Tin thế giới 27/6: Ông Putin nói Nga đã tránh được nội chiến, Mỹ đầu tư 42 tỷ USD vào lĩnh vực này

Minh Quân
Tổng thống Ukraine tới thăm Donetsk, Nhật Bản đưa Hàn Quốc trở lại 'danh sách trắng' về thương mại sau hơn bốn năm… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(06.27) Tổng thống Volodymyr Zelensky tới thăm các binh sĩ Ukraine tại một trạm xăng ở thành phố Bakhmut ngày 26/6. (Nguồn: AFP/Văn phòng Tổng thống Ukraine)
Tổng thống Volodymyr Zelensky tới thăm các binh sĩ Ukraine tại một trạm xăng ở Bakhmut ngày 26/6. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga xuyên thủng lớp phòng thủ của Ukraine ở Lugansk: Ngày 25/6, video do Bộ Quốc phòng xứ bạch dương công bố cho thấy, một đơn vị đổ bộ đường không của nước này đã xuyên thủng khu vực phòng thủ của Ukraine ở Lugansk, gần thành phố Kremennaya với sự yểm trợ của pháo binh. Theo Bộ Quốc phòng Nga, đợt tấn công từ nhiều phía đã khiến binh sĩ Ukraine phải hạ vũ khí và đầu hàng.

Tuy nhiên, bộ này không nêu rõ thời điểm diễn ra đợt đột kích trên. (RT)

* Nga bác bỏ khả năng hòa đàm với Ukraine: Ngày 27/6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã phủ nhận thông tin cho rằng Nga và Ukraine có thể đàm phán trong tháng 7. Theo ông, tại thời điểm này, không có dấu hiệu về bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để triển khai đàm phán như vậy. (Reuters)

Tin liên quan
Viện trợ Ukraine: Mỹ chi thêm 325 triệu USD, Nga nói Washington đang ‘lún sâu vào vực thẳm’ Viện trợ Ukraine: Mỹ chi thêm 325 triệu USD, Nga nói Washington đang ‘lún sâu vào vực thẳm’

* Tổng thống Ukraine thăm vùng Donetsk: Ngày 26/6, ông Volodymyr Zelensky đến thăm thực địa ở thành phố Bakhmut, Donetsk, miền Đông Ukraine, nơi Các lực lượng vũ trang Nga (VS RF) kiểm soát một phần. Theo Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Zelensky đã gặp một số người lính thuộc Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) nghỉ ngơi tại trạm xăng trên đường cao tốc.

Trong bài phát biểu hàng đêm cùng ngày, ông nêu rõ: “Hôm nay, ở tất cả các khu vực, những người lính của chúng ta đã đạt được bước tiến. Hôm nay là một ngày hạnh phúc. Tôi cầu chúc các chàng trai có nhiều ngày như hôm nay”. (Reuters)

* Ngoại trưởng Ukraine giải thích về tiến độ phản công: Ngày 27/6, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trường Italy Antonio Tajani cho biết tại Hội nghị Hội đồng Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) ở Luxembourg, người đứng đầu ngành ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng cuộc phản công của Ukraine chưa thể diễn ra với tốc độ như đã đề cập, bởi tất cả các vùng lãnh thổ đều đã bị phía Nga gài mìn. Do đó, VSU cần rà phá bom mìn trước khi có thể di chuyển. (AFP)

* Quan chức tình báo Ukraine đề xuất táo bạo: Ngày 26/6, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine (GUR) Kirill Budanov, được cho là đã đề xuất rằng VSU nên tấn công các tỉnh biên giới của Nga. Theo ông, việc nắm quyền kiểm soát một thành phố lớn như Belgorod, sẽ buộc Nga rút một phần lực lượng khỏi Ukraine, làm suy yếu lớp phòng thủ và tạo cơ hội cho VSU.

Theo lãnh đạo đơn vị tình báo của Kiev, Nga đã tập trung tất cả các đơn vị có khả năng chiến đấu ở Ukraine và sẽ không kháng cự mạnh ở các vùng hậu phương. Điều này đã được chứng minh khi các đoàn xe của lực lượng tư nhân Wagner đi tới 200 km trong một ngày mà không gặp phải bất kỳ kháng cự nào. (TTXVN)

* Ukraine mất nhiều xe bọc thép Mỹ: Ngày 26/6, New York Times (Mỹ) nêu thiệt hại về các khí tài do nước này viện trợ cho Ukraine: “Ít nhất 17 xe chiến đấu bộ binh Bradley được chuyển cho Kiev đã bị hư hại hoặc phá hủy, chiếm hơn 15% tổng số (xe Bradley)”.

