Ngoài S-400, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn hợp tác với Nga hơn nữa để phát triển công nghệ quốc phòng. (Nguồn: theprint) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga hỗ trợ phát triển công nghệ quốc phòng
Sau sau một cuộc họp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin,Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara đang cân nhắc có thêm các hành động công nghiệp quốc phòng chung với Moscow trong các lĩnh vực như động cơ máy bay, máy bay tiêm kích và tàu ngầm.
Ngoài ra, ông Erdogan đã đề xuất hợp tác với Nga về việc xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân. Trước đó, trong buổi hội đàm với giữa hai nhà lãnh đạo tại Sochi, ông Putin đã đề nghị hai bên "bắt tay" trong việc phát triển các bệ cho các máy phóng rocket không gian vũ trụ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiết lộ ông đang chuẩn bị hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Rome (Italy) vào cuối tháng 10 và sau đó có khả năng tổ chức thêm một buổi nữa tại Glasgow (Scotland). Tại đó, lãnh đạo Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về các vấn đề quân sự, chính trị và thương mại. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống S-400 của Nga là do Mỹ? |
Nga-Mỹ tiến hành đối thoại chiến lược vòng 2
Ngày 30/9, Mỹ và Nga đã tổ chức đối thoại kín vòng hai tại Geneva (Thụy Sĩ).
Đây là vòng đàm phán mới nhất giữa hai nước kể từ cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 6 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc cho biết cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov được tổ chức tại phái bộ Liên hợp quốc của Nga tại Thụy Sĩ và dự kiến kéo dài cả ngày.
Đại diện cấp cao Mỹ về kiểm soát vũ khí Bonnie Jenkins trước đó cho biết Washington mong muốn tạo dựng "bước đi vững chắc" giữa hai nước thông qua cuộc đàm phán tại Geneva. Kiểm soát vũ khí là ưu tiên hàng đầu của chương trình nghị sự của cuộc đối thoại, bên cạnh các nội dung thảo luận sâu về khoa học công nghệ mới, khám phá vũ trụ và trí tuệ nhân tạo (AI). (Reuters/TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ muốn 'mượn' căn cứ của Nga ở Trung Á? |
Mỹ và Trung Quốc cam kết duy trì liên lạc quốc phòng
Ngày 29/9, Lầu Năm Góc cho biết các quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc đã có các cuộc thảo luận “thẳng thắn và chuyên sâu” về một loạt vấn đề quốc phòng trong tuần này.
Tuyên bố của Lầu Năm Góc nêu rõ Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Trung Quốc, ông Michael Chase, đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Thiếu tướng Huang Xueping, Phó Giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), trong 2 ngày, 28-29/9.
Trong các cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận thẳng thắn, cởi mở và chuyên sâu về một loạt vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung. Cả hai bên đều tái khẳng định sự đồng thuận về việc duy trì các kênh liên lạc mở. Phía Mỹ cũng đưa ra cam kết rõ ràng về việc tôn trọng các nguyên tắc chung với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đây là vòng đàm phán thứ 16, còn gọi là hội đàm Điều phối Chính sách Quốc phòng Mỹ-Trung Quốc. (AP)
TIN LIÊN QUAN | |
Bà Mạnh Vãn Chu được tự do, quan hệ kinh tế thương mại Mỹ-Trung sẽ 'nồng ấm' hơn? |
Ngoại trưởng Pháp: AUKUS thể hiện logic đối đầu
Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Pháp, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian khẳng định Paris không chia sẻ logic đối đầu mà khối liên minh quân sự mới giữa Australia, Mỹ và Anh (AUKUS) thể hiện.
Ông Le Drian lưu ý: "Trên thực tế, AUKUS là một liên minh quân sự mới phản ánh logic của sự đối đầu nhất quán, gần như là quân sự thuần túy. Mỹ theo đuổi logic này từ thời chính quyền Obama. Và nay, Australia và các nước khác đã áp dụng nó, từ bỏ mong muốn chủ quyền của chính phủ tiền nhiệm. Với hành động phá vỡ hợp đồng, họ đang làm xói mòn niềm tin trong quan hệ với một đồng minh, đồng thời phát triển một chiến lược đối đầu với Trung Quốc".
