Tin thế giới 31/8: Nga nói về tình hình Belarus, đồn đoán quanh sức khỏe của ông Trump, Czech-Trung Quốc căng nhau

Hoàng Hà
TGVN. Tình hình Belarus, cuộc đua vào vị trí Thủ tướng Nhật Bản, căng thẳng quanh vấn đề Đài Loan, sức khỏe của ông Trump, Chính phủ mới ở Syria, thỏa thuận hòa bình Sudan và tình hình Lebanon là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 21/8: Mỹ-Trung Quốc chưa giải quyết nổi bất đồng; Thế giới chỉ trích Mỹ khôi phục trừng phạt Iran
PHÂN TÍCH. Bầu cử Mỹ 2020: Trận chung kết bắt đầu
tin the gioi 318 nga noi ve tinh hinh belarus don doan quanh suc khoe cua ong trump czech trung quoc cang nhau vi dai loan

Tình hình Belarus

Điện Kremlin nói tình hình tại Belarus đã được kiểm soát

Ngày 31/8, Điện Kremlin cho biết, tình hình tại quốc gia láng giềng Belarus đã được kiểm soát và Nga nhận thấy không cần cử các lực lượng tới hỗ trợ Tổng thống Alexander Lukashenko, người đang phải đối mặt với làn sóng biểu tình sau cuộc bầu cử Tổng thống gây tranh cãi tại quốc gia Đông Âu này.

Phát biểu họp báo với các phóng viên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, các lực lượng an ninh Belarus và ban lãnh đạo quốc gia này đang kiểm soát tình hình theo cách mà ông đánh giá là "khá đảm bảo".

Ông Peskov nói thêm, nếu được đề nghị, Moscow sẵn sàng hỗ trợ Belarus - một đồng minh thân cận của Nga, trong việc sửa đổi hiến pháp.

Hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Điện Kremlin đã thành lập một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm để hỗ trợ ông Lukashenko theo yêu cầu của ông này, song nói rằng lực lượng này sẽ không được triển khai nếu tình trạng bất ổn được kiểm soát. Ngày 30/8, hai nhà lãnh đạo Nga-Belarus cũng đã nhất trí gặp nhau tại thủ đô Moscow của Nga trong thời gian tới.

Trong khi đó, cùng ngày, phát ngôn viên của phe đối lập tại Belarus cho biết, lãnh đạo phe này Sviatlana Tsikhanouskaya sẽ phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào thứ Sáu (4/9) tới.

Reuters trích dẫn nguồn tin trên cho biết, bà Sviatlana Tsikhanouskaya sẽ phát biểu trưc tuyến theo lời mời của Estonia, hiện đang là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Bà Sviatlana Tsikhanouskaya là ứng cử viên Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 9/8 tại Belarus mà những người ủng hộ cho rằng bà đã thắng cử. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Belarus: Giao trứng cho người, hiểm họa khó đoán

Nhật Bản

Cuộc đua vào ghế Thủ tướng Nhật Bản đang nóng dần

Cuộc đua vào vị trí Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền tại Nhật Bản thay thế Thủ tướng Abe Shinzo đang nóng dần lên dù phải đến ngày 1/9 tới, LDP mới tiến hành cuộc họp để quyết định thời điểm và cách thức tổ chức bỏ phiếu.

Các ứng cử viên tiềm năng đang đẩy mạnh vận động để tìm kiếm sự ủng hộ của các phe phái trong nội bộ LDP trước khi ra tranh cử.

Cho đến thời điểm này, ít nhất 4 chính trị gia đã bày tỏ ý định sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử được dự đoán là rất quyết liệt gồm: cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida - người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu LDP; cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba; Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga - cánh tay phải đắc lực của Thủ tướng Abe; và cựu Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Seiko Noda.

