Tin thế giới 29/10: Nga cảnh báo ‘hậu quả khôn lường’ về xung đột ở Ukraine; Mỹ lo ngại gián điệp Trung Quốc; Triều Tiên có động thái mới

Quang Đào
Nga cảnh báo một ‘hậu quả khôn lường’ về tình hình Ukraine, Mỹ nêu lo ngại gián điệp, lãnh đạo Pháp-Australia điện đàm lần đầu sau AUKUS... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày:

Nga lên tiếng về xung đột ở Donbass

Ngày 28/10, người phát ngôn ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, cuộc xung đột ở Đông Nam Ukraine, cụ thể là vùng Donbass, không thể được giải quyết bằng các biện pháp quân sự. Nếu việc đó xảy ra sẽ gây ra những hậu quả khôn lường và đáng tiếc.

Bà Zakharova nói: “Chúng tôi kêu gọi các nước phương Tây đang tăng cường vũ khí cho Ukraine, chủ yếu liên quan đến Washington và Berlin, Paris với vai trò là các bên tham gia định dạng Normandy, hãy dừng khuyến khích quân sự hóa đất nước này và sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa Kiev đi đúng đường, nhằm đạt được một nền hòa bình lâu dài ở Donbass bằng cách biện pháp chính trị và ngoại giao”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Ukraine biết ơn EU vì làm điều này với Nga, đổ trách nhiệm cho Mocsow về xung đột Donbass

Nga cho phép máy bay Mỹ bay qua không phận

Ngày 28/10, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Moscow đã cấp phép cho các hãng hàng không Mỹ được di chuyển qua không phận Nga, kể cả với những hãng muốn tăng cường chuyến bay.

Bộ trên sẽ tiếp tục làm việc với giới chức Nga nhằm đảm bảo mở rộng cơ hội cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không của Mỹ. Tuy nhiên, cơ quan này từ chối cho biết số lượng chuyến bay đã được phê duyệt. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Người Nga phải vượt 'ải' để sang Mỹ, Moscow nổi nóng: 'địa ngục thực sự'

Tổng thống Mỹ bắt đầu công du châu Âu

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thủ đô Rome của Italy sáng sớm 29/10, bắt đầu chuyến công du châu Âu được cho là nhằm củng cố uy tín của Washington trên trường quốc tế.

Dự kiến, ông Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome, trước khi đến Anh tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Trong ngày, ông Biden đã tới Vatican để hội kiến với Giáo hoàng Francis. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ: Uy tín ông Joe Biden thấp nhất trong 9 tháng đầu nhiệm kỳ so với các tổng thống Mỹ từ 1945

Mỹ truy tố một công dân Nga vì hoạt động tin tặc

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 28/10, Bộ Tư pháo Mỹ đã chỉ đích danh một người Nga - ông Vladimir Dunaev, 38 tuổi, đến từ Yakutsk, bị dẫn độ từ Hàn Quốc với cáo buộc hoạt động tin tặc.

Theo tài liệu của Tòa án liên bang, Vladimir Dunaev là thành viên của một tổ chức tội phạm mạng xuyên quốc gia, người đã phát tán virus vào các hoạt động máy tính của ngân hàng và cài đặt phần mềm độc hại Trickbot.

Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết thêm, nếu bị kết án tất cả các tội danh thì Dunaev cho thể phải chịu mức án tối đa 60 năm tù.

Theo phía Mỹ, từ tháng 11/2015 đến tháng 8/2020, ông Dunaev và đồng bọn đã thực hiện hành vi trộm cắp tiền, thông tin bí mật, cũng như phá hỏng hệ thống máy tính của người dân, các tổ chức tài chính, các trường học, cơ quan chính phủ và khối doanh nghiệp. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Gần 600 triệu USD 'cống' tin tặc trong 6 tháng

FBI cảnh báo mối đe dọa gián điệp từ Trung Quốc

Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray ngày 28/10 đã kêu gọi các công ty Mỹ tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn nữa với cơ quan này để đối phó với nỗ lực thu thập bí mật công nghệ của Trung Quốc.

Quan chức FBI cảnh báo: “Hầu hết mối đe dọa đó đến từ chính phủ Trung Quốc hoặc các công ty dưới sự điều hành của chính phủ. Không công ty nào (của Mỹ) được trang bị vũ khí để chống lại loại mối đe dọa đó và đó là lý do tại sao chúng ta phải làm việc cùng nhau”. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
FBI hé lộ về vai trò của Saudi Arabia trong vụ khủng bố 11/9

Lãnh đạo Pháp-Australia điện đàm lần đầu sau AUKUS

Ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron điện đàm với Thủ tướng Australia Scott Morrison, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan thỏa thuận tàu ngầm đổ bể giữa hai nước.

Theo Điện Elysee, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Macron nhắc lại rằng, Canberra đã "phá vỡ lòng tin giữa hai nước" khi quyết định hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường của Pháp để quay sang tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.

Ông Macron nêu rõ: "Giờ đây, chính phủ Australia cần đề xuất các hành động cụ thể nhằm thể hiện thiện chí trong việc xác định lại các cơ sở để hàn gắn mối quan hệ này".

Trong khi đó, người phát ngôn của ông Morrison mô tả cuộc điện đàm là một "cuộc thảo luận thẳng thắn". (AAP)

TIN LIÊN QUAN
Tuyên bố từ chối ủng hộ AUKUS, Pháp nói sẽ làm gì?

