Tin thế giới 30/9: Nhật Bản tăng trừng phạt Nga, ông Prayut Chan-o-cha tiếp tục làm Thủ tướng Thái Lan

Minh Vương
Ukraine nói Nga tấn công Zaporizhzhia, Đức và NATO thảo luận về Dòng chảy phương Bắc, nổ lớn ở Pakistan…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(09.30) Hiện trường vụ không kích một đoàn xe dân sự ở Zaporizhzhia ngày 30/9 khiến 25 người thiệt mạng. (Nguồn: Reuters)
Hiện trường vụ không kích đoàn xe dân sự ở Zaporizhzhia ngày 30/9 khiến 25 người thiệt mạng. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm tin quốc tế nổi bật ngày 30/9.

Nga-Ukraine

* Ukraine chỉ trích Nga “khủng bố” ở Zaporizhzhia: Ngày 30/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Nga là “quốc gia khủng bố”, cho rằng Moscow đứng sau vụ tấn công một đoàn xe dân sự ở tỉnh Zaporizhzhia, miền Nam Ukraine, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương.

Trong khi đó, ông Vladimir Rogov thuộc Hội đồng chính quyền tỉnh Zaporizhzhia thân Moscow cho rằng các binh sĩ Ukraine đã thực hiện “hành động khủng bố”. (AFP)

* Điện Kremlin: Pháo kích vào các “vùng lãnh thổ mới sáp nhập” là tấn công Nga: Ngày 30/9, trả lời báo giới, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết Điện Kremlin sẽ coi hoạt động pháo kích của Ukraine vào những “vùng lãnh thổ mới sáp nhập” vào Nga là hành động gây hấn với Moscow. Ông cũng nhấn mạnh cần mở điều tra quốc tế toàn diện liên quan đến các sự cố rò rỉ trên 2 tuyến đường ống vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2. (Sputnik/Reuters)

* Ngoại trưởng Nga: Phương Tây cố ý kéo dài xung đột Nga-Ukraine: Ngày 30/9, phát biểu tại hội nghị có mặt giám đốc các cơ quan tình báo thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng phương Tây không còn che giấu ý đồ tiếp tục đối đầu với nước này bằng “bàn tay và sinh mạng” của người Ukraine. Theo ông, Liên minh châu Âu (EU) đã đánh mất tham vọng tự chủ chiến lược và đang gánh chịu tổn thất từ chính sách của Mỹ.

Ngoại trưởng Nga cũng cho rằng Mỹ đang giấu nhiều thông tin về chương trình sinh học quân sự. Ông nhấn mạnh theo Công ước về vũ khí sinh học, Moscow yêu cầu Washington đưa ra bằng chứng cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp toàn diện của chương trình sinh học Mỹ triển khai trên toàn thế giới. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nga ‘lấy làm tiếc’ trước phản ứng của Liên hợp quốc về 'trưng cầu ý dân' tại Ukraine

Châu Âu

* EU đạt thỏa thuận sơ bộ về vòng trừng phạt mới về Nga: Ngày 30/9, ba nguồn tin ngoại giao ngày 30/9 tiết lộ các nước EU đã đạt thỏa thuận sơ bộ về vòng trừng phạt thứ 8 nhằm vào Nga. Trước đó, cơ quan điều hành EU khuyến nghị khối xúc tiến áp đặt bổ sung hạn chế thương mại và mở rộng danh sách cá nhân bị trừng phạt, thay vì lập tức áp dụng mức giá trần với dầu Nga xuất khẩu qua đường biển đến nước thứ ba. Đại diện của 27 nước EU tại Brussels đã thảo luận về đề xuất trên ngày 30/9 và đạt đồng thuận ban đầu.

Dự kiến, đề xuất này sẽ nhận được sự chấp thuận cuối cùng vào tuần tới. Tuy nhiên, các nguồn tin giấu tên cho biết 27 quốc gia thành viên cần nhất trí về gói áp đặt trừng phạt. Trong trường hợp còn tồn tại bất đồng, vấn đề sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh EU tại Praha (Czech) vào ngày 6-7/10. (Reuters)

* NATO, Đức thảo luận sự cố rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Ngày 30/9, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Hai bên đã thảo luận về sự cố rò rỉ trên 2 tuyến đường ống vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc. Ông Stoltenberg đã cảm ơn nhà lãnh đạo Đức vì sự ủng hộ không ngừng cho Ukraine trong thời điểm quan trọng hiện nay, khẳng định cần điều tra liên quan tới các vụ rò rỉ trên, đồng thời nâng cao cảnh giác trong NATO.

Cùng ngày, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Thụy Điển thông báo Cục Hàng hải Thụy Điển (SMA) đã mở rộng khu vực cảnh báo an toàn. Theo đó, các tàu thuyền cần tránh xa khu vực rò rỉ trên hai Dòng chảy phương Bắc. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Lầu Năm Góc nói về 'thủ phạm' gây sự cố Dòng chảy phương Bắc

Đông Bắc Á

* Nhật Bản khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine: Điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/9, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhằm chấm dứt xung đột sớm nhất có thể.

