Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 29/8: Mỹ-Trung duy trì liên lạc quân sự, Ukraine chiếm thêm nhiều khu vực tại Kursk, Toà Mỹ lật lại hồ sơ vụ kiện TikTok

Ông Trump bị hãng Universal Music khiếu nại, Ấn Độ đưa tàu ngầm hạt nhân thứ hai vào hoạt động, Mỹ cam kết bảo vệ Israel trước mọi cuộc tấn công của Iran, Nga khởi tố cựu Thứ trưởng Quốc phòng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Cuộc đối thoại hiếm hoi giữa Cố vấn an ninh Mỹ và tướng quân đội Trung Quốc: Bắc Kinh nhắc nhở 'ranh giới đỏ' đầu tiên Washington không được vượt qua. aljazeera
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh.(Nguồn: Al Jazeera)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á-Thái Bình Dương

*Trung Quốc cáo buộc Philippines “hành động mạo hiểm” ở Biển Đông: Hải cảnh Trung Quốc ngày 29/8 đã cáo buộc nhiệm vụ thả hàng tiếp tế từ trên không xuống tàu của Philippines là “hành động mạo hiểm”.

Theo Hải cảnh Trung Quốc, hành động của Philippines “rất có thể gây ra những sự cố không lường trước được trên biển và trên không”, đề cập đến nhiệm vụ tiếp tế từ trực thăng của Philippines cho Bãi cạn Sa Bin ở Biển Đông hôm 28/8. (Reuters)

Tin liên quan
Bắc Kinh chỉ điểm lựa chọn đúng đắn duy nhất trong quan hệ Mỹ-Trung Bắc Kinh chỉ điểm lựa chọn đúng đắn duy nhất trong quan hệ Mỹ-Trung

*Indonesia, Australia ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng lịch sử: Indonesia và Australia ngày 29/8 ký thỏa thuận quốc phòng mới, trong đó cam kết hợp tác chặt chẽ hơn để chống lại các mối đe dọa an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã ký thỏa thuận lịch sử cùng với Tổng thống đắc cử kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto.

Thỏa thuận cấp hiệp ước sẽ cho phép tăng cường hợp tác thực chất và khả năng tương tác giữa các lực lượng phòng thủ của hai nước trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, chống khủng bố, cứu trợ nhân đạo và thảm họa, hỗ trợ hậu cần, giáo dục và đào tạo, cũng như trong toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng. (Straits Times)

*Mỹ-Trung nhất trí duy trì liên lạc quân sự thường xuyên: Ngày 29/8, Mỹ và Trung Quốc đã khẳng định tầm quan trọng của liên lạc quân sự song phương thường xuyên như một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự cạnh tranh gay gắt của họ biến thành xung đột hoặc đối đầu.

Theo Nhà Trắng, thỏa thuận trên đạt được trong cuộc gặp tại Bắc Kinh giữa Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Trong cuộc gặp diễn ra vào ngày cuối cùng của chuyến thăm 3 ngày tới Trung Quốc, hai quan chức ghi nhận những tiến triển trong các hoạt động liên lạc như vậy trong 10 tháng qua và lên kế hoạch tổ chức một cuộc gọi điện thoại cho chỉ huy chiến trường "trong tương lai gần". Các kênh liên lạc quân sự cấp cao đã bị đóng kể từ khi Trung Quốc phản đối chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Nancy Pelosi vào năm 2022.

Cũng trong cuộc gặp mới nhất này, ông Sullivan lưu ý rằng Mỹ vẫn cam kết tiếp tục tự do hàng hải ở Biển Đông và bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga. (Kyodo)

*Telegram và Bigo Live có thể bị chặn ở Indonesia: Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Indonesia Budi Arie Setiadi ngày 29/8 xác nhận nước này đang xem xét chặn ứng dụng nhắn tin Telegram và nền tảng phát trực tuyến Bigo Live vì bị cáo buộc lợi dụng để quảng cáo các nội dung khiêu dâm và cờ bạc.

Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia đã đưa ra cảnh báo đối với Telegram và Bigo Live, song chưa có phản hồi tích cực từ các nhà quản lý của hai nền tảng này.

