Tin thế giới 26/6: Ukraine nêu thành quả phản công, Mỹ bất ngờ về tình hình tại Nga

Minh Vương
Bộ trưởng Quốc phòng Nga xuất hiện sau vụ việc Wagner, Ai Cập và Ấn Độ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) trong cuộc hội đàm ngày 25/6 vừa qua. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ai Cập)
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc hội đàm ngày 25/6. (Nguồn: Văn phòng Tổng thống Ai Cập)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine nêu tiến độ chiến dịch phản công: Ngày 26/6, phát biểu với báo giới Ukraine, Thứ trưởng Quốc phòng nước này Hanna Maliar tuyên bố Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã giành quyền kiểm soát 130 km2 từ các lực lượng của Moscow dọc khu vực phía Nam từ khi bắt đầu chiến dịch phản công. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận: “Tình hình miền Nam chưa thay đổi đáng kể”. Theo đó, tại các điểm nóng như Lyman, thành phố Bakhmut, Avdiivka cũng như Maryinka, hơn 250 vụ đụng độ đã xảy ra chỉ riêng trong tuần qua. (Reuters)

* Trang mạng Nga: VSU thiết lập đầu cầu ở tả ngạn sông Dnepr: Ngày 26/6, kênh Telegram “Hai thiếu tá” (Nga) cho biết ba ngày qua, VSU đã thiết lập đầu cầu nhỏ dài chưa đến 1 km ở tả ngạn sông Dnepr. Đơn vị của Các Lực lượng vũ trang Nga (VS RF) đã phải rút lui khỏi khu vực do hoạt động liên tục của pháo binh và lực lượng đặc nhiệm của đối phương.

Ukraine củng cố lực lượng bằng cách chuyển đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật vào ban đêm. Ngoài ra, hiện VSU đang cố mở rộng vùng kiểm soát, triển khai trên bờ trái các thiết bị tác chiến điện tử di động, gây khó khăn hoạt động của các loại máy bay không người lái (UAV) sử dụng góc nhìn thứ nhất (FPV).

Cùng ngày, trang mạng quân sự Nga đưa tin trong một tuần ở hướng Zaporizhzhia, VS RF đã kiểm soát thêm gấp đôi phần lãnh thổ mà phía VSU đã giành lại. Theo trang này, các nhà phân tích nước ngoài buộc phải tuyên bố cuộc phản công của Ukraine ở hướng then chốt Zaporizhzhia đã thất bại. (TTXVN)

* Truyền thông Đức: Đàm phán về Ukraine có thể bắt đầu vào tháng Bảy: ARD (Đức) cho hay ngày 24/6 tại Copenhagen, một cuộc họp quốc tế về Ukraine được tổ chức “trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất” với sự tham gia của các nhà ngoại giao phương Tây, đại diện của Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Kênh này nhận định rằng mục tiêu của phương Tây là tranh thủ sự ủng hộ của các nước BRICS vẫn giữ thái độ trung lập này trong tình hình liên quan Ukraine. Cuộc đàm phán được tổ chức theo sáng kiến của Kiev.

Trước đó, ngày 23/6, đại diện của EU đã xác nhận thông tin này. Bloomberg trích dẫn các nguồn tin cho biết Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sulivan, đại diện Uỷ ban châu Âu, “đặc phái viên Nam Phi, Brazil và Ấn Độ”, “một trong những quan chức cấp cao của Ukraine” dự kiến tham gia đàm phán trên. (ARD/Bloomberg)

* Australia công bố gói viện trợ mới cho Ukraine: Ngày 26/6, Thủ tướng Anthony Albanese thông báo Canberra sẽ cung cấp viện trợ mới trị giá 110 triệu AUD (73,54 triệu USD) cho Kiev. Cụ thể, gói viện trợ mới sẽ bao gồm 28 xe bọc thép, 14 phương tiện hoạt động đặc biệt, 28 xe tải cỡ trung và 14 xe moóc. Ông Albanese nhấn mạnh: “Australia kiên định phản đối hành động của Nga và sẽ giúp Ukraine chiến thắng”. (Reuters)

* Israel khẳng định đứng về phía Ukraine: Ngày 25/6, phát biểu trên Đài phát thanh Quân đội, Ngoại trưởng nước này Eli Cohen nói: “Chúng tôi ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn (lãnh thổ) Ukraine. Chúng tôi bỏ phiếu (ủng hộ Kiev) tại LHQ. Binh sĩ (Israel) đã gặp gỡ phía Ukraine. Chúng tôi đã cung cấp viện trợ nhân đạo”.