Theo Ngoại trưởng Pháp, một hợp đồng tàu ngầm với Pháp có thể củng cố chủ quyền Australia. Ông nói: "Tôi e rằng sau khi hy sinh chủ quyền để củng cố an ninh, giới chức đương nhiệm (Australia) sẽ thực sự không nhận được gì". (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
EU-Trung Quốc đối thoại chiến lược, Bắc Kinh gửi lời tới AUKUS |
Pháp có quyết định gây ảnh hưởng tới quan hệ với 3 nước Bắc Phi
Pháp cho biết sẽ cắt giảm mạnh số lượng thị thực cấp cho những người đến từ Algeria, Morocco và Tunisia do đây là những nước đã không tiếp nhận lại những người nhập cư bất hợp pháp bị Pháp trả lại.
Phản ứng với quyết định này, Bộ Ngoại giao Algeria ngày 29/9 cho biết cơ quan trên đã triệu tập Đại sứ Pháp tại Algeria để phản đối quyết định của Paris.
Morocco cũng đã phản ứng trước quyết định cua Pháp khi mô tả đây điều "phi lý".
Chính phủ Tunisia tuy không phản ứng chính thức, nhưng nhiều người nước này đã bày tỏ lo lắng trước các văn phòng của TLS Contact, công ty tư nhân duy nhất được phép nhận đơn đăng ký xin vào Pháp. (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Sau 'cơn giông bão' với Australia, Pháp liên tiếp ký hợp đồng vũ khí triệu USD với các nước châu Âu |
G20 ấn định thời gian tổ chức hội nghị về Afghanistan
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/9, Thủ tướng Italy Mario Draghi thông báo, hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thảo luận về Afghanistan sẽ diễn ra vào ngày 12/10.
Ông Draghi nhấn mạnh các quốc gia G20 cần xác định mục tiêu chung và cộng đồng quốc tế cũng phải xây dựng một chiến lược để ngăn chặn nguy cơ Afghanistan trở thành địa bàn hoạt động của các nhóm thánh chiến. (Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Hậu rút quân khỏi Afghanistan: Tướng quân đội cùng tư lệnh Quốc phòng Mỹ điều trần, thừa nhận mất cảnh giác |
Triều Tiên nói Mỹ ‘thù địch’, Washington không đồng ý
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã nói rằng việc Washington đề nghị đàm phán với Bình Nhưỡng là sự che đậy cho chính sách thù địch của nước này.
Ông Kim Jong-un đưa ra phát biểu này tại phiên họp ngày 30/9 của Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc hội) được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đặc biệt chỉ ra rằng Washington vẫn giữ thái độ thù địch với Bình Nhưỡng và mối đe dọa quân sự từ Mỹ vẫn còn đó.
Trước đó, ngày 29/9, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố khẳng định nước này "không có ý định thù địch" với Triều Tiên và vẫn để ngỏ ý tưởng đối thoại sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ chối đề xuất đối thoại vô điều kiện của Washington.
Người phát ngôn bộ trên khẳng định: "Mỹ không che giấu một ý định nào mang tính thù địch đối với Triều Tiên. Chính sách của chúng tôi kêu gọi một cách tiếp cận thiết thực, chính xác, đồng thời mong muốn quan hệ ngoại giao nghiêm túc và bền vững với Triều Tiên nhằm tăng cường an ninh của Mỹ, của các đồng minh và các lực lượng của chúng tôi đang đồn trú tại nước ngoài".
Cũng trong buổi họp trên, ông Kim bày tỏ ý định muốn thấy các đường dây liên lạc Bắc-Nam bị cắt đứt do quan hệ liên Triều xấu đi sẽ được khôi phục trước từ đầu tháng 10.
