Tin thế giới 4/4: Phần Lan gia nhập NATO, Nga phản bác ICC, ‘người cũ’ khuyên ông Trump điều gì?

Minh Vương
Thủ tướng Nga-Trung điện đàm, Bắc Kinh phản đối Australia cấm TikTok, Malaysia thể hiện quan điểm về Biển Đông … là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phần Lan chính thức vào NATO, Nga dọa tặng 'quà', Helisiki chưa đưa ra quyết định 'căng não'. (Nguồn: AP)
Phần Lan chính thức trở thành một phần của NATO vào ngày 4/4. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Chủ tịch Quốc hội Nga chỉ trích lãnh đạo phương Tây ủng hộ Ukraine: Ngày 4/4, viết trên Telegram, Chủ tịch Quốc hội Nga Vyacheslav Volodin khẳng định: “Sự ủng hộ của Washington và Brussels dành cho giới chức trách Kiev đã hình thành một nhà nước khủng bố ở trung tâm châu Âu”. Ông cho rằng nguyên thủ Mỹ, Pháp, Đức và các nước ủng hộ cho Ukraine sẽ phải chịu trách nhiệm những người thiệt mạng và bị thương trong xung đột tại đây. Chính trị gia này cũng cáo buộc vụ giết hại blogger chiến tranh nổi tiếng Vladlen Tatarsky ở St.Petersburg cuối tuần qua là “hành động khủng bố” do Kiev thực hiện. (Reuters)

* Ukraine: Nga tấn công Odessa bằng UAV Iran: Ngày 4/4, viết trên Telegram, Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine cho biết: “Tổng cộng có tới 17 lần phóng máy bay không người lái (UAV) trong các cuộc tấn công, dường như từ bờ biển phía Đông của biển Azov”. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định đã bắn hạ 14 chiếc trong đó và lưy ý rằng các UAV này là loại Shahed do Iran chế tạo. (AFP/Reuters)

* Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với EU về Ukraine: Ngày 4/4, phát biểu tại họp báo thường kỳ sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen kêu gọi Bắc Kinh đóng vai trò xây dựng trong giải quyết vấn đề Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh: “Chúng tôi sẵn sàng đối thoại và liên lạc với châu Âu để tìm giải pháp chính trị cho xung đột Ukraine”.

Theo quan chức này, mặc dù không phải là một bên trong xung đột, song Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình ở Ukraine và đang đóng góp tích cực cho việc đó. Bà nói: “Hy vọng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ thể hiện sự độc lập chiến lược và sự khôn ngoan chính trị”. Ngoài ra, quan chức ngoại giao Trung Quốc cũng kỳ vọng khối này sẽ thực hiện các bước giúp duy trì sự ổn định lâu dài trong khu vực. (TASS)

* Politico: Mỹ nâng cấp tên lửa thời Chiến tranh Lạnh để gửi tới Ukraine: Ngày 4/4, tờ Politico (Mỹ) dẫn các nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán kín đã bắt đầu ở Washington về hiện đại hóa đạn dược thời Chiến tranh Lạnh để chuyển giao cho Kiev. Cụ thể, tên lửa dành cho hệ thống phòng không HAWK do Mỹ sản xuất, vốn đã ngừng hoạt động từ lâu, sẽ được nâng cấp để đưa vào chiến đấu.

Theo đó, các tên lửa này sẽ được kết nối với một số bệ phóng Tây Ban Nha đã cam kết gửi tới Ukraine. HAWK vẫn được sử dụng ở châu Âu và các nơi khác, song đã bị Quân đội Mỹ loại bỏ đầu những năm 1990 để nhường chỗ cho Patriot. (Politico)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nga lại bị tố dùng UAV Iran, Kiev khoe 'khắc tinh', EU nói sẽ tiếp tục buộc Moscow 'trả giá'

Mỹ-Trung

* Trung Quốc lên tiếng về vụ khinh khí cầu bay qua Mỹ: Ngày 4/4, trả lời câu hỏi về việc Lầu Năm Góc nói rằng họ không thể xác nhận Trung Quốc đã thu thập dữ liệu thời gian thực từ khinh khí cầu vào đầu năm nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nêu rõ: “Trung Quốc phản đối các nỗ lực xuyên tạc và thổi phồng sự việc”.