Trước đó cùng ngày, Đại sứ quán Ukraine tại Israel cho rằng Nhà nước Do Thái đã lựa chọn con đường thiết lập các mối quan hệ gần gũi với Nga thay vì viện trợ cho Ukraine. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao nước sở tại đã triệu Đại sứ Yevgen Korniychuk để phản đối các thông điệp này. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nga tái khẳng định mục tiêu, Israel bất ngờ lên tiếng

Nam Á

* Quan chức Ấn Độ chỉ trích cựu Tổng thống Mỹ: Ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman chỉ trích bình luận của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về người Hồi giáo tại Ấn Độ. Quan chức này nói: “Ông ấy bình luận về người Hồi giáo Ấn Độ... dù chính ông ấy đưa quân tới các quốc gia có đa số người Hồi giáo sinh sống, từ Syria đến Yemen, khi đương nhiệm”.

Tuần trước, phát biểu trên CNN (Mỹ), ông Obama cho rằng vấn đề “bảo vệ người Hồi giáo thiểu số ở Ấn Độ, quốc gia có đa số người theo đạo Hindu sinh sống” nên xuất hiện trong cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Narendra Modi với Tổng thống Joe Biden. Cựu Tổng thống Mỹ cho rằng nếu không có sự bảo vệ như vậy, không loại trừ “khả năng vào một thời điểm nào đó, Ấn Độ bắt đầu chia tách”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Các tập đoàn lớn hé lộ những khoản đầu tư khủng vào Ấn Độ

Đông Bắc Á

* Nhật Bản phản đối Nga đổi tên Ngày Chiến thắng: Ngày 26/6, Chánh văn phòng Nội các Matsuno Hirokazu “hết sức lấy làm tiếc” sau khi xứ bạch dương tuyên bố 3/9 là ngày chiến thắng “quân phiệt Nhật Bản”. Ông nêu rõ: “Việc thông qua đạo luật này không chỉ khuấy động phong trào chống Nhật tại Nga, mà còn có thể dẫn đến tâm lý chống Nga ở Nhật Bản ”. Ông cho biết Tokyo đã trao công hàm phản đối tới Moscow. (Kyodo)

* Triều Tiên tuần hành quy mô để phản đối Mỹ: Ngày 26/6, KCNA (Triều Tiên) cho biết trước đó một ngày, một cuộc tuần hành quy mô lớn đã diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng để chỉ trích “hành động khiêu khích” của Mỹ nhân ngày đánh dấu 73 năm bùng nổ Chiến tranh Triều Tiên. Hoạt động nêu trên có sự góp mặt của hơn 120.000 người, bao gồm các bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền Ri Il Hwan, Pak Thae Song cùng công nhân và thanh niên.

KCNA cho biết người tuần hành cho rằng chính Mỹ là nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên. Đồng thời, họ lưu ý rằng “sẽ không có thù hận sâu sắc như ngày 25/6 và đất mẹ sẽ không nhuốm máu vô tội” nếu Triều Tiên có sức mạnh to lớn. Đài này nêu rõ: “Người dân Triều Tiên đã nắm chắc vũ khí tuyệt đối mạnh nhất để trừng phạt Mỹ, cùng với khả năng răn đe chiến tranh để tự vệ mà không nước nào dám khiêu khích”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc lên tiếng xoa dịu tranh cãi ngoại giao với Trung Quốc, chỉ ra 'điểm mấu chốt' để có hòa bình

Châu Âu

* Moscow dỡ bỏ chế độ chống khủng bố, Bộ trưởng Quốc phòng Nga xuất hiện sau : Ngày 26/6, viết trên Telegram, thị trưởng Sergei Sobyanin cho biết ông đã dỡ bỏ chế độ “chống khủng bố” áp đặt cuối tuần qua do sau hoạt động của lực lượng Wagner gần thành phố này. Ông gửi lời cảm ơn người dân vì sự “bình tĩnh và hiểu biết” khi xảy ra khủng hoảng. Bên cạnh đó, Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga thông báo tình hình an ninh ở nước này đã “ổn định”.

Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp chính phủ tường thuật trên truyền hình, Thủ tướng Mikhail Mishustin nhấn mạnh Nga cần duy trì sự đoàn kết với Tổng thống Vladimir Putin nhằm đối mặt với “thách thức đe dọa sự ổn định” của nước này.

Cũng trong ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu lần đầu tiên xuất hiện công khai sau vụ việc vừa qua. Ông đã thị sát sở chỉ huy tiền tuyến của quân đoàn thuộc quân khu miền Tây trong khu vực “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết tại sở chỉ huy, ông Shoigu đã nghe báo cáo của chỉ huy tập đoàn quân, Thượng tướng Yevgeny Nikiforov, về tình hình hiện nay, tính chất hành động của phía Ukraine và việc thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu của quân đội Nga ở các hướng chiến thuật chủ yếu. Thượng tướng Nikiforov báo cáo với ông Shoigu về việc hình thành và phối hợp chiến đấu của các trung đoàn dự bị mới được thành lập của quân khu miền Tây. (AFP/Reuters/TTXVN)

* Nga vẫn đang điều tra thủ lĩnh Wagner: Ngày 26/6, Kommersant (Nga) dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết chỉ huy của lực lượng Wagner, ông Yevgeny Prigozhin, vẫn là đối tượng điều tra của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB).