Trước đó, ngày 24/8, ông Pavel Durov - nhà sáng lập gốc Nga của Telegram - đã bị bắt giữ tại Pháp với các cáo buộc liên quan đến hành vi lợi dụng nền tảng này để truyền bá thông tin về các hoạt động khủng bố, khiêu dâm trẻ em, buôn bán ma túy, rửa tiền và lừa đảo. Ngày 29/8, ông Durov được trả tự do nhưng bị cấm xuất cảnh khỏi Pháp và phải nộp 5 triệu USD tiền bảo lãnh. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

*Ấn Độ đưa tàu ngầm hạt nhân thứ hai vào hoạt động: Hải quân Ấn Độ ngày 29/8 đã đưa INS Arighat - tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thứ hai của nước này - vào hoạt động.

Chương trình tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Ấn Độ là dự án được bảo mật nghiêm ngặt. Trước đó, tàu INS Arihant, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, được hạ thủy hồi tháng 7/2009 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2016.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, vào tháng 10/2022, INS Arihant đã thực hiện thành công một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) tại Vịnh Bengal với “độ chính xác rất cao”. Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố chương trình SSBN là một trong ba năng lực răn đe hạt nhân của New Delhi, bên cạnh khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ trên không và từ đất liền. (TTXVN)

*Hàn-Mỹ tập trận tác chiến đặc biệt chung: Ngày 29/8, Lục quân Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận tác chiến dịch đặc biệt chung nhằm tăng cường khả năng trinh sát và tấn công mục tiêu, trong bối cảnh nỗ lực tăng cường răn đe chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Cuộc tập trận kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 24/8, tại Trường Chiến tranh đặc biệt của Lục quân ở Gwangju, cách Seoul 32 km về phía Đông Nam, có sự tham gia của quân đội từ Bộ Tư lệnh chiến tranh đặc biệt của Lục quân, Đội Kiểm soát chiến đấu của Không quân và Lữ đoàn Không quân chiến đấu số 2 của Mỹ.

Cuộc tập trận diễn ra cùng với cuộc tập trận Ulchi Freedom Shield thường niên vào mùa Hè của các đồng minh, cuộc tập trận này kéo dài 11 ngày và đã kết thúc vào rạng sáng 29/8. (Yonhap)

Châu Âu

*Ukraine tuyên bố chiếm thêm nhiều khu vực tại tỉnh Kursk: Ngày 28/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố quân đội Ukraine đã chiếm thêm nhiều khu vực tại tỉnh Kursk của Nga.

Trong bài phát biểu qua video, ông Zelensky cho biết Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi đã báo cáo về hoạt động ở vùng Kursk, theo đó các lực lượng Ukraine tiếp tục mở rộng lãnh thổ dưới sự kiểm soát tại các khu vực gần biên giới Ukraine. Theo Tổng thống Zelensky, dưới áp lực từ quân đội Ukraine, Nga không còn khả năng gia tăng sức ép tại khu vực Donetsk. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo tình hình ở Pokrovsk và các khu vực khác của Donetsk vẫn đang rất khó khăn.

Từ ngày 6/8, quân đội Ukraine đã tiến vào vùng Kursk. Đến ngày 27/8, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi tuyên bố các lực lượng Kiev đã kiểm soát 1.294 km² và 100 khu định cư ở tỉnh Kursk, đồng thời bắt giữ 594 binh sĩ Nga. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Ukraine đã chịu tổn thất với 7.000 quân nhân và 74 xe tăng kể từ khi bắt đầu chiến dịch. (THX)

*Nga khởi tố cựu Thứ trưởng Quốc phòng: Người phát ngôn Ủy ban Điều tra Nga Svetlana Petrenko ngày 29/8 cho biết các nhà điều tra đã khởi tố vụ án hình sự đối với cựu Thứ trưởng Quốc phòng Pavel Popov vì tội gian lận theo quy định của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

Bà Petrenko nêu rõ: “Cơ quan Điều tra Quân sự thuộc Ủy ban Điều tra Nga đã khởi tố vụ án hình sự đối với cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nga - Tướng Pavel Popov. Ông ta bị nghi ngờ thực hiện hành vi gian lận, tội danh được quy định trong Khoản 4 Điều 159 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga”.