Để trở thành ứng cử viên chức Chủ tịch LDP, mỗi chính trị gia phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 20 nghị sĩ Quốc hội thành viên LDP. Dự kiến, cuộc bỏ phiếu Chủ tịch đảng LDP diễn ra vào ngày 14/9 tới với sự tham gia của 535 thành viên, gồm 394 nghị sĩ cùng với 3 đại diện của mỗi đảng bộ cấp tỉnh (tổng cộng 141 người) bởi các thành viên cấp cao trong đảng lo ngại sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực nếu kéo dài thời gian bầu người thay thế Thủ tướng Abe.

Theo kênh truyền hình NHK, LDP cầm quyền có kế hoạch tổ chức một phiên họp bất thường của Quốc hội vào ngày 17/9 tới nhằm bầu ra Thủ tướng mới sau khi cuộc bỏ phiếu Chủ tịch của đảng này kết thúc. (TTXVN)

Nhật Bản trấn an đồng minh Mỹ sau khi ông Abe Shinzo từ chức

Ngày 31/8, theo Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Akihiro Nishimura, Thủ tướng Abe Shinzo đã khẳng định với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, liên minh giữa hai nước sẽ tiếp tục được duy trì cho dù nhà lãnh đạo này rời nhiệm sở.

Người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Nishimura nói: “Ông Abe muốn Tổng thống Trump an tâm vì chính sách củng cố liên minh Mỹ-Nhật sẽ không thay đổi”.

Ông Akihiro Nishimura cũng tiết lộ, Thủ tướng Abe muốn Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong bối cảnh Tokyo vạch ra một chiến lược phòng thủ tên lửa mới.

Trước đó, hồi tháng 7, Nhật Bản đã tiến một bước hướng tới việc sở hữu vũ khí có thể tấn công Triều Tiên, sau khi một ủy ban thuộc đảng cầm quyền thông qua những đề xuất liên quan tới khả năng này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe: Trở lại để lợi hại hơn

Bầu cử Mỹ 2020

Đồn đoán quanh vấn đề sức khỏe của Tổng thống Trump

Vừa qua, sau khi chấp nhận đề cử trở thành ứng viên Tổng thống chính thức của đảng Cộng hòa tại Đại hội đảng toàn quốc ngày 27/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới New Hampshire, tiểu bang ở Đông Bắc nước Mỹ để vận động tranh cử.

Tuy nhiên, một video về sự kiện được đăng tải cho thấy, ông Trump đã gặp sự cố khi bước lên bục để phát biểu với cử tri. Theo đó, ông chủ Nhà Trắng mất thăng bằng trong vài giây khi bước lên bậc thang, nhưng đã khéo léo thực hiện động tác chỉ tay khỏe khoắn để thể hiện rằng mọi chuyện vẫn ổn và sau đó có bài phát biểu như mọi khi.

Sau khi đoạn video được đăng tải và thu hút hàng triệu lượt người xem, cộng đồng mạng tỏ ra quan ngại về tình trạng sức khỏe của vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm, đồng thời đưa ra hàng loạt bằng chứng chứng tỏ "phần cơ thể bên phải của ông Trump có vấn đề".

Một số người còn chỉ ra rằng, ông Trump đôi lúc bị vấp khi nói chuyện và gặp khó khăn khi sử dụng từ ngữ, đồng thời nhận định "có thể bán cầu não trái của ông Trump đang gặp một số vấn đề". Được biết, bán cầu trái điều khiển phần cơ thể bên phải và chịu trách nhiệm cho việc sử dụng ngôn ngữ.

Ngay sau khi đoạn video được đăng tải, dòng hashtag #TrumpIsNotWell trở thành một trong những từ khóa được quan tâm nhất Twitter trong khoảng thời gian cuối tuần.

Những dấu hiệu về sức khỏe của ông Trump xuất hiện ngay trước giai đoạn của cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới và có thể điều này sẽ khiến ông Trump gặp một số bất lợi trước đối thủ nặng ký là ông Joe Biden. Cả hai ông đều từng chỉ trích đối phương có trí nhớ không tốt.

TIN LIÊN QUAN
PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020. Cuộc đuổi vượt bắt đầu!