Trước đó, có nguồn tin quân sự cho rằng khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ trên lãnh thổ Mỹ có khả năng do thám và gửi thông tin về Bắc Kinh. Tuy nhiên, giới phân tích cũng chỉ ra rằng ngay cả khi đó, khinh khí cầu bị bắn hạ không thu thập được thông tin mới hay có ích cho Bắc Kinh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Mỹ mong Trung Quốc đừng can dự sâu, tuyên bố sẽ phản đối quan hệ Moscow-Bắc Kinh; Kiev nới rộng 'lối vào' cho UAV

Nga-Mỹ

* Ngoại trưởng Sergei Lavrov: Mỹ muốn phá vỡ thượng đỉnh Nga-châu Phi: Trả lời phỏng vấn báo Luận chứng và sự kiện (Nga) ngày 3/4, ông nêu rõ nói: “Mỹ và đồng minh đang làm mọi cách có thể hòng khiến Nga bị cô lập trên trường quốc tế. Đặc biệt, họ đang cố gắng phá vỡ hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai dự kiến diễn ra vào cuối tháng Bảy tại St. Petersburg, ngăn cản những người bạn châu Phi của chúng ta tham dự hội nghị”. Theo ông, trong số các nước ở lục địa phía Nam, ngày càng có ít nước muốn “hy sinh lợi ích cơ bản vì Washington…vì vậy, mưu toan ngăn cản sự hợp tác của chúng ta với các quốc gia ở phương Đông và Nam bán cầu sẽ tiếp tục nhưng khó có thể thành công”.

Ngoại trưởng Nga cũng khẳng định nước này có những thứ cần thiết để cung cấp cho các nước châu Phi, bao gồm cả bảo đảm an ninh quốc gia: “Các quốc gia châu Phi quan tâm đến việc Nga tham gia đào tạo cán bộ chuyên nghiệp cho họ... Đây chỉ là một phần nhỏ trong các lĩnh vực hợp tác nhiều mặt cùng có lợi giữa Nga và các nước châu Phi mà chúng tôi dự định phát triển bằng mọi cách”.

Về nội dung của thượng đỉnh, ông Lavrov cho biết các bên sẽ thảo luận các chủ đề như chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng trên lục địa châu Phi. Nhà ngoại giao Nga cũng tin tưởng rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa nước này và châu Phi, tạo đường hướng để phát triển toàn bộ các mối quan hệ với châu Phi về trung hạn, đồng thời góp phần đáng kể vào việc giải quyết hiệu quả các vấn đề khu vực và quốc tế.

Trong một tin liên quan, phát biểu cùng ngày, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vasily Nebenzya cho biết trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Lavrov tới New York ngày 24-25/4, Ngoại trưởng Nga sẵn sàng gặp gỡ và người đồng cấp nước chủ nhà Antony Blinken nếu phía Mỹ mong muốn. (Sputnik/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga nhắn nhủ phương Tây: 'Cần hai người mới nên điệu Tango'

Nga-Trung

* Thủ tướng Nga-Trung điện đàm về quan hệ song phương: Ngày 4/4, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết Thủ tướng nước này Lý Cường đã điện đàm với người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin. Trong cuộc điện đàm, ông Lý đã tái khẳng định quan hệ Trung-Nga nên tuân thủ nguyên tắc không liên kết, không đối đầu và không nhắm mục tiêu vào bên thứ ba. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
‘Tam giác chiến lược’ Mỹ-Trung-Nga dưới thời ông Joe Biden

Đông Nam Á

* Malaysia khẳng định về dự án thăm dò của Petronas ở Biển Đông: Ngày 4/4, trả lời chất vấn trước Quốc hội cuộc thảo luận liên quan vè Biển Đông khi công du Trung Quốc tuần trước, Thủ tướng Anwar Ibrahim nói rằng Bắc Kinh lo ngại “Petronas đang tiến hành hoạt động quy mô lớn ở khu vực mà họ cũng tuyên bố chủ quyền. Tôi nhấn mạnh... rằng Malaysia coi khu vực này là thuộc lãnh thổ Malaysia. Do đó, Petronas sẽ tiếp tục các hoạt động thăm dò tại đây”. Tuy nhiên, ông không đề cập chi tiết tới dự án này hay vị trí thăm dò của Petronas.