Thủ tướng Đức thực hiện chuyến thăm cuối cùng

Tối 28/10, Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm Angela Merkel đã đến Hy Lạp, đất nước mà bà đã có "nhiều duyên nợ", trong chuyến thăm chính thức nước ngoài cuối cùng trên cương vị nhà lãnh đạo nền kinh tế đầu tàu châu Âu.

Ngay khi đặt chân đến Hy Lạp, bà Merkel đã có bữa tối riêng với Thủ tướng nước chủ nhà Kyriakos Mitsotakis.

Các nguồn tin chính phủ cho biết, trong ngày 29/10, bà Merkel gặp các quan chức Hy Lạp, trong đó có Thủ tướng Mitsotakis và Tổng thống Katerina Sakellaropoulou, thảo luận về cuộc khủng hoảng năng lượng, đại dịch Covid-19 và những vấn đề gai góc trong quan hệ Hy Lạp với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. (Bild)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Đức Merkel lý giải sự bất đồng với Tổng thống Putin

Trung Quốc cảnh báo châu Âu về mối quan hệ với Đài Loan

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 28/10 cho rằng Bắc Kinh sẽ có động thái "phòng vệ" trước các quốc gia thách thức tới nguyên tắc "Một Trung Quốc".

Phát biểu trong chuyến công du tại Hy Lạp, Ngoại trưởng Vương Nghị hối thúc Liên minh châu Âu (EU) không coi Bắc Kinh là đối thủ và cáo buộc một số quốc gia đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Đài Loan để hủy hoại quan hệ Trung Quốc - EU.

Ông Vương Nghị nói: "Trung Quốc và EU nên tôn trọng lẫn nhau, nên trao đổi dựa trên nguyên tắc công bằng, tăng cường đối thoại và xử lý bất đồng".

Về những vướng mắc liên quan đến nhân quyền hay chính sách đối ngoại bị các nước chỉ trích là hung hăng, Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc và EU nên là "đối tác" và "đồng đội", hơn là "đối thủ cạnh tranh. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Mỹ-Trung chơi vơi vì Đài Loan (Trung Quốc)

Hàn Quốc: Triều Tiên có dấu hiệu mở lại biên giới với Trung Quốc

Ngày 29/10, phó phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cha Duck-chul cho biết nước này đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy, khu vực biên giới Triều Tiên-Trung Quốc chuẩn bị nối lại hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, ông Cha cho biết thêm: "Thật khó dự đoán chính xác ngày họ nối lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các chuyển động liên quan".

Trước đó, ngày 28/10, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) đã báo cáo với các nghị sĩ nước này rằng Triều Tiên đang đàm phán với Trung Quốc và Nga để nối lại các hoạt động vận tải đường sắt qua biên giới và các tuyến đường sắt nối Sinuiju với Đan Đông - hai thành phố biên giới của Triều Tiên và Trung Quốc - có thể tiếp tục hoạt động trở lại, sớm nhất là vào tháng 11 tới. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên: Quan hệ bất khả chiến bại Trung-Triều được thiết lập bằng máu

Uzbekistan công bố kết quả bầu cử tổng thống

Trong cuộc họp ngày 28/10, Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Uzbekistan Zainiddin Nizamhodzaev cho biết, đương kim Tổng thống Savkat Mirziev đã giành chiến thắng với 80,12% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Theo ông Nizamhodzaev: "Ủy ban bầu cử trung ương đã phê chuẩn kết quả cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 24/10. Theo đó, ông Savkat Mirziev, được Phong trào Doanh nhân và đảng Dân chủ Tự do Uzbekistan đề cử nhận được 12.988.964 phiếu bầu, tức 80,12% số phiếu bầu".

Trong cuộc bầu cử, ngoài ông Mirziev ứng cử nhiệm kỳ thứ 2, còn có 4 ứng cử viên là Phó Chủ tịch Hội đồng chính trị đảng Dân chủ nhân dân Uzbekistan Maksuda Borisova; Chủ tịch đảng Dân chủ Aliser Kodirov; Chủ tịch đảng Sinh thái Narzullo Oblomuradov và Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội Bakhrom Abdukhalimov. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Afghanistan: 1.500 người tị nạn trốn sang Uzbekistan, Mỹ sơ tán khoảng 7.000 người

Quân đội Sudan bãi chức 6 đại sứ bất bình với chính quyền mới

Ngày 28/10, quân đội cầm quyền ở Sudan thông báo đã sa thải các đại sứ Sudan tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Qatar, Pháp và người đứng đầu phái bộ tại Geneva, Thụy Sỹ sau khi các quan chức này bày tỏ không thừa nhận sự tiếp quản quyền lực của giới quân sự nước này. (Reuters)

Tin thế giới 28/10: Nga được nhận định có ‘sức mạnh vượt trội’; Mỹ bí mật do thám Trung Quốc ‘như cơm bữa’; Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân

Tin thế giới 28/10: Nga được nhận định có ‘sức mạnh vượt trội’; Mỹ bí mật do thám Trung Quốc ‘như cơm bữa’; Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân

Nga được nhận định có ‘sức mạnh vượt trội’; Mỹ bí mật thực hiện 2.000 cuộc do thám Trung Quốc; Pháp bắt giữ tàu cá ...

Hướng đi nào cho kinh tế ASEAN trong thế giới hậu Covid-19?

Hướng đi nào cho kinh tế ASEAN trong thế giới hậu Covid-19?

Các chiến lược để làm cho khu vực Đông Nam Á trở nên kiên cường hơn và có khả năng thích ứng hơn với 3 ...

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động