Theo tác giả bài báo, sự kháng cự quyết liệt của VS RF đã tác động nghiêm trọng đến VSU: Từ ngày 4/6 đến 21/6, phía Ukraine đã mất 13 xe tăng và 59 xe bọc thép phương Tây trong đợt phản công. (New York Times)

* Anh: Tên lửa Storm Shadow “tác động đáng kể” đến tình hình Ukraine: Ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ben Wallace nhận định, tên lửa Storm Shadow được London cung cấp cho Kiev “đã tác động đáng kể” đến xung đột. Hiện đây là loại tên lửa tầm xa nhất Kiev được cấp và thường được VSU sử dụng trên máy bay cường kích Su-24. Theo thông tin mới nhất, chính từ những chiếc cường kích này, mẫu tên lửa do Pháp và Anh chế tạo đã tấn công và gây hư hỏng nghiêm trọng cầu Chongar nối Kherson với Crimea. (AP)

* Czech: Còn nhiều vũ khí để cung cấp cho Ukraine: Ngày 27/6, phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp với Thủ tướng Petr Fiala và Tổng tham mưu trưởng Karel Rehka, Bộ trưởng Quốc phòng Czech Jana Cernochova cho biết, nước này vẫn còn nhiều lựa chọn khác nhau trong kho của quân đội để cung cấp cho Ukraine. Trong khi đó, ông Fiala thông báo trong năm tháng đầu năm 2023, Czech đã chuyển giao cho Ukraine 24 xe tăng, 17 xe chiến đấu bộ binh, 16 hệ thống phòng không, 645 tên lửa chống tăng cùng hàng chục nghìn đạn pháo các loại.

Czech, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), là một trong những nước ủng hộ Ukraine nhiều nhất kể từ khi xung đột tại láng giềng của Nga nổ ra ngày 24/2/2022.

Cùng ngày, Đan Mạch thông báo chương trình quốc tế đào tạo phi công Ukraine sử dụng các máy bay chiến đấu F-16 vẫn đang được các quốc gia phương Tây soạn thảo. Theo đó, thời hạn của một khóa học có thể thay đổi phụ thuộc vào công tác huấn luyện trước đó và trình độ ngôn ngữ của phi công. (Reuters/TTXVN)

* Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Israel cho phép chuyển Vòm Sắt đến Ukraine: Ngày 26/6, tờ Jerusalem Post (Israel) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ đảng Dân chủ tại bang Maryland, Chris Van Hollen và Thượng nghị sĩ Mỹ đảng Cộng hòa tại bang South Carolina, ông Lindsey Graham đề nghị Israel cho phép Mỹ chuyển hai khẩu đội phòng thủ tên lửa Vòm Sắt tới Ukraine. Họ không yêu cầu Israel chuyển giao các hệ thống Vòm Sắt, mà chỉ muốn Nhà nước Do Thái cho phép Washington chuyển giao các khẩu đội Vòm Sắt của xứ cờ hoa tới Ukraine.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt do Tập đoàn Quốc phòng Rafael (Israel) phối hợp với hãng Raytheon (Mỹ) sản xuất. Do đó, Israel có quyền ngăn cản việc bán, chuyển giao hệ thống này. Tuần trước, phát biểu tại Thượng viện Mỹ, ông Daniel Karbler, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng thủ Tên lửa và Không gian của Lục quân Mỹ cho biết nước này hiện sở hữu hai khẩu đội Vòm Sắt. (Jerusalem Post)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Ông Zelensky bất ngờ tới miền Đông, quan chức Kiev đề xuất táo bạo

Nam Thái Bình Dương

* New Zealand và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại: Ngày 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã hội đàm tại Bắc Kinh.

Cơ quan Thương mại và Doanh nghiệp New Zealand (NZTE) nhận định, chuyến thăm Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. Trong một thông báo, NZTE cho biết: “Phái đoàn doanh nghiệp đi cùng Thủ tướng Chris Hipkins tới Trung Quốc sẽ có trọng tâm kép nhằm mang lại lợi ích cho nền kinh tế và quan hệ của New Zealand với Trung Quốc”. Ông Andrew White, người đứng đầu NZTE tại Trung Quốc, khẳng định các bên sẽ được hưởng lợi từ chuyến thăm, góp phần thúc đẩy vị thế của New Zealand tại Trung Quốc.