Nhắc lại phát biểu trước đó tuần này, nhà lãnh đạo này nhấn mạnh rằng nếu Bắc Kinh vẫn cảm thấy họ đúng, Kuala Lumpur vẫn sẵn sàng đàm phán. Tuy nhiên, ông tuyên bố Bộ Ngoại giao Malaysia sẽ trao công hàm phản đối nếu xảy ra “các vụ va chạm” giữa tàu thuyền của Malaysia và Trung Quốc ở khu vực này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Biển Đông: Thủ tướng Malaysia cảnh báo Trung Quốc, Bắc Kinh nhẹ giọng muốn đối thoại

Nam Thái Bình Dương

* Cựu Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhận chức vụ mới: Ngày 4/4, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã bổ nhiệm người tiền nhiệm làm Đặc phái viên cho “Lời kêu gọi ở Christchurch”, sáng kiến toàn cầu do Wellington dẫn đầu nhằm chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan sau vụ xả súng ở nhà thờ Hồi giáo ngày 15/3/2019. Đặc phái viên sẽ báo cáo trực tiếp với thủ tướng.

Ông Hipkins cho biết “Lời kêu gọi ở Christchurch” là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ và bà Jacinda Ardern có vị trí đặc biệt để tiếp tục thúc đẩy việc loại bỏ nội dung cực đoan, bạo lực trên mạng. Thủ tướng Hipkins nhấn mạnh: “Khủng bố và bạo lực cực đoan trên mạng là một vấn đề toàn cầu, nhưng đối với nhiều người ở New Zealand, đó cũng là vấn đề riêng”.

Đặc phái viên sẽ đóng vai trò là đại diện cấp cao của New Zealand về vấn đề liên quan đến “Lời kêu gọi ở Christchurch” hợp tác chặt chẽ với Pháp với tư cách đồng lãnh đạo. Về phần mình, bà Ardern từ chối nhận thù lao và sẽ bắt đầu vai trò mới ngày 17/4 (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
New Zealand nêu quan ngại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Đài Loan

Nam Á

* Ngoại trưởng Hàn Quốc sắp thăm Ấn Độ: Ngày 4/4, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo, Ngoại trưởng Park Jin có kế hoạch thăm Ấn Độ từ ngày 7/4, hội đàm bới người đồng cấp chủ nhà S. Jaishankar nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Theo người phát ngôn Lim Soo Suk, hai bên cũng sẽ thảo luận về phát triển “mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt” và tăng cường thúc đẩy quan hệ. Ngoài ra, Ngoại trưởng Park Jin cũng có thể Chennai ở miền Nam Ấn Độ để gặp gỡ doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại đó. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hải quân Ấn Độ theo dõi chặt chẽ tàu khảo sát Trung Quốc

Đông Bắc Á

* Trung Quốc phản đối bà Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Trong tuyên bố ngày 3/4, người phát ngôn cho Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles (Mỹ) tuyên bố Bắc Kinh phản đối vviệc người đứng đầu đảo Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh tại Mỹ và sẽ theo dõi những diễn biến tiếp theo, cũng như kiên quyết và mạnh mẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố: “Chỉ có một Trung Quốc. Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều lần nhắc lại rằng chúng tôi kiên quyết phản đối việc Mỹ tương tác chính thức với chính quyền Đài Bắc dưới mọi hình thức. Mỹ nên tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và các quy tắc trong Ba Thông cáo và không gửi tín hiệu sai cho các lực lượng ‘độc lập Đài Loan’. Trung Quốc sẽ có biện pháp kiên quyết để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ”.