Cùng ngày, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thông báo Nội các nước này đã thông qua quyết định bổ sung 89 mặt hàng vào danh sách bị cấm xuất khẩu sang Nga, có hiệu lực từ ngày 7/10. Các mặt hàng này bao gồm nguyên vật liệu và thiết bị dùng để chế tạo vũ khí hóa học, các bộ phận hoặc thiết bị dùng để phát hiện và phân tích hóa chất, hay thiết bị để tách các chế phẩm sinh học, trong đó có máy ly tâm.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi khẳng định: “Cùng sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các nước trong Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), chúng tôi sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn (đối với Nga). Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình ở Ukraine”. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản-Hàn Quốc trong tiến trình khôi phục 'quan hệ lành mạnh'

Đông Nam Á

* Ông Prayut tôn trọng quyết định của Tòa án Hiến pháp: Ngày 30/9, phát biểu sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết, Người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan Anucha Buraphashaisri tuyên bố, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tôn trọng quyết định của Tòa án Hiến pháp và cảm ơn những người đã gửi lời động viên. Quan chức này nhấn mạnh: “Từ nay, Thủ tướng (Prayut) sẽ tiếp tục nhiệm kỳ của mình để giúp đất nước tiến bộ”.

Trước đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan khẳng định ông Prayut chưa vượt quá giới hạn 8 năm của Thủ tướng. Tòa cho rằng Hiến pháp sửa đổi và giới hạn nhiệm kỳ mới có hiệu lực năm 2017 và nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Prayut chỉ chính thức bắt đầu từ ngày 6/4/2017. Như vậy, ông Prayut sẽ sớm trở lại cương vị Thủ tướng sau 5 tuần gián đoạn. Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Thái Lan là cuối cùng và không thể kháng cáo. (Bloomberg/Reuters)

* Philippines tiếp tục hợp tác với Mỹ để bảo vệ lợi ích ở Biển Đông: Ngày 29/9 tại Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Jose Faustino Jr. đã hội đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin.

Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Jose Faustino Jr. nêu rõ: “Phải thừa nhận rằng tình hình biến động ở Biển Đông) vẫn là mối quan ngại an ninh của Philippines. Tới nay, chúng tôi vẫn tiếp tục phối hợp với các nước cùng chí hướng và đảm bảo rằng pháp quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật định sẽ chiếm ưu thế tại đây”. T

heo đó Philippines sẽ ưu tiên hoạt động ngoại giao và đối thoại để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề ở Biển Đông. Philippines sẽ tiếp tục dựa vào Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ (MDT) năm 1951, Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) năm 1999 và Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) với Mỹ.

Về phần mình, ông Austin khẳng định Mỹ “luôn nỗ lực duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Đồng thời, quan chức này khẳng định mối quan hệ giữa hai nước “còn hơn cả một gia đình”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Khung cảnh tan hoang tại Philippines, nơi siêu bão Noru càn quét qua

Nam Á

* Nổ lớn ở tỉnh Balochistan, Pakistan khiến hơn 20 người thương vong: Ngày 30/9, vụ nổ lớn đã phá tan một cửa hàng trong khu chợ thuộc thị trấn Kohlu, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan. Giám đốc bệnh viện thị trấn Kohlu (DHQ), ông Asghar Marri, xác nhận 21 người đã được đưa đến bệnh viện sau vụ nổ, trong đó một người đã tử vong, 10 người khác đang ở trong tình trạng rất nguy kịch và đã được chuyển đến bệnh viện tuyến trên ở Dera Ghazi Khan.

Ông Mir Zia Langove, quan chức tỉnh Balochistan, dẫn kết quả điều tra sơ bộ cho biết đây là một vụ nổ được điều khiển từ xa.

Hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào thừa nhận gây ra vụ việc trên, song những vụ tấn công tương tự trước đó thường đo cho là do phiến quân và phần tử ly khai thực hiện. Các vụ tấn công khủng bố, bao gồm đánh bom liều chết và đánh bom điều khiển từ xa, từ lâu đã thường xuyên đe dọa người dân tỉnh Balochistan. (The Express Tribune)

Thế giới 'đang nhìn Ấn Độ bằng con mắt ngưỡng mộ mới'

Thế giới 'đang nhìn Ấn Độ bằng con mắt ngưỡng mộ mới'

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, nỗ lực tăng cường sức mạnh quân đội tập trung vào trang bị vũ khí ...

Lo ngại hành vi của Triều Tiên, Hàn Quốc cân nhắc biện pháp cứng rắn, cùng Mỹ tập trận mô phỏng tấn công

Lo ngại hành vi của Triều Tiên, Hàn Quốc cân nhắc biện pháp cứng rắn, cùng Mỹ tập trận mô phỏng tấn công

Ngày 30/9, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cho biết sẽ "trừng phạt cứng rắn hơn" nhằm ngăn chặn Triều Tiên thực hiện thêm các ...

Nga công nhận độc lập của các vùng Kherson và Zaporizhzhia

Nga công nhận độc lập của các vùng Kherson và Zaporizhzhia

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận các khu vực Kherson và Zaporizhzhia là các lãnh thổ độc lập, mở đường ...

Mexico thừa khí đốt, hứa hẹn bảo đảm 30% nhu cầu cho Đức

Mexico thừa khí đốt, hứa hẹn bảo đảm 30% nhu cầu cho Đức

Việc thiếu khí đốt hiện tại ở châu Âu tạo cơ hội tốt cho Mexico xuất khẩu ra nước ngoài, Tổng thống López Obrador cho ...

Trận lũ lịch sử tại Pakistan

Trận lũ lịch sử tại Pakistan

Lũ lụt ở Pakistan cuốn trôi nhà cửa, đường sá, cầu cống, vật nuôi và hoa màu, cướp đi mạng sống của hơn 1.400 người, ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động