằm phản ứng trước việc quân đội Sudan tiếp quản chính quyền chuyển tiếp ở quốc gia này, đồng thời liên lạc chặt chẽ với các nước vùng Vịnh.

Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan hàng không dân dụng Sudan cho biết, Sân bay Quốc tế Khartoum sẽ mở cửa trở lại vào lúc 21h ngày 27/10 (theo giờ Việt Nam). Sân bay này đã bị đóng cửa từ hôm 25/10 sau khi quân đội lật đổ chính phủ Sudan.

Trước đó cùng ngày, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Sudan Abdel Fattah al-Burhan đã "bào chữa" cho việc quân đội giành quyền lực, cho rằng, ông lật đổ chính phủ để tránh một cuộc nội chiến, trong khi đó, người biểu tình vẫn đổ ra đường nhằm phản đối vụ đảo chính. (Reuters, Sputnik)

Một số tin tức quốc tế nổi bật khác trong ngày:

Vấn đề Đài Loan: Ngày 26/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi tất cả quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ "sự tham gia mạnh mẽ và có ý nghĩa của Đài Loan trong toàn bộ hệ thống LHQ". Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố, Đài Loan "không có quyền tham gia Liên hợp quốc". (THX)

Dòng chảy phương Bắc 2 nhận kết luận quan trọng từ Đức: Ngày 26/10, Cơ quan Mạng Liên bang Đức xác nhận, họ đã nhận được kết luận từ Bộ Kinh tế và Năng lượng nước này về dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Theo đó, vấn đề về giấy phép sẽ không đe dọa đến an ninh nguồn cung khí đốt của Đức và Liên minh châu Âu (EU). (TASS)

Thủ tướng Merkel chính thức kết thúc nhiệm kỳ: Ngày 26/10, tại Cung điện Bellevue ở Berlin, dinh thự chính thức của Tổng thống Liên bang Đức, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã trao quyết định kết thúc nhiệm kỳ công tác cho Thủ tướng Angela Merkel và các thành viên trong nội các. (AFP)

Ấn Độ-Anh tiến hành cuộc tập trận ba quân chủng có tên Konkan Shakti trên biển Arab, trong đó bao gồm một loạt hoạt động diễn tập quân sự phức tạp. Cuộc tập trận kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 21/10, được đánh giá là "tham vọng nhất do hai nước tiến hành cho đến nay". (PTI)