Tuy nhiên, việc nối lại đường dây liên lạc phụ thuộc vào thái độ của các nhà chức trách Hàn Quốc về việc liệu quan hệ liên Triều sẽ được khôi phục hay tiếp tục giữ tình trạng xấu đi hiện tại. (KCNA/Reuters)
TIN LIÊN QUAN | |
Em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên vào cơ quan quyền lực tối cao |
Hàn Quốc cân nhắc khả năng tham gia CPTPP
Tuy chưa công khai quyết định nhưng Hàn Quốc đang cân nhắc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), như một phần trong nỗ lực đóng vai trò tiên phong trong thúc đẩy thương mại khu vực.
Trong cuộc họp ngày 30/9 với các chuyên gia thương mại trong nước, Bộ trưởng Thương mại Yeo Han-koo nhấn mạnh Seoul được coi là một đối tác lý tưởng của các nước tham gia CPTPP xét về khả năng cạnh tranh trong các ngành công nghiệp và công nghệ.
Ông Yeo nêu rõ chính phủ sẽ tiếp tục thu thập ý kiến của các doanh nghiệp địa phương và các chuyên gia để đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu. Ông khẳng định Chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc tham gia CPTPP vào thời điểm "đất nước có thể tối đa hóa lợi ích của mình".
Ông cũng đề cao tầm quan trọng của CPTPP trong việc đưa Hàn Quốc đạt được vị trí dẫn đầu về thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như phát triển hơn nữa chuỗi cung ứng. (Yonhap)
TIN LIÊN QUAN | |
Anh sẽ đàm phán với 11 quốc gia thành viên CPTPP trong hôm nay (28/9) |
Serbia và Kosovo đạt thỏa thuận chấm dứt căng thẳng biên giới
Ngày 30/9, Đại diện đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách Đối thoại Belgrade-Pristina và các vấn đề khu vực Tây Balkan, ông Miroslav Lajčák, xác nhận trên trang mạng cá nhân Twitter: “Chúng tôi đã có một thỏa thuận”.
Đồng thời, ông cũng khẳng định “sau hai ngày đàm phán căng thẳng, các bên đã đạt được một thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng và về lộ trình phía trước".
Vùng lãnh thổ Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Chính phủ Serbia không công nhận Kosovo là quốc gia có chủ quyền, song đã bắt đầu bình thường hóa quan hệ với chính quyền Kosovo nhằm hướng tới mục tiêu gia nhập EU. (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng tăng cao giữa Serbia-Kosovo, NATO và EU thay nhau ra mặt hòa giải |
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị kết án một năm tù
Ngày 30/9, một tòa án tại Paris đã kết tội cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phân bổ tài chính bất hợp pháp cho chiến dịch tái tranh cử năm 2012.
Theo cơ quan công tố, đảng bảo thủ của ông Sarkozy đã chi tổng số tiền gấp đôi mức tối đa 22,5 triệu Euro (tương đương hơn 19 triệu USD) được quy định trong luật bầu cử để thực hiện các chiến dịch vận động bầu cử khoa trương. Đảng này sau đó đã thuê một đơn vị quan hệ công chúng để che giấu số tiền thực chi.
Trong phán quyết mới, tòa án Paris đưa ra án phạt một năm tù cho cựu lãnh đạo Pháp nhưng cho biết ông có thể thụ án tại nhà. Các công tố viên đề nghị mức phạt là một năm tù giam và sáu tháng tù treo cho chính trị gia 66 tuổi. (AFP)
| Tin thế giới 29/9: Nga đào sâu AUKUS; Ukraine chỉ thị gắt ở Donbass; Pháp tố Anh chơi trò chính trị; Tân Chủ tịch LDP Nhật Bản Nga tìm hiểu về AUKUS, căng thẳng Ukraine-Hungary, Anh-Pháp, tình hình Donbass, Triều Tiên, người kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, xích mích ... |
| Tin thế giới 28/9: Ukraine nóng lòng kéo cả châu Âu về vụ thỏa thuận Nga-Hungary; Moscow 'nhắc nhẹ' Kiev; Trung Quốc bóng gió với NATO Căng thẳng Hungary-Ukraine liên quan thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Budapest và Moscow, quan hệ Nga-Mỹ, Triều Tiên thử tên lửa, quan hệ ... |