Tin thế giới 30/12: Ông Trump đùng đùng nổi giận với 'phe mình'; Trung Quốc thừa nhận số liệu sốc; Iran dọa 'kết thúc bi thảm', lộ 'chiêu' trả thù

Hoàng Hà
TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, quan hệ Ấn-Trung, căng thẳng Nga-Anh liên quan vụ đầu độc Navalny; căng thẳng giữa Mỹ và Israel với Iran, thỏa thuận thương mại hậu Brexit, đại dịch Covid-19.... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 30/12: Ông Trump đùng đùng nổi giận với 'phe mình'; Trung Quốc thừa nhận số liệu sốc; Iran dọa 'kết thúc bi thảm', lộ 'chiêu' trả thù

Bầu cử Mỹ 2020

Ông Trump nổi giận với phe Cộng hòa, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện chịu trận

Ngày 29/12, trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã bày tỏ sự giận dữ, chỉ trích giới lãnh đạo Cộng hòa tại Quốc hội, đặc biệt nhắm vào lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell liên quan quyền phủ quyết Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA), gian lận bầu cử và đề xuất tăng tiền trợ cấp Covid-19 cho người dân.

"Đội ngũ lãnh đạo Cộng hòa yếu đuối và rệu rã sẽ cho phép Dự luật Quốc phòng tồi tệ được thông qua. Một hành động hèn nhát và quy phục hoàn toàn của những người yếu đuối đối với Bộ tứ Công nghệ", ông Trump viết, đồng thời kêu gọi Thượng viện không nên phê chuẩn NDAA khi nó chưa được điều chỉnh.

Ông chủ Nhà Trắng cũng chỉ trích ông McConnell vì từ chối tổ chức một phiên bỏ phiếu ở Thượng viện để tăng tiền trợ cấp Covid-19 cho người dân Mỹ từ 600 USD/người lên 2.000 USD/người dù Hạ viện Mỹ đã chấp thuận.

Ngoài ra, ông Trump cũng thể hiện sự tức giận vì giới lãnh đạo đảng Cộng hòa không ủng hộ các tuyên bố về gian lận bầu cử, đồng thời kêu gọi thay đổi đội ngũ lãnh đạo "mới và giàu năng lượng". (The Hill)

TIN LIÊN QUAN
Bức tranh thế giới: Nhìn lại năm 2020, phác thảo năm 2021 (Kỳ 1)

Phe ông Trump tiếp tục kiện ở Wisconsin nhằm lật ngược kết quả vào phút chót

Ngày 29/12, đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ, yêu cầu tòa đảo ngược phán quyết trước đó của Tòa án Tối cao bang Wisconsin, vốn gây bất lợi cho ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm.

Đơn kiện do đội ngũ pháp lý của Tổng thống Trump chuẩn bị đã đề cập một số vấn đề mà họ cho là sai sót trong quá trình bầu cử như: Hơn 28.000 phiếu bầu từ những người "không cung cấp giấy tờ tùy thân" đã được kiểm đếm một cách bất hợp pháp; 6.000 phiếu bầu vắng mặt vẫn được kiểm đếm dù thiếu thông tin trên phong bì như yêu cầu; hơn 17.000 phiếu bầu ở Wisconsin được thu thập bằng tay trái với quy định. (Fox, The Hill)

TIN LIÊN QUAN
Chính sách đối ngoại - Bài toán hóc búa cho ông Joe Biden

Trung Quốc-Ấn Độ

Đàm phán giải quyết tranh chấp tại khu vực biên giới Ấn-Trung tiếp tục bế tắc

Ngày 30/12, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết, các cuộc đàm phán giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa đạt được bước tiến để chấm dứt tình trạng bế tắc ở khu vực tranh chấp thuộc biên giới Himalaya trong khi hàng nghìn binh lính của hai bên phải đối mặt với mùa đông băng giá trên núi.

Ông cho biết thêm: "Nếu tình trạng này tiếp diễn, rõ ràng sẽ không thể triển khai kế hoạch rút quân".

Tuy nhiên, theo ông, cả hai bên vẫn đang trao đổi về tình hình biên giới và một vòng đàm phán quân sự khác đang diễn ra và "chúng tôi kỳ vọng vào một số kết quả tích cực có thể đạt được thông qua các cuộc đàm phán". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc thay thế Tư lệnh có quan điểm cứng rắn với Ấn Độ phụ trách Chiến khu miền Tây

Nga-Anh

Nga mở rộng danh sách trừng phạt trả đũa Anh

Ngày 30/12, Nga thông báo mở rộng danh sách các công dân Anh bị cấm nhập cảnh vào nước này nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của London mà Moscow cho là "không thể chấp nhận được" và "vô căn cứ" liên quan vụ nhân vật đối lập Alexei Navalny nghi bị đầu độc.