Trước đó, theo thỏa thuận với Điện Kremlin, các cáo buộc đối với nhóm Wagner nổi loạn sẽ được dỡ bỏ. Đổi lại, các tay súng đã trở về các lán trại dã chiến và ông Prigozhin được di chuyển tới Belarus. Tuy nhiên, trên trang web của mình, báo Kommersant dẫn nguồn tin cho biết vẫn chưa đến lúc thay đổi tình trạng vụ án. (Kommersant)

* CNN: Tình báo Mỹ bất ngờ trước diễn biến tại Nga: Ngày 26/6, CNN (Mỹ) dẫn một nguồn tin cho biết tình báo Mỹ từng nhận định sự đối đầu giữa lực lượng Wagner và quân đội Nga sẽ gây nhiều thương vong. Do đó, Washington đã bất ngờ khi ông Prigozhin và chính quyền Nga đạt thỏa thuận nhanh tới vậy. (CNN)

* Đức phản đối dùng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine: Ngày 26/6, Financial Times (Anh) dẫn các nguồn tin cho biết Đức phản đối kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) về việc sử dụng các tài sản bị đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để tái thiết Ukraine. Theo đó, một số quan chức Berlin tin rằng kế hoạch sẽ không nhận đủ sự ủng hộ, bởi các mối đe dọa pháp lý là “quá cao”.

Hiện Đức đã và đang làm “mọi thứ có thể về mặt pháp lý” để xác định và đóng băng tài sản của các công dân và tổ chức Nga bị trừng phạt. Tuy nhiên, ý định của EU về việc sử dụng tiền đóng băng của Nga để tái thiết nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Ukraine đã đặt ra “những câu hỏi phức tạp về tài chính và pháp lý”.

Theo bài báo, hiện EU đang tìm cách huy động tới 3 tỷ EUR (3,3 tỷ USD)/năm từ việc nắm giữ tài sản của ngân hàng trung ương Nga và Kiev đang đề xuất giải pháp để EU sử dụng tài sản bị tịch thu làm tài sản thế chấp, thông qua đó có thể vay để đầu tư và phân bổ tiền cho Ukraine. Các ngoại trưởng EU cũng được cho là sẽ thảo luận vấn đề này tại Luxembourg ngày 26/6. (Financial Times)

* Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ họp trước thềm hội nghị NATO: Ngày 26/6, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ họp tại Brussels về khả năng trao cho Thụy Điển tư cách thành viên, trước khi thượng đỉnh diễn ra tại Vilnius (Lithuania) tháng Bảy tới.

Phát biểu tại Vilnius, ông nêu rõ: “Cuộc họp có sự tham dự của các bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu các cơ quan tình báo và cố vấn an ninh quốc gia. Mục đích của nó là thúc đẩy việc hoàn tất thủ tục gia nhập của Thụy Điển”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ đô Moscow dỡ bỏ chế độ chống khủng bố, Nga tiếp tục điều tra thủ lĩnh Wagner

Châu Mỹ

* Mỹ lập ủy ban điều tra vụ tàu lặn Titan: Ngày 25/6, Chuẩn đô đốc Lực lượng tuần duyên Mỹ John Mauger cho biết lực lượng này chính thức thành lập một ủy ban để điều tra thảm họa và cái chết của năm người trên tàu Titan.

Đại úy Jason Neubauer sẽ làm trưởng nhóm điều tra. Ông nêu rõ: “Mục tiêu chính của tôi là ngăn chặn sự cố tương tự xảy ra bằng cách đưa ra các khuyến nghị cần thiết để tăng cường an toàn cho lĩnh vực hàng hải trên toàn thế giới”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Những bức ảnh về con tàu Titanic huyền thoại và chuyến đi định mệnh

Trung Đông-Châu Phi

* Ai Cập và Ấn Độ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược: Ngày 25/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp Tổng thống chủ nhà Abdel Fattah El-Sisi tại Dinh Tổng thống Al Itihadiyah ở Cairo, Ai Cập. Hai bên thảo luận về các biện pháp tăng cường hợp tác song phương trong một loạt lĩnh vực, đồng thời ký tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ song phương lên tầm “Đối tác chiến lược”.

Người phát ngôn của Tổng thống Ai Cập, ông Ahmed Fahmy, khẳng định cuộc gặp phản ánh ý chí của hai nước về tăng cường quan hệ song phương. Tổng thống El-Sisi và Thủ tướng Modi đã thảo luận về biện pháp thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng tái tạo và hydro xanh, sản xuất dược phẩm, an ninh lương thực, giáo dục đại học, truyền thông, công nghệ thông tin và quốc phòng.