Trước đó, ngày 3/4, Văn phòng ông Kevin McCarthy thông báo Chủ tịch Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức một cuộc gặp với bà Thái Anh Văn vào ngày 5/4 tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa một người đứng đầu Đài Loan và một chủ tịch Hạ viện Mỹ trên lãnh thổ xứ cờ hoa. (Reuters/Taiwan News)

TIN LIÊN QUAN
Reuters: Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn

Châu Âu

* Nga huấn luyện quân đội Belarus sử dụng vũ khí chiến thuật: Ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nêu rõ: “Một hệ thống tên lửa tác chiến Iskander-M đã được chuyển giao cho Belarus. Ngày 3/4, các đơn vị Belarus đã bắt đầu khóa huấn luyện cách sử dụng..., nghiên cứu chi tiết vấn đề về việc bảo trì và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của hệ thống tên lửa Iskander-M. Họ sẽ trải qua quá trình huấn luyện toàn diện tại cơ sở của lực lượng vũ trang Nga”.

Tuy nhiên, bộ này không đề cập khóa huấn luyện sẽ kéo dài bao lâu. Trước đó, Bộ Quốc phòng Belarus đã công bố ảnh chụp mọt số người mặc đồng phục huy hiệu của nước này lên máy bay quân sự tới Nga để tham gia huấn luyện. (AFP)

* Nga bác cáo buộc ICC về trẻ em: Ngày 4/4, ủy ban về quyền trẻ em của xứ bạch dương cho rằng cáo buộc của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), cho rằng lãnh đạo ủy ban này cùng với Tổng thống Vladimir Putin phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine là không rõ ràng. Đồng thời, ủy ban cũng không nhận được bất kỳ tài liệu nào về vụ việc từ ICC, cơ quan mà Nga không công nhận thẩm quyền xét xử.

Trong khi đó phát biểu họp báo cùng ngày, ủy viên về quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova cho biết Nga đã chấp nhận hơn 5 triệu người tị nạn từ vùng Donbass của Ukraine, trong đó có 730.000 trẻ em, từ tháng 2/2022. Bà cũng nhấn mạnh những đứa trẻ này đến Nga cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ của chúng. Theo bà, ủy ban trên không hay biết một trường hợp trẻ em nào từ miền Đông Ukraine bị tách khỏi những người thân và chuyển đến nhà nuôi dưỡng. (Reuters)

* Xung đột Ukraine khiến NATO mở rộng chưa từng có về Bắc Âu: Ngày 4/4, phát biểu sau khi Phần Lan chính thức gia nhập khối, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết: “Tổng thống Nga (Vladimir) Putin đã tuyên bố mục tiêu của xung đột Ukraine là để thu hẹp quy mô của NATO... Ông ấy đang nhận được kết quả hoàn toàn ngược lại... Hôm nay là Phần Lan, và Thụy Điển cũng sẽ sớm gia nhập liên minh quân sự này.”

Đề cập tới việc triển khai binh sĩ đến nước thành viên mới nhất của khối, ông nhấn mạnh: “Đó là quyết định của Phần Lan... Sẽ không có binh sĩ NATO ở Phần Lan nếu nước này không đồng ý”. Theo ông, Helsinki sẽ đưa “ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến” và “khả năng vượt trội” đến với liên minh quân sự này.

Ông cũng nêu rõ Phần Lan sẽ được nhận được sự bảo đảm an ninh chắc chắn từ Điều 5 của Hiệp ước Washington, theo đó quy định về an ninh tập thể của tất cả các nước thành viên NATO trước một cuộc tấn công quân sự. (Reuters/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga tiết lộ vị trí sẽ triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus, Ba Lan tuyên bố sẵn sàng làm điều này với NATO

Châu Mỹ

* “Người cũ” khuyên ông Donald Trump không nên tự bào chữa: Tạp chí Newsweek (Mỹ) ngày 3/4 đưa tin, cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr, quan chức từng làm việc dưới quyền ông Donald Trump, cho rằng cựu Tổng thống Mỹ không nên tự bào chữa trước tòa hay tiếp tục công kích Chánh biện lý Alvin Bragg của đảng Dân chủ, người khởi xướng điều tra, trên mạng xã hội và truyền thông.

