Tin thế giới 4/12: Ông Trump nhúng tay, Ukraine có nhượng lãnh thổ để ngừng bắn? NATO phát cảnh báo Triều Tiên giữa lúc Hàn Quốc như 'vạc dầu sôi'

Hoàng Hà
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 4/12: Ông Trump nhúng tay, Ukraine có nhượng lãnh thổ để ngừng bắn? NATO phát cảnh báo Triều Tiên giữa lúc Hàn Quốc như 'vạc dầu sôi'
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun được cho là đã đề xuất với Tổng thống Yoon Suk Yeol về việc ban bố thiết quân luật, đã đệ đơn từ chức vào chiều 4/12.

Châu Âu

* Ukraine có thể nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy ngừng bắn như một phần trong kế hoạch giải quyết xung đột do Washington đề xuất theo các nguồn tin thân cận với Tổng thống Mỹ đắc cử Mỹ Donald Trump.

Tin liên quan
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Theo kế hoạch này, việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tạm đình chỉ nhưng vẫn nằm trong chương trình nghị sự, bất chấp yêu cầu của Nga loại trừ hoàn toàn khả năng này. Nếu Moscow từ chối, Washington sẽ có kế hoạch tích cực hơn nữa tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev.

Yếu tố then chốt trong việc thực hiện cách tiếp cận này sẽ là các cuộc đàm phán trực tiếp giữa ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Kế hoạch của ông Trump cũng bao gồm việc đảm bảo an ninh cho Ukraine, điều này cần đi đôi với việc duy trì các kênh ngoại giao với Nga. (Reuters)

* NATO lên kế hoạch thành lập đội tàu không người lái nhằm giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới nước ở vùng biển Baltic và Địa Trung Hải, do tại các vùng biển xung quanh châu Âu, các trường hợp cáp ngầm bị hư hỏng ngày càng thường xuyên hơn và sự cố gần nhất chỉ cách đây vài tuần.

Chỉ huy hàng đầu về chuyển đổi của NATO, Đô đốc Pierre Vandier, đã so sánh ý tưởng này với các camera quan sát của cảnh sát gắn trên đèn giao thông ở các khu vực đô thị gặp khó khăn để thu thập bằng chứng tội phạm. (Defense News)

* NATO phải đảm bảo sẵn sàng cho năm tới trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đang tiếp diễn cũng như các mối đe dọa khác, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Các ngoại trưởng NATO đang gặp nhau tại Bỉ để tiến hành cuộc họp kéo dài 2 ngày bàn về nhiều vấn đề, trong đó có kỳ vọng của Ukraine sẽ nhận được lời mời gia nhập liên minh quân sự. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Mark Rutte xác nhận, cuộc họp sẽ thảo luận về chủ đề viện trợ cho Ukraine song không bàn về vấn đề kết nạp Kiev. (Sputnik)

* Phó Lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Mohsen Qomi thăm Nga trong bối cảnh hai nước đang có tiếp xúc chặt chẽ liên quan tình hình xung đột leo thang tại Syria. Tại Moscow, ông Qomi dự định gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo Nga, cũng như với các sinh viên Iran đang học tập tại Nga. (IRNA)

* Nga-Belarus điều chỉnh cách tiếp cận trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh các loại vũ khí mới dựa trên công nghệ hiện đại xuất hiện. Vào ngày 6/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko dự kiến sẽ xem xét khái niệm an ninh của liên minh và thỏa thuận song phương về bảo đảm an ninh. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine cho phép binh sĩ đào ngũ có cơ hội 'quay đầu'

Châu Á-Thái Bình Dương

* Khủng hoảng ở chính trường Hàn Quốc khi Tổng thống Yoon Suk Yeol đã ban bố lệnh thiết quân luật vào tối 3/12 và sau đó khoảng 6 giờ đã tuyên bố bãi bỏ lệnh này do sự phản đối của Quốc hội.

Sau vụ việc, phe đối lập đã yêu cầu ông Yoon từ chức và tiến hành bước đi đầu tiên, đệ trình dự luật luận tội Tổng thống vì vi phạm hiến pháp khi ban bố lệnh thiết quân luật.

Nhiều cố vấn cấp cao trong Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã từ chức, trong đó có Chánh văn phòng. Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun, người đề xuất áp đặt thiết quân luật, đã gửi lời xin lỗi vì gây lo ngại cho công chúng, đồng thời đệ đơn từ chức.

Cộng đồng quốc tế như NATO, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... bày tỏ quan ngại trước tình hình ở Hàn Quốc, đồng thời đang theo dõi chặt chẽ diễn biến. Các nước cũng khuyến cáo công dân đang sinh sống và làm việc tại quốc gia Đông Bắc Á thận trọng. (Yonhap)

* NATO cảnh báo "thông điệp chính trị rõ ràng" với Triều Tiên không khai thác cuộc khủng hoảng ở Hàn Quốc "dù chỉ một chút", theo lời Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani.

Theo Ngoại trưởng Tajani, Hàn Quốc là đồng minh của NATO và đang dịch chuyển trong một khuôn khổ phức tạp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (ANSA)

* Nhật Bản-Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ song phương trong diễn đàn về các mối quan hệ song phương, tổ chức tại Tokyo, theo đó, các ngoại trưởng tham gia diễn đàn đều bày tỏ hy vọng thực hiện các chuyến thăm viếng lẫn nhau nhằm thúc đẩy quan hệ.