Theo cơ quan điều tra Nga, Tướng Popov đã bòn rút nguồn tài chính từ hoạt động của Công viên Patriot (ở khu vực gần thủ đô Moscow) để triển khai xây dựng, sửa chữa và cung cấp vật liệu cho tư dinh của gia đình. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nga cáo buộc Ukraine ném bom gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, dùng vũ khí phương Tây tấn công Kursk

*Ukraine hối thúc EU ép Mỹ, Anh dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí: Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) gây sức ép với Anh và Mỹ bãi bỏ các hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa tài trợ cho Kiev để tấn công các mục tiêu “hợp pháp” sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Ông Kuleba đã có mặt tại Brussels (Bỉ) để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng EU, trong đó chủ yếu tập trung bàn về cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ngoại trưởng Kuleba thúc giục: “Tôi kêu gọi EU đóng vai trò, nêu quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ rằng đây là việc cần phải làm ngay bây giờ nếu chúng ta muốn duy trì động lực... Chúng tôi mong đợi sự cho phép và chúng tôi trông chờ việc chuyển giao tên lửa có thể được sử dụng cho mục đích đó”.

Hiện cả Anh và Mỹ vẫn đặt ra giới hạn đối với việc Kiev sử dụng tên lửa tầm xa được chuyển giao vì lo ngại leo thang xung đột với Nga. (AFP)

*Hà Lan không hạn chế Ukraine sử dụng F-16 tấn công Nga: Hà Lan không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với việc Ukraine sử dụng máy bay chiến đấu F-16, kể cả trên lãnh thổ Nga.

Phát biểu với truyền thông Hà Lan ngày 29/8 khi nói về việc Kiev sử dụng chiến đấu cơ trên lãnh thổ Nga, Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Hà Lan Onno Eichelsheim tuyên bố: “Chúng tôi không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với việc sử dụng cũng như tầm bay của những chiếc tiêm kích F-16, miễn là luật chiến tranh được tôn trọng”. Ông không phản đối Ukraine sử dụng vũ khí của Hà Lan cho mục đích tấn công.

Ông Eichelsheim khẳng định: “Ukraine có thể sử dụng các nguồn lực mà chúng tôi cung cấp theo quyết định của riêng mình, miễn là tuân thủ luật nhân đạo về chiến tranh”. Ông Eichelsheim cho biết thêm Mỹ “đồng ý một phần” với quyết định này. (AFP)

*Hungary phản đối tấn công bằng vũ khí tầm xa vào lãnh thổ Nga: Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 29/8 tuyên bố Budapest phản đối những cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa vào lãnh thổ Nga do nguy cơ leo thang xung đột nghiêm trọng, đồng thời khẳng định Hungary sẽ bảo vệ lập trường hòa bình tại hội nghị của các Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels.

Phát biểu trên mạng xã hội, ông Szijjarto chia sẻ: “Nếu ngày càng có nhiều vũ khí xuất hiện trên lãnh thổ (Ukraine), nếu có những cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga, thì nguy cơ leo thang sẽ gia tăng và mối đe dọa chiến tranh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi không muốn đối diện với nguy cơ này, đó là lý do chúng tôi cũng sẽ trình bày lập trường hòa bình tại Brussels ngày hôm nay”.(Sputniknews)

Trung Đông – châu Phi

*Chỉ huy nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine thiệt mạng ở Bờ Tây: Nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ) xác nhận chỉ huy Muhammad Jabber, còn được gọi là “Abu Shujaa”, đã thiệt mạng trong cuộc tập kích của Israel vào Trại tị nạn Nur Shams ở thành phố Tulkarem thuộc Bờ Tây trong ngày 29/8.

Thông báo của PIJ nêu rõ: “Abu Shujaa, Chỉ huy Lữ đoàn Tulkarem thuộc cánh vũ trang Al-Quds cùng với những người anh em trong lữ đoàn của mình đã hy sinh trong trận chiến anh dũng chống lại các binh sĩ của thế lực chiếm đóng (Israel)”.

Trước đó ít giờ, quân đội Israel xác nhận đã tiêu diệt 5 chiến binh Palestine ở Bờ Tây, nâng tổng số chiến binh Palestine bị hạ sát lên 14 người sau 2 ngày thực hiện chiến dịch “chống khủng bố”. (Arab News)

*Mỹ cam kết bảo vệ Israel trước mọi cuộc tấn công của Iran: Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, John Kirby, đã công bố thông tin này trong cuộc họp báo ngày 28/8.

Ông Kirby khẳng định, Mỹ nhận thấy Iran có thể đang chuẩn bị tấn công Israel, vì vậy đã tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Đông, bao gồm hai nhóm tàu sân bay và một phi đội máy bay chiến đấu F-22. Mỹ sẽ duy trì lực lượng này miễn là cần thiết để bảo vệ Israel và các cơ sở quân sự của Mỹ trong khu vực.