Theo ông, ông Trump không nên thể hiện thái độ như vậy, bởi nó cho thấy ông “mất tự chủ” và khiến nhóm luật sư biện hộ rất khó chuẩn bị hay bào chữa cho ông. Tuy nhiên, ông Barr cũng nhận định vụ kiện “thiếu cơ sở pháp lý” và dùng tiền để giải quyết tranh chấp “không phải là hành động sai trái hoặc phạm pháp”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Việc bị truy tố sẽ có lợi cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump?

Trung Đông-Châu Phi

* Baghdad, Erbil ký thỏa thuận nối lại xuất khẩu dầu từ miền Bắc Iraq: Ngày 4/4, các nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Baghdad và Chính quyền khu vực tự trị người Kurd (KRG) đã ký một thỏa thuận cuối cùng để khởi động lại việc xuất khẩu dầu mỏ ở miền Bắc. Theo đó, lãnh đạo KRG Masrour Barzani đã tới Baghdad để hoàn tất thỏa thuận với Thủ tướng Mohammed al-Sudani về nối lại xuất khẩu dầu từ Khu vực bán tự trị người Kurd ở miền Bắc Iraq và tổ chức đàm phán để giải quyết tranh chấp về dầu và khí đốt kéo dài gần hai thập kỷ qua.

Trước đó, KRG đã đạt được sự đồng ý tham gia tiến trình đối thoại nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Iraq, sau khi trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd được phê chuẩn. (Reuters)

* Châu Âu muốn dần bình thường hóa quan hệ với Ethiopia sau xung đột: Ngày 4/4, Cao ủy EU về về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết khối này đang theo dõi việc giải quyết xung đột ở khu vực Tigray, miền Bắc Ethiopia và sẽ “từng bước một” bình thường hóa quan hệ với chính quyền ở đó. Ông nói: “Thông điệp gửi tới cả Chính phủ Ethiopia và chính quyền vùng Tigray là làm cho họ hiểu rằng chúng tôi đang theo dõi việc giải quyết xung đột và chúng tôi sẽ chỉ bình thường hóa quan hệ theo cách dần dần, từng bước một”. (Reuters)

Phó Tổng thống Mỹ thăm châu Phi: Hứa hẹn đầu tiên

Phó Tổng thống Mỹ thăm châu Phi: Hứa hẹn đầu tiên

Ngày 26/3, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định, Mỹ sẽ tăng cường đầu tư cho châu Phi để giúp khu vực này tăng ...

Khẳng định lời hứa về quốc phòng, Ấn Độ tỏ rõ ý định muốn 'dấn thân' vào châu Phi

Khẳng định lời hứa về quốc phòng, Ấn Độ tỏ rõ ý định muốn 'dấn thân' vào châu Phi

Ngày 28/3, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã nhắc lại cam kết của New Delhi hỗ trợ các quốc gia đối tác ...

Chiến lược đối ngoại mới của Nga: Tổng thống Putin phân 'rạch ròi' đối tác-đối thủ, thấy gì trong 'thế giới quan' của Moscow?

Chiến lược đối ngoại mới của Nga: Tổng thống Putin phân 'rạch ròi' đối tác-đối thủ, thấy gì trong 'thế giới quan' của Moscow?

Việc Nga công bố chiến lược chính sách đối ngoại mới cho thấy rõ 'thế giới quan' của Moscow với cục diện thế giới hiện ...

Lộ diện 4 căn cứ mới ở Philippines mà Mỹ được phép tiếp cận, Washington khẳng định không có ý đồ này với Manila

Lộ diện 4 căn cứ mới ở Philippines mà Mỹ được phép tiếp cận, Washington khẳng định không có ý đồ này với Manila

Trong cuộc họp báo ngày 3/4, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết, Mỹ sẽ mở rộng sự hiện diện ...

Hungary 'phát ngán' với chỉ trích của phương Tây, 'lừng khừng' chuyện Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Hungary 'phát ngán' với chỉ trích của phương Tây, 'lừng khừng' chuyện Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin AP, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó lý giải việc Budapest chưa bỏ phiếu về việc có ...

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động