Về phía Trung Quốc, nước này kêu gọi Nhật Bản cần cùng nhau bảo vệ sự đoàn kết châu Á và chống lại sự khiêu khích từ các thế lực bên ngoài. (Kyodo)

* Kyrgyzstan-Tajikistan đạt thỏa thuận phân định biên giới vào ngày 4/12, hoàn thành đầy đủ bản vẽ các phần còn lại của biên giới hai nước. (Trend News)

* Mỹ thành lập lực lượng không gian tại căn cứ không quân Yokota ở phía Tây Tokyo của Nhật Bản, nhằm tăng cường năng lực không gian vũ trụ và năng lực phối hợp giữa các lực lượng của hai nước trong lĩnh vực này. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Trung Đông-châu Phi

* Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập họp khẩn theo đề nghị của chính phủ Syria vào ngày 3/12, trong đó kêu gọi các bên liên quan và quốc tế cần có giải pháp chính trị khẩn cấp và nghiêm túc nhằm tránh đổ máu cho dân thường cũng như tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực và quốc tế.

Tình trạng bạo lực tại Aleppo, Tây Bắc Syria, bùng phát kể từ hôm 27/11, đã khiến hơn 500 người tử vong, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng dân sự và làm gián đoạn các dịch vụ thiết yếu. (UN news)

* Nga tuyên bố ủng hộ giới lãnh đạo Syria nhằm chống lại cuộc tấn công của các nhóm khủng bố nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Moscow cũng khẳng định lên án mạnh mẽ cuộc tấn công này, đồng thời cáo buộc quân nổi dậy đã nhận được máy bay không người lái từ Ukraine và được đào tạo về cách vận hành các máy bay trên. (TASS)

* Iran tuyên bố không có ý định gặp Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho đến khi chính quyền mới ở Washington xây dựng rõ ràng chính sách của mình, bởi hiện nay, không có cơ sở cho một cuộc đối thoại như vậy. (IRNA)

* Iran cân nhắc triển khai quân đội tới Syria nếu được Damascus yêu cầu. Nước này cũng bày tỏ lo ngại về khả năng suy yếu các nỗ lực giải quyết vấn đề Syria, được gọi là tiến trình Astana. (The New Arab)

* Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố số tiền viện trợ nhân đạo hơn 1 tỷ USD cho châu Phi trong chuyến thăm của ông đến Angola. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Lần đầu thăm Angola, Tổng thống Mỹ Biden công bố gói viện trợ lớn cho châu Phi

Châu Mỹ

* Mexico chuẩn bị kịch bản Mỹ trục xuất hàng loạt người di cư sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống vào đầu năm 2025.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với Tổng thống Mexico Claudia Sheibaum, Ngoại trưởng de la Fuente nêu rõ, chính phủ đang khẩn trương phối hợp với các bộ ngành liên quan lên kế hoạch ứng phó mọi kịch bản có thể xảy ra. (Reuters)

* Mỹ chấp thuận bán tên lửa Javelin cho Tunisia với giá 107,7 triệu USD. Theo Lầu Năm Góc, các nhà thầu chính sẽ là Lockheed Martin và RTX Corp. (Reuters)

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

'Biến căng' ở Hàn Quốc: Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải 'khai tử' sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

Những diễn biến nhanh chóng mặt trong chính trường Hàn Quốc vài giờ qua đặt ra câu hỏi về tình hình có phần bất ổn ...

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Hàn Quốc ban bố thiết quân luật, phong tỏa Quốc hội rồi gỡ bỏ lệnh trên chỉ trong khoảng 6-7 giờ đồng hồ từ đêm ...

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Rạng sáng 4/12, dù Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật mà ông ban bố trước đó chỉ ...

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Ước tính 4.000 người tức giận đổ ra đường bất chấp thời tiết lạnh giá, bao quanh tòa quốc hội ở Quận Yeouido, Seoul, khiến ...

Tình hình Syria: Nga-Mỹ đấu khẩu đổ lỗi, Moscow rút loạt tàu chiến về, Iran tính toán đưa quân đến

Tình hình Syria: Nga-Mỹ đấu khẩu đổ lỗi, Moscow rút loạt tàu chiến về, Iran tính toán đưa quân đến

Mới đây, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về tình hình Syria, Nga và Mỹ cáo buộc lẫn ...

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Syria

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin: Bất chấp áp lực, doanh nghiệp Tây Âu và Mỹ vẫn không rời thị trường Nga

Tổng thống Putin: Bất chấp áp lực, doanh nghiệp Tây Âu và Mỹ vẫn không rời thị trường Nga

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, chính quyền Nga không ép buộc các doanh nghiệp phương Tây rời khỏi thị trường xứ bạch dương.
Bổ sung 3 thực phẩm màu đen mỗi sáng tăng hứng khởi ngày mới

Bổ sung 3 thực phẩm màu đen mỗi sáng tăng hứng khởi ngày mới

Nhâm nhi một chút chocolate đen mỗi sáng có thể giúp tăng hứng khởi ngày mới, nạp thêm nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho làn da và vóc ...
Không ngừng tỏa sáng, Mohamed Salah xô đổ kỷ lục của Wayne Rooney

Không ngừng tỏa sáng, Mohamed Salah xô đổ kỷ lục của Wayne Rooney

Mohamed Salah thiết lập kỷ lục mới sau khi ghi bàn và kiến tạo ở trận Liverpool hòa Newcastle.
Quy định mới về việc đặt biển báo tốc độ khai thác từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về việc đặt biển báo tốc độ khai thác từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây có nội dung về việc đặt biển báo tốc độ khai thác từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 38/2024/TT-BGTVT.
Thái Lan kỷ niệm Quốc khánh, sinh nhật cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Ngày của Cha tại Hà Nội

Thái Lan kỷ niệm Quốc khánh, sinh nhật cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Ngày của Cha tại Hà Nội

Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm sinh nhật cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, Quốc khánh Thái Lan và Ngày của ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12: Fed 'lung lay', USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12: Fed 'lung lay', USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong khi đồng EUR đi ngược chiều.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Phiên bản di động