Tin thế giới 6/1: Ông Trump 'phân giải' chuyện bị Phó tướng 'cự tuyệt', nguy cơ mất trắng ở Georgia; Đồi Capitol bị dọa hứng 'chim sắt' vì tướng Iran

Hoàng Hà
TGVN. Hậu bầu cử Mỹ 2020; quan hệ Mỹ với Iran, Trung Quốc, Nga; vấn đề Đài Loan; vụ Iran bắt giữ tàu Hàn Quốc... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 6/1: Tổng thống Trump lên tiếng về tin bị phó tướng 'cự tuyệt',

Hậu bầu cử Mỹ 2020

Tổng thống Trump nói về tin bị ông Pence 'cự tuyệt'

Ngày 5/1, phía Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra thông cáo phản bác thông tin mà truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn nguồn theo bài báo của New York Times rằng, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cự tuyệt sự lôi kéo của ông chủ đương nhiệm Nhà Trắng về việc ngăn chặn Quốc hội chứng nhận kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn.

Thông cáo cho hay, Tổng thống Trump đã bác bỏ thông tin của New York Times và nói rằng đó là "tin giả".

Theo Tổng thống Mỹ đương nhiệm, cả ông và phó tướng đều "đồng ý rằng ông Pence có quyền hành động", ám chỉ việc ngăn Quốc hội chứng nhận kết quả của cử tri đoàn. (ABC News)

TIN LIÊN QUAN
Tin không vui đến dồn dập với Tổng thống Trump - bị Phó tướng Pence 'cự tuyệt', đảng Dân chủ tạm dẫn ở Georgia

Nguy cơ đảng Cộng hòa 'mất trắng' ở Georgia

Ngày 6/1, hãng thăm dò Edison Research công bố kết quả kiểm 98% số phiếu cho biết, trong cuộc bầu cử Thượng viện tại bang Georgia, ứng cử viên thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ Jon Ossoff đang dẫn trước đối thủ David Perdue bên phía đảng Cộng hòa với tỉ lệ 50,2% - 49,8%.

Ông Ossoff hiện đang hơn ông Perdue 16.370 phiếu. Nếu lợi thế này được giữ nguyên, Đảng Dân chủ sẽ giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ

Trước đó, ứng cử viên Thượng nghị