Ngoài ra, quan chức này cũng cho biết một loạt các cuộc họp đã được sắp xếp để các đại biểu nâng cao hiểu biết của họ về Trung Quốc và các động lực ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này. NZTE là cơ quan chính phủ phụ trách thúc đẩy các doanh nghiệp New Zealand phát triển trên phạm vi quốc tế. (Tân Hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Thêm một quốc gia 'chạm tay' vào suy thoái

Nga-Trung

* Quan hệ Nga-Trung đóng góp quan trọng vào bảo đảm hòa bình toàn cầu: Ngày 27/6, phát biểu qua video trước các đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 “Nga và Trung Quốc: Hợp tác trong kỷ nguyên mới” tại Bắc Kinh, do Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tổ chức, Ngoại trưởng Trung Quốc nêu rõ: “Trung Quốc và Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và lực lượng bình ổn quan trọng bảo đảm hòa bình và phát triển toàn cầu”.

Do đó, ông khẳng định Bắc Kinh muốn hợp tác với Moscow để kiên quyết phản đối chính sách sử dụng vũ lực và chủ nghĩa bá quyền một số nước đang theo đuổi, bảo đảm trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế.

Về phần mình, Đại sứ Nga Igor Morgulov nêu rõ: “NATO đang cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu. Họ tìm cách thâm nhập vào châu Á-Thái Bình Dương và đang cố gắng phân chia không gian Á-Âu thành mạng lưới các nhóm và khối quân sự độc quyền”. Nga và Trung Quốc cần cùng ngăn chặn nỗ lực này. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tung loạt chiến đấu cơ tuần tra chung, Trung Quốc khẳng định không nhằm vào nước nào, Nga nói bị theo dõi

Đông Bắc Á

* Nhật Bản đưa Hàn Quốc trở lại “danh sách trắng” về thương mại: Ngày 27/6, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết Bộ Thương mại Nhật Bản quyết định sửa đổi một quy tắc, theo đó đưa Seoul trở lại “Nhóm A”. Điều này đồng nghĩa rằng Hàn Quốc sẽ được hưởng các ưu đãi xuất khẩu trở lại. Theo thủ tục, biện pháp này dự kiến sẽ có hiệu lực vào giữa tháng Bảy tới.

Năm 2019, nhằm trả đũa phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc về lao động cưỡng bức thời chiến, Tokyo đã hạ cấp Seoul xuống “Nhóm B” sau khi áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với ba nguyên liệu công nghiệp chính trong sản xuất bán dẫn.

Dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, quan hệ song phương đã khởi sắc. Hồi tháng 3, hai bên đã cam kết khôi phục quan hệ thương mại sau khi Hàn Quốc nêu kế hoạch bồi thường cho các nạn nhân lao động cưỡng bức mà không yêu cầu Nhật Bản đóng góp.

Cũng trong thời điểm trên, Tokyo đã bãi bỏ các hạn chế xuất khẩu với Seoul. Đáp lại, hồi tháng 4, Hàn Quốc đưa Nhật Bản trở lại “danh sách trắng” của mình. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn sẽ diễn ra trong vài tháng tới

Châu Âu

* Tổng thống Nga: Quân đội đã ngăn chặn một nội chiến: Ngày 27/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đã thực sự ngăn chặn nội chiến ở Nga, hành động một cách rõ ràng và hài hòa. Ông khẳng định người dân và quân đội không đứng về phía lực lượng nổi dậy.

Phát biểu trước các binh sĩ, Tổng thống Nga khẳng định việc tái bố trí quân đội khỏi Ukraine để đối phó với âm mưu nổi loạn vũ trang của ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo lực lượng Wagner là không cần thiết. Ông Putin nói rằng, các phi công thiệt mạng trong sự kiện vừa qua “đã hoàn thành mệnh lệnh và nghĩa vụ quân sự của họ với danh dự”.

Cùng ngày, RIA (Nga) cho biết Vệ binh quốc gia nước này sẽ được trang bị thêm các loại vũ khí hạng nặng và xe tăng. Báo dẫn lời người đứng đầu Vệ binh quốc gia Nga Viktor Zolotov khẳng định các chiến binh của tập đoàn Wagner sẽ không thể chiếm được Moscow ngay cả khi họ có tiến vào thủ đô. (AFP/RIA/Sputnik)

* Nga khẳng định không biết nơi ở của thủ lĩnh Wagner: Ngày 27/6, phát biểu trong buổi họp báo, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi loạn giữa Moscow và Wagner đang có hiệu lực, khẳng định Tổng thống Vladimir Putin luôn giữ lời. Ông nói rằng, ông không biết có bao nhiêu chiến binh Wagner ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga sau thỏa thuận.