Ông cũng bày tỏ hy vọng về việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza sau 10 tháng xung đột, nhấn mạnh tiến trình đàm phán đang "mang tính xây dựng" và dự kiến có thêm cuộc đàm phán tại Doha trong thời gian tới. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Giám đốc CIA đến Qatar, đàm phán ngừng bắn ở Gaza được nối lại

*Tân Tổng thống Iran Pezeshkian thăm Iraq: Tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Iraq vào tháng 9/2024. Chuyến công du này, theo lời mời của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani, dự kiến kéo dài 3 ngày bắt đầu từ ngày 11/9.

Đại sứ Iran tại Iraq Mohammad Kazem Al Sadegh xác nhận chuyến thăm và cho biết Tổng thống Pezeshkian sẽ dẫn đầu phái đoàn cấp cao và ký kết một số thỏa thuận quan trọng.

Chuyến thăm diễn ra trước khi ông Pezeshkian tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào cuối tháng 9/2024. Theo giới phân tích, Iran xem Iraq là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, trong khi Iraq tìm cách tránh căng thẳng giữa Iran và các nước GCC. (Al Jazeera)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Honduras chỉ trích Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ: Tổng thống Honduras Xiomara Castro chỉ trích Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước sau khi Đại sứ Mỹ tại Honduras bày tỏ quan ngại về cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng Honduras và Venezuela.

Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Honduras Laura Dogu đã bày tỏ sự lo ngại về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Honduras Jose Manuel Zelaya và người đồng cấp Venezuela Vladimir Padrino trong tuần qua.

Bộ trưởng Ngoại giao Honduras Enrique Reina cũng lên tiếng chỉ trích việc Mỹ ám chỉ nước này có liên quan đến buôn bán ma túy và làm suy yếu chính quyền Honduras. Ông cho rằng việc này đe dọa trực tiếp đến nền độc lập và chủ quyền của quốc gia. (Reuters)

*Bầu cử Mỹ 2024: Ứng viên D. Trump bị hãng Universal Music khiếu nại: Universal Music - hãng thu âm của ban nhạc Thụy Điển ABBA, ngày 29/8 đã ra thông báo yêu cầu ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa tranh cử vào Nhà Trắng, ngừng sử dụng âm nhạc và video của nhóm nhạc này trong các cuộc vận động tranh cử.

Chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và người liên danh JD Vance tại bang Minnesota hôm 27/7 có sử dụng nhiều bản hit của ABBA như "The Winner Takes It All", "Money, Money, Money" và "Dancing Queen". Thông báo của Universal Music nêu rõ công ty và các thành viên ABBA yêu cầu đội ngũ tranh cử của ông Trump ngừng sử dụng và gỡ bỏ ngay lập tức các nhạc phẩm của ABBA. Universal Music khẳng định không cấp quyền sử dụng các sản phẩm âm nhạc này cho đội ngũ vận động tranh cử của ông Trump.

Hiện đội ngũ vận động tranh cử của ông Trump chưa có phản hồi trước thông tin trên. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
4 kịch bản của xung đột Nga-Ukraine nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử

*Tòa phúc thẩm Mỹ lật lại hồ sơ vụ kiện TikTok: Tòa phúc thẩm Mỹ đã chấp thuận tái thẩm vụ kiện TikTok liên quan đến việc cô bé 10 tuổi tử vong sau khi tham gia “thử thách bất tỉnh” một thời từng lan truyền trên nền tảng xã hội này. Để thực hiện thử thách này, người chơi phải thực hiện hành động tự bóp cổ mình cho đến khi bất tỉnh và quay lại cảnh này cho đến khi tỉnh lại.

Thay mặt Hội đồng thẩm phán, ngày 27/8, thẩm phán liên bang Patty Shwartz cho biết TikTok không được áp dụng miễn trừ truy cứu pháp lý theo Điều 230 của Đạo luật Điều tiết truyền thông năm 1996.

Quyết định trên đã đảo ngược phán quyết trước đó khi bác bỏ vụ kiện của bà Tawainna Anderson – mẹ của cô bé Nylah Anderson – nhằm vào TikTok và công ty mẹ ByteDance (Trung Quốc). Bà Anderson đã khởi kiện TikTok sau khi con gái của bà qua đời vào năm 2021 khi thực hiện “thử thách bất tỉnh” bằng sợi dây của túi da treo trong tủ của bà.