Chủ tịch Thượng viện Czech thăm Đài Loan (Trung Quốc)

Ngày 29/8, Chủ tịch Thượng viện Czech Milos Vystrcil đã bắt đầu chuyến thăm Đài Loan kéo dài đến ngày 5/9.

Tại cuộc họp báo trước chuyến thăm, ông Vystrcil cho biết kỳ vọng chuyến đi sẽ thành công, giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai bên. Ông Vystrcil cũng cho biết, chuyến thăm này nhận được nhiều phản ứng tích cực hơn là tiêu cực.

Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Czech và các thành viên Chính phủ, bao gồm Thủ tướng Andrej Babis (Đảng ANO) lên tiếng phản đối chuyến thăm này. Người phát ngôn của ông Zeman nói rằng, chuyến thăm đi ngược lại chính sách nhất quán của Liên minh châu Âu (EU) và sẽ có tác động tiêu cực đối với các công ty của Czech.

Tuy vậy, có khoảng 70 chính khách của Nghị viện châu Âu, Mỹ, Canada và Australia ra tuyên bố ủng hộ chuyến thăm, đồng thời lên án sức ép của Trung Quốc nhằm cản trở chuyến thăm này.

Về phần mình, theo một thông cáo ngày 31/8 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng nước này Vương Nghị tuyên bố, Chủ tịch Thượng viện Vystrcil sẽ "trả giá rất đắt" vì vi phạm nguyên tắc "Một Trung Quốc" khi thực hiện chuyến thăm chính thức tới hòn đảo Đài Loan.

Phản ứng lại đe dọa này, Bộ trưởng Ngoại giao Czech Tomas Petricek cùng ngày thông báo ông sẽ triệu Đại sứ Trung Quốc tại Prague và nhấn mạnh: "Tôi mong đợi phía Trung Quốc giải thích những lời lẽ đó. Tất nhiên chuyến đi đó có ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng những lời lẽ này đã đi quá xa". (Global Times, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thách thức nào chờ đón bà Thái Anh Văn?

Tình hình Syria

Syria thành lập Chính phủ mới

Theo hãng tin nhà nước SANA, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã chỉ thị thành lập một Chính phủ mới ngày 30/8, trong đó giữ nguyên một số vị trí bộ trưởng hàng đầu.

Nội các Syria gồm Thủ tướng Hussein Arnous và 29 bộ trưởng. Các bộ trưởng được duy trì chức vụ bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Ali Abdullah Ayyoub, Ngoại trưởng Walid al-Moallem và Bộ trưởng Nội vụ Mohammad Khaled al-Rahmoun.

Ngày 11/6, ông Assad đã cách chức cựu Thủ tướng Emad Khamis và bổ nhiệm ông Arnous - Bộ trưởng Tài nguyên nước - làm quyền Thủ tướng. Ngày 25/8, Tổng thống Assad đã chỉ thị ông Arnous thành lập Chính phủ mới.

Theo luật pháp Syria, Chính phủ mới được thành lập sau khi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào tháng 7. (THX)

TIN LIÊN QUAN
Syria cấp đất cho Nga mở rộng căn cứ Hmeimim ở phía Bắc

Tình hình Sudan

Chính phủ Sudan ký thỏa thuận hòa bình lịch sử với 5 nhóm nổi dậy

Ngày 31/8, Chính phủ Sudan đã ký thỏa thuận hòa bình với 5 nhóm nổi dậy chủ chốt tại quốc gia này, một bước quan trọng trong mục tiêu của ban lãnh đạo chuyển tiếp muốn giải quyết các cuộc xung đột dân sự "thâm căn cố đế".

Trong số các nhóm nổi dậy đã tham gia ký thỏa thuận này có Phong trào Công lý và Bình đẳng (JEM), Quân đội Giải phóng Sudan (SLA) của chính khách Minni Minawi - cả hai đều ở phía Tây Darfur, và Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan-Bắc(SPLM-N) do Malik Agar lãnh đạo, hiện diện ở Nam Kordofan và Blue Nile.