Theo các điều khoản trong thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc nổi loạn, ông Prigozhin được phép tới Belarus, trong khi các chiến binh của ông có cơ hội tham gia các lực lượng vũ trang chính quy của Nga hoặc chuyển tới Belarus cùng ông. (Reuters)

* Belarus nêu nguyên nhân căng thẳng giữa Nga và Wagner: Ngày 27/6, truyền thông Belarus dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng nguyên nhân vụ việc giữa Moscow và lực lượng quân sự tư nhân là do khâu quản lý: “Chúng tôi đã bỏ lỡ tình huống, và sau đó chúng tôi nghĩ rằng sẽ tự giải quyết được, nhưng nó đã không được giải quyết... Không có anh hùng trong việc này”.

Trước đó, ông đã chỉ thị đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu toàn diện, đồng thời lưu ý ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn tình hình leo thang. (AFP)

* Lãnh đạo Nga-Saudi Arabia điện đàm: Ngày 27/6, RIA cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cùng ngày để thảo luận về hợp tác song phương. Điện Kremlin nêu rõ: “Hai bên đã thảo luận về việc phát triển hơn nữa hợp tác cùng có lợi Nga-Saudi Arabia. Họ cũng nhất trí tiếp tục trao đổi thông tin”.

Về phần mình, Thái tử Saudi Arabia đã bày tỏ ủng hộ các biện pháp của Tổng thống Nga nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của lực lượng Wagner xảy ra vào ngày 24/6. (Reuters/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Quan chức Nga 'hiến kế' khỏi phụ thuộc vào lính đánh thuê, Tổng thống Putin họp bàn sau vụ nổi loạn của Wagner

Châu Mỹ

* Mỹ đầu tư mạnh tay cho hạ tầng Internet tốc độ cao: Ngày 26/6 (theo giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Joe Biden tuyên bố chi hơn 42 tỷ USD để mở rộng năng lực tiếp cận Internet tốc độ cao toàn quốc đến trước năm 2030. Đây là một phần của chương trình nghị sự “Đầu tư vào Mỹ” của Tổng thống Biden với mục tiêu “không bỏ lại ai phía sau”.

Nhà Trắng nêu rõ hiện hơn 8,5 triệu hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ vẫn đang sinh sống và hoạt động ở các khu vực thiếu thốn Internet tốc độ cao. Hàng triệu hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp khác còn gặp nhiều khó khăn hơn khi không có những lựa chọn giải pháp Internet đáng tin cậy hoặc những lựa chọn bị hạn chế.

Vì vậy, nỗ lực này nhằm “bảo đảm tất cả người Mỹ đều có thể tiếp cận Internet tốc độ cao với giá cả phù hợp và chất lượng đáng tin cậy”. Nhà Trắng cho biết đây là gói đầu tư “lớn nhất” trong lịch sử đất nước. Trước đây, trong những năm 1930, người dân nước Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Franklin D. Roosevelt được hưởng lợi từ một chương trình dân sinh liên quan đến điện năng, được biết đến là Đạo luật Điện khí hóa nông thôn. Chương trình này đã giúp mang lại điện năng cho gần như hầu hết hộ gia đình và trang trại ở Mỹ.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Biden nỗ lực quảng bá thành tựu về đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế và biến đổi khí hậu, tạo nền tảng ủng hộ cho chiến dịch tái cử năm 2024. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ: Nhiều ngân hàng có thể sáp nhập, sẵn sàng cho khả năng khủng hoảng tài chính quay trở lại?

Trung Đông-Châu Phi

* Thủ tướng Israel có kế hoạch thăm Trung Quốc: Ngày 27/6, Times of Israel dẫn các nguồn tin cho biết Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu đang lên kế hoạch thăm chính thức Trung Quốc trong tháng 7, để hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình và gặp gỡ quan chức hàng đầu khác của Trung Quốc. Đồng thời, nguồn tin cho biết thêm rằng văn phòng của các nhà lãnh đạo Israel và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tiếp xúc mở rộng để sắp xếp chuyến thăm.