Quyết định trên được công bố chỉ một ngày sau Nga mở rộng danh sách các quan chức Đức bị cấm nhập cảnh vào Nga.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga không nêu danh tính các cá nhân Anh bị cấm nhập cảnh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Vụ đầu độc Navalny: EU nhất trí, quyết trừng phạt Moscow tới cùng

Covid-19

CDC Trung Quốc thừa nhận, số ca Covid-19 ở Vũ Hán có thể cao gấp 10 lần báo cáo

Ngày 20/12, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) thông báo, số ca nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán, nơi phát hiện những ca nhiễm đầu tiên trên thế giới, có thể cao gấp 10 lần so với số liệu chính thức.

Cụ thể, theo một báo cáo mới công bố, cơ quan này cho biết, khoảng 4,4% trong số 11 triệu cư dân Vũ Hán đã phát triển các kháng thể chống lại mầm bệnh này vào tháng 4, tương ứng với khoảng 480.000 trường hợp ở thành phố này nhiễm Covid-19 vào thời điểm đó, gần gấp 10 lần con số thống kê chính thức cho đến nay là 50.000 trường hợp.

CDC cho biết thêm rằng, chỉ 0,44% dân số ở ngoại ô Vũ Hán có kháng thể đối với virus, điều này cho thấy việc đóng cửa thành phố kéo dài 77 ngày có thể đã giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Năm Covid-19 đã thay đổi giáo dục Việt Nam thế nào?

Mỹ-Iran

Iran hé lộ cách thức trả thù Mỹ vụ giết tướng Soleimani

Ngày 29/12, Đại sứ Iran tại Iraq Iraj Masjedi nói với truyền thông địa phương rằng, nước Cộng hòa Hồi giáo này có thể không cần dùng đến các hoạt động quân sự trực tiếp để trả thù cho Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng hồi giáo Iran (IRGC) hồi đầu năm.

Theo ông Masjedi, "Không nhất thiết phải là một hành động quân sự, đúng hơn, việc trục xuất các lực lượng Mỹ khỏi khu vực cũng có thể là sự trả thù cho Tướng Soleimani"

Dù vậy, đại sứ Iran cũng cảnh báo, Tehran sẽ không quên "tội ác lịch sử" của Washington trong vụ sát hại tướng Soleimani. (Tehran Times)

TIN LIÊN QUAN
Khẳng định 'chơi' đúng luật với Iran, Nga tuyên bố không 'ngán' các đe dọa trừng phạt của Mỹ

Iran đe dọa "kết thúc bi thảm nhất với Israel" nếu động đến thế giới Hồi giáo

Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình Al-Manar TV, Thư ký của Hội đồng Tối cao Mohsen Rezaei tuyên bố, việc tướng Soleimani bị ám sát "là khởi đầu, đánh thức sự trỗi dậy của thế giới Hồi giáo" và Tehran đã lên kế hoạch về "thời gian và kịch bản trả thù".

Bên cạnh đó, ông Rezaei nói rằng, vụ tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq là một phần trong kế hoạch trên, mặc dù Iran nhiều lần bác cáo buộc có dính líu tới vụ việc này.

Bình luận về vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran Mohsen Fakhrizadeh mà Tehran cáo buộc Israel đứng sau, ông Mohsen Rezaei tuyên bố: "Một cuộc chiến mới đã bắt đầu giữa Iran và các kẻ thù, và cuộc chiến này đang tiếp diễn".

"Iran sẽ đem tới cái kết bi thảm nhất cho Nhà nước Do Thái, họ phải nhận ra rằng mình đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng đến như thế nào... Iran sẽ giành chiến thắng cuối cùng", ông Rezaei đe dọa. (AMN)

TIN LIÊN QUAN
Iran: Mỹ không nên 'phiêu lưu' quân sự, Israel đừng vượt 'giới hạn đỏ' ở vùng Vịnh

Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng cải thiện quan hệ với Pháp, Mỹ

Ngày 30/12, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlu Cavusoglu cho biết, Ankara không thể im lặng trước những lời nói và hành động chống lại nước này từ Pháp, song nhấn mạnh, đại sứ hai nước đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ.

Ông Cavusoglu cũng cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thực hiện các bước để cải thiện quan hệ với Mỹ, đồng thời hy vọng chính quyền Biden cũng sẽ làm như vậy.

Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết thêm, Ankara và Washington đã bắt đầu thảo luận về việc thành lập một nhóm công tác chung liên quan việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và lệnh trừng phạt của Mỹ do thương vụ này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thổ Nhĩ Kỳ: Sẽ có hậu quả với NATO nếu Mỹ không xem lại quyết định liên quan đến S-400

Hậu Brexit

Anh-EU chính thức ký thỏa thuận thương mại

Ngày 30/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ký "Hiệp định Thương mại và Hợp tác", một thỏa thuận "hậu Brexit" mà hai bên đạt được vào ngày 24/12.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã thay mặt Liên minh châu Âu (EU) ký văn bản gồm 1.246 trang vào lúc 9h30 theo giờ Bỉ. Sau đó, tài liệu khổng lồ này được Không quân Hoàng gia Anh mang tới London để Thủ tướng Anh Boris Johnson ký, kết quả này đủ để cho phép Hiệp định tạm thời có hiệu lực vào ngày 1/1 tới.

Cùng thời điểm trên, Quốc hội Anh cũng bắt đầu các cuộc thảo luận gấp rút để có thể phê chuẩn Hiệp định ngay trong năm.

Văn bản này sẽ phải được Nghị viện châu Âu (EP) phê duyệt sau đó, thời gian dự kiến có thể là vào tháng 2 hoặc tháng 3 tới. Việc kết thúc đàm phán rất muộn, chỉ vài ngày trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, đã khiến EP không thể kịp bỏ phiếu phê chuẩn trước khi năm 2021 bắt đầu.

Vào nửa đêm 31/12 giờ Brussels, Vương quốc Anh sẽ hoàn toàn tách ra khỏi EU, sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 11 tháng kể từ khi Thỏa thuận rút lui có hiệu lực pháp lý và hơn 4 năm sau khi cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi EU trong một cuộc trưng cầu dân ý gây chia rẽ đất nước. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận thương mại hậu Brexit và những câu hỏi ngỏ

Tổng thống Nga gửi lời chúc các nhà lãnh đạo nước ngoài nhân dịp Năm mới

Ngày 30/12, trang web của Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chúc tới các nhà lãnh đạo nước ngoài và người đứng đầu các tổ chức quốc tế nhân dịp Giáng sinh và Năm mới.

Tổng thống Putin đã gửi lời chúc mừng Năm mới đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhấn mạnh rằng năm 2020 không phải là một năm dễ dàng và có nhiều thử thách, từ các vụ tấn công khủng bố đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trong lời chúc gửi tới Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Putin lưu ý đến thực tế quan hệ 2 nước rất quan trọng đối với cả hai dân tộc và có tầm quan trọng lớn đối với sự ổn định và an ninh ở lục địa châu Âu.

Trong lời chúc Năm mới tới Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Tổng thống Putin tái khẳng định cam kết đối thoại mang tính xây dựng.

Nguyên thủ quốc gia Nga cũng đã chúc mừng Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống đương nhiệm Mỹ Donald Trump và Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. (Kremlin)

Cập nhật Covid-19 ngày 30/12: Số ca nhiễm kỷ lục ở Anh lúc 'dầu sôi lửa bỏng'; Biến thể mới không làm bệnh nặng hơn; Ông Biden khuyên ông Trump

Cập nhật Covid-19 ngày 30/12: Số ca nhiễm kỷ lục ở Anh lúc 'dầu sôi lửa bỏng'; Biến thể mới không làm bệnh nặng hơn; Ông Biden khuyên ông Trump

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, thế giới hiện ghi nhận 82.322.170 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.796.292 trường hợp tử vong và 58.331.445 ...

Tin thế giới 29/12: Phe ủng hộ ông Trump đi nước cờ không ngờ; Mơ ước của Thủ tướng Đức và tối hậu thư của Nga 'về nước ngay hay ngồi tù?'

Tin thế giới 29/12: Phe ủng hộ ông Trump đi nước cờ không ngờ; Mơ ước của Thủ tướng Đức và tối hậu thư của Nga 'về nước ngay hay ngồi tù?'

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020; quan hệ Trung Quốc với Mỹ, EU, Nga, căng thẳng Mỹ-Iran; Vụ đầu độc nhân vật đối lập Nga Navalny ...

{Full Video} Thủ tướng dự chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam

{Full Video} Thủ tướng dự chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam

TGVN. Sáng 27/8, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao diễn ra chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

Cetina là con sông nhiều nước nhất ở vùng Dalmatia và chảy dưới chân Dirana, khối núi cao nhất tại Croatia.
MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

Mẫu áo đấu sân khách mới ra mắt của MU có nhiều nét tương đồng với mẫu áo sân nhà truyền thống của Chelsea.
Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite không có ý định ký hợp đồng mới với Everton, trừ khi họ đáp ứng mức lương cao 160.000 bảng/tuần.
Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Bước đi bất ngờ này của EU có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 quốc gia thành viên này thực hiện các biện pháp ...
Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn ...
Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và gia đình cùng đại diện cộng đồng người Việt ...
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động