Hiện TikTok chưa đưa ra phản hồi liên quan đến các bình luận trên. (AFP)

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ cơ quan chức năng Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là “Zuckerberg Nga” với nhiều quốc tịch khác nhau tại Pháp hôm ...

Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang ...

Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran bắt đầu có dấu hiệu thể hiện sự thiện chí trong đàm phán với Mỹ, tuy nhiên, trong bối cảnh rối ren hiện tại, ...

Ukraine tuyên bố F-16 xung trận, yêu cầu NATO họp khẩn cấp, muốn trình bày kế hoạch tác chiến với lãnh đạo Mỹ

Ukraine tuyên bố F-16 xung trận, yêu cầu NATO họp khẩn cấp, muốn trình bày kế hoạch tác chiến với lãnh đạo Mỹ

Ngày 27/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, gần đây, quân đội nước này đã triển khai các máy bay tiêm kích F-16 do ...

Nga 'vạch rõ' người thiệt thòi sau tuyên bố mới nhất của Tổng thống Ukraine về vấn đề khí đốt

Nga 'vạch rõ' người thiệt thòi sau tuyên bố mới nhất của Tổng thống Ukraine về vấn đề khí đốt

Ngày 28/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, quyết định của chính quyền Ukraine không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí ...

Tin cũ hơn

Lo ngại tội phạm hoành hành, Panama thi hành lệnh giới nghiêm Lo ngại tội phạm hoành hành, Panama thi hành lệnh giới nghiêm
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump: Thách thức lớn nhất hiện nay là vũ khí hạt nhân Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump: Thách thức lớn nhất hiện nay là vũ khí hạt nhân
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump chơi lớn, đối mặt với điểm yếu của chính mình? Bà Harris tiếp đà tiến Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump chơi lớn, đối mặt với điểm yếu của chính mình? Bà Harris tiếp đà tiến
Vấn đề hạt nhân: Nga chẳng ngán 'búa tạ' Mỹ, Trung Quốc theo đuổi chiến lược tự vệ, Washington-Bắc Kinh còn 'đoạn đường dài' phải đi Vấn đề hạt nhân: Nga chẳng ngán 'búa tạ' Mỹ, Trung Quốc theo đuổi chiến lược tự vệ, Washington-Bắc Kinh còn 'đoạn đường dài' phải đi
HĐBA họp về Trung Đông: 'Giặc' bại liệt nhăm nhe hoành hành ở Dải Gaza, Mỹ ra mặt nhắc nhở Israel HĐBA họp về Trung Đông: 'Giặc' bại liệt nhăm nhe hoành hành ở Dải Gaza, Mỹ ra mặt nhắc nhở Israel
Đức cấm sử dụng dao tại lễ hội và sự kiện thể thao lớn Đức cấm sử dụng dao tại lễ hội và sự kiện thể thao lớn
Serbia hiện đại hóa lực lượng không quân với thương vụ máy bay tiêm kích Rafale mới Serbia hiện đại hóa lực lượng không quân với thương vụ máy bay tiêm kích Rafale mới
Mexico triệt phá hang ổ tội phạm tại bang miền Tây Michoacán Mexico triệt phá hang ổ tội phạm tại bang miền Tây Michoacán
Ukraine thúc giục EU gây sức ép buộc Mỹ và Anh xóa bỏ mọi giới hạn về vũ khí, bí mật họp cùng hàng chục chỉ huy quân sự NATO Ukraine thúc giục EU gây sức ép buộc Mỹ và Anh xóa bỏ mọi giới hạn về vũ khí, bí mật họp cùng hàng chục chỉ huy quân sự NATO
Ấn Độ-Trung Quốc tìm cách thu hẹp bất đồng, hướng tới tương lai về tình hình biên giới Ấn Độ-Trung Quốc tìm cách thu hẹp bất đồng, hướng tới tương lai về tình hình biên giới
Trung Đông: Israel-Hamas đồng ý ngừng bắn nhân đạo theo 3 đợt, LHQ kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Bờ Tây Trung Đông: Israel-Hamas đồng ý ngừng bắn nhân đạo theo 3 đợt, LHQ kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Bờ Tây
Điểm tin thế giới sáng 30/8: Tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ đi vào hoạt động, Hàn-Mỹ tập trận tác chiến, doanh thu Nvidia đạt 30 tỷ USD Điểm tin thế giới sáng 30/8: Tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ đi vào hoạt động, Hàn-Mỹ tập trận tác chiến, doanh thu Nvidia đạt 30 tỷ USD