Nguồn tin nhận định chuyến thăm này thể hiện “sự thiếu kiên nhẫn ngày càng tăng với Washington” và ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh tại khu vực. Đồng thời, Times of Israel nhận định rằng, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhà nước Do Thái sẽ nỗ lực cải thiện quan hệ với Saudi Arabia, bởi gần đây Bắc Kinh đã làm trung gian nối lại quan hệ giữa Tehran và Riyadh. (Times of Israel)

* Israel-Palestine thảo luận về bạo lực ở Bờ Tây: Ngày 27/6, Văn phòng Bộ Quốc phòng Israel thông báo Bộ trưởng Yoav Gallant và Bộ trưởng Nội vụ Palestine Hussein Al-Sheikh điện đàm trao đổi về tình hình bạo lực tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng. Trong cuộc điện đàm, ông Gallant nhấn mạnh: “Israel quan tâm tới tình hình bạo lực do các phần tử cực đoan gây ra đối với dân thường Palestine trong mấy ngày qua…”. Ông khẳng định Nhà nước Do Thái “sẽ trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây bạo loạn theo quy định của pháp luật”.

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant khẳng định các lực lượng Israel sẽ tiếp tục được triển khai tới các địa điểm theo yêu cầu và việc làm giảm căng thẳng ở Bờ Tây là lợi ích chung với cả hai bên. Văn phòng Ủy viên Tổ chức Giải phòng Palestine (PLO) Al-Sheikh hiện chưa bình luận gì về cuộc điện đàm. (TTXVN)

Thỏa thuận ngũ cốc: LHQ nói tin tốt cho thế giới; Mỹ tố Nga giữ làm con tin, Moscow lập tức phản pháo

Thỏa thuận ngũ cốc: LHQ nói tin tốt cho thế giới; Mỹ tố Nga giữ làm con tin, Moscow lập tức phản pháo

Ngày 17/5, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được gia hạn 60 ...

Thế giới nói nhiều về phi USD hóa, Nhân dân tệ 'được đà' tỏa sáng, vì sao Trung Quốc không mặn mà?

Thế giới nói nhiều về phi USD hóa, Nhân dân tệ 'được đà' tỏa sáng, vì sao Trung Quốc không mặn mà?

Cuộc tranh luận về phi USD hóa đã bùng nổ trong năm qua, do nhiều quốc gia lo ngại Mỹ đang "vũ khí hóa" hệ ...

Khoảng trống 23,8 tỷ USD đã được lấp đầy, Tổng thống Putin 'vẽ' tương lai cho nền kinh tế Nga

Khoảng trống 23,8 tỷ USD đã được lấp đầy, Tổng thống Putin 'vẽ' tương lai cho nền kinh tế Nga

Nền kinh tế Nga phải trở thành nền kinh tế trả lương cao với những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục chuyên ...

Tình hình Ukraine: Nga tái khẳng định mục tiêu, Israel bất ngờ lên tiếng

Tình hình Ukraine: Nga tái khẳng định mục tiêu, Israel bất ngờ lên tiếng

Nga đẩy lùi nhiều đợt phản công, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh cam kết là một số tin tức mới nhất về tình hình ...

Israel sử dụng UAV tấn công nghi phạm ở Bờ Tây, Ai Cập lên tiếng

Israel sử dụng UAV tấn công nghi phạm ở Bờ Tây, Ai Cập lên tiếng

Đêm ngày 21/6, Quân đội Israel (IDF) đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công một xe ô tô ở phía Bắc ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 2/4/2025, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 2/4/2025, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 2/4. Lịch âm hôm nay 2/4/2025? Âm lịch hôm nay 2/4. Lịch vạn niên 2/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 2/4/2025: Kim Ngưu gặp được một nửa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 2/4/2025: Kim Ngưu gặp được một nửa

Tử vi hôm nay 2/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 2/4/2025: Tuổi Tý công việc xuất sắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 2/4/2025: Tuổi Tý công việc xuất sắc

Xem tử vi 2/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 2/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Apple phát hành iOS 18.4 RC 2 để sửa các lỗi còn tồn đọng

Apple phát hành iOS 18.4 RC 2 để sửa các lỗi còn tồn đọng

Bản thử nghiệm mới nhất của bản cập nhật iOS 18.4 dường như chỉ tập trung vào sửa lỗi và cải thiện hiệu năng trên iPhone.
Hướng dẫn cách xóa sản phẩm trên TikTok Shop dễ dàng nhất

Hướng dẫn cách xóa sản phẩm trên TikTok Shop dễ dàng nhất

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể gỡ sản phẩm trên Tiktok Shop nhanh chóng mà không gặp khó khăn nào cả. Hãy cùng tham khảo ngay ...
Cách tạo hình tô màu bằng AI cho bé thỏa sức sáng tạo

Cách tạo hình tô màu bằng AI cho bé thỏa sức sáng tạo

Tạo hình tô màu cho bé bằng AI giúp bạn dễ dàng có được những bức tranh đẹp, cho bé thỏa sức sáng tạo. Với công nghệ AI, bạn có ...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Phiên bản di động