Hai bên trao đổi về các chủ đề cùng quan tâm như nâng cao kim ngạch thương mại song phương, bao gồm các mặt hàng chiến lược, cũng như thúc đẩy đầu tư của Ấn Độ vào Ai Cập. Ông El-Sisi và ông Modi thảo luận về kế hoạch mở rộng hợp tác trong lĩnh vực du lịch và văn hóa thông qua biện pháp tăng cường các chuyến bay trực tiếp giữa hai thủ đô. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Thủ tướng Modi nhắc lại lời mời Tổng thống El-Sisi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra tại New Delhi vào tháng 9/2023. Về phần mình, Tổng thống El-Sisi đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong G20. Ông khẳng định Ai Cập sẵn sàng thúc đẩy tiến trình thảo luận theo hướng xây dựng để đạt được các cơ chế tối ưu nhằm đối phó hiệu quả với những cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, biến đổi khí hậu, cũng như huy động nguồn tài chính cho các nước đang phát triển.

Kết thúc hội đàm, Tổng thống El-Sisi đã trao “Huân chương sông Nile” - huân chương cao quý nhất của Nhà nước Ai Cập cho Thủ tướng Modi. (TTXVN)

* Sudan: RSF tuyên bố kiểm soát trụ sở cảnh sát Khartoum: Ngày 26/6, các nhà hoạt động cho biết ít nhất 14 dân thường thiệt mạng ở thủ đô của Sudan khi quân đội Sudan và nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối địch đang giao tranh giành quyền kiểm soát trụ sở cảnh sát Khartoum. Trước đó, tối 25/6, RSF tuyên bố: “Trụ sở chính (của cảnh sát Khartoum) đã hoàn toàn bị kiểm soát... và chúng tôi đã thu giữ một số lượng lớn xe cộ, vũ khí và đạn dược”.

Theo một cựu sĩ quan quân đội giấu tên, nếu RSF tiếp tục nắm giữ các địa điểm chiến lược, điều đó “sẽ tác động lớn đến tình hình Khartoum”. Dự kiến, số người chết thực tế sẽ cao hơn nhiều, do cả hai bên đều không báo cáo thương vong.

Nhân vật này cũng cho biết việc kiểm soát trụ sở cảnh sát Khartoum sẽ giúp RSF “kiểm soát lối vào phía Nam của thủ đô”. Sự hiện diện của RSF có thể gây ra “mối đe dọa nghiêm trọng đối với trụ sở quân đoàn thiết giáp” gần đó, một trong những thành trì quan trọng nhất của quân đội ở phía Nam Khartoum. (AFP)

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev kết luận Israel ‘ngả’ về phía Moscow, Tel Aviv ‘một mực’ chối từ?

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev kết luận Israel ‘ngả’ về phía Moscow, Tel Aviv ‘một mực’ chối từ?

Ngày 25/6, đáp lại lời phàn nàn của Đại sứ quán Ukraine tại Israel về việc Tel Aviv chọn hợp tác chặt chẽ với Moscow, ...

Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật 'Cổng vào thế giới ngầm'

Xung đột Nga-Ukraine đe dọa bí mật 'Cổng vào thế giới ngầm'

Các nhà địa chất mới đây bày tỏ lo ngại về việc không thể tiếp cận một đặc điểm địa chất độc đáo nằm ở ...

Mỹ và Ấn Độ đón tin vui, 'bắt tay' ký kết loạt thỏa thuận lớn trên nhiều lĩnh vực

Mỹ và Ấn Độ đón tin vui, 'bắt tay' ký kết loạt thỏa thuận lớn trên nhiều lĩnh vực

Ngày 22/6, Mỹ thông tin, nước này và Ấn Độ đã nhất trí chấm dứt 6 tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới ...

Tình hình Sudan: Giao tranh tiếp diễn, lương thực cạn kiệt

Tình hình Sudan: Giao tranh tiếp diễn, lương thực cạn kiệt

Ngày 24/6, các cuộc không kích và đấu súng đã làm rung chuyển thủ đô Khartoum của Sudan, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) cho ...

Triều Tiên đánh giá về vụ phóng vệ tinh quân sự thất bại

Triều Tiên đánh giá về vụ phóng vệ tinh quân sự thất bại

Triều Tiên thừa nhận rằng thất bại trong vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự vừa qua là bước thụt lùi ‘nghiêm trọng nhất’ ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đoàn Việt Nam xếp thứ ba, sau Trung Quốc ...
Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Chiều 28/4, Lễ trao giải Cuộc thi 'Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4 - xổ số hôm nay 29/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/4/2024. SXMN 29/4/2024. KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 29 ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động