Thỏa thuận sẽ bao gồm các vấn đề chính như an ninh, quyền sở hữu đất đai, chuyển đổi tư pháp, chia sẻ quyền lực và sự trở lại của những người phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng đề cập đến việc sáp nhập chiến binh của phiến quân vào quân đội quốc gia.

Tuy nhiên, 2 nhóm nổi dậy chủ chốt, gồm một bộ phận của Phong trào Giải phóng Sudan, do Abdelwahid Nour lãnh đạo và một nhánh của Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan-North (SPLM-N), do Abdelaziz al-Hilu đứng đầu đã từ chối tham gia thoả thuận. Lý do dẫn đến 2 nhóm phiến quân không tham gia ký kết chưa được làm rõ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Le lói kỳ vọng hòa bình ở Sudan

Tình hình Lebanon

Lộ diện ứng cử viên nặng ký cho vị trí Thủ tướng

Trong cuộc gặp với Tổng thống Lebanon Michel Aoun, các nghị sỹ thuộc phong trào Hezbollah dòng Shi'ite được Iran hậu thuẫn ngày 31/8 đã đề cử ông Mustapha Adib, Đại sứ Lebanon tại Đức làm Thủ tướng tiếp theo.

Ông Mohamed Raad, người đứng đầu nhóm nghị sỹ trên, khẳng định: "Nhóm đã thông báo cho Tổng thống Aoun về thỏa thuận đề cử ông Adib và chúng tôi bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hợp tác hiệu quả hơn".

Trước đó, cùng ngày, cựu Thủ tướng Saad al-Hariri, lãnh đạo Đảng Phong trào Tương lai, chính trị gia có uy tín theo dòng Sunni tại Lebanon, cũng đã đề cử ông Mustapha Adib làm Thủ tướng.

Theo hệ thống giáo phái và phân chia quyền lực ở Lebanon, vị trí Thủ tướng phải là người Hồi giáo dòng Sunni. Chính phủ do ông Hassan Diab lãnh đạo đã từ chức vào đầu tháng này sau vụ nổ thảm khốc ở cảng Beirut khiến khoảng 190 người thiệt mạng.

Dự kiến, Tổng thống Michel Aoun sẽ được đề nghị chỉ định ứng cử viên có mức độ ủng hộ cao nhất trong số các nghị sĩ tại cuộc tham vấn giữa các phe phái chính trị ở Lebanon về vị trí Thủ tướng vào ngày hôm nay (31/8). Ngay sau khi vị trí Thủ tướng được chỉ định, quá trình thành lập Chính phủ mới sẽ được xúc tiến. (Reuters)

Tin thế giới ngày 28/8: Dư luận quốc tế về việc Thủ tướng Abe Shinzo từ chức, EU chia rẽ vì Belarus và chiến sự Dải Gaza

Tin thế giới ngày 28/8: Dư luận quốc tế về việc Thủ tướng Abe Shinzo từ chức, EU chia rẽ vì Belarus và chiến sự Dải Gaza

TGVN. Dư luận quốc tế về việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức, Mỹ-Hàn kết thúc tập trận, chiến sự Dải Gaza, EU ...

Vụ nổ ở Beirut: Thảm họa được báo trước

Vụ nổ ở Beirut: Thảm họa được báo trước

TGVN. Hai vụ nổ lớn tại thủ đô Beirut (Lebanon) đã khiến phần lớn thành phố được mệnh danh là “Paris của Trung Đông” biến ...

Hậu vụ nổ Beirut, Lebanon rơi vào khủng hoảng: Vì đâu nên nỗi

Hậu vụ nổ Beirut, Lebanon rơi vào khủng hoảng: Vì đâu nên nỗi

TGVN. Bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế, cùng nhiều vấn đề tồn đọng đã “bùng cháy” cùng vụ nổ tại Beirut ngày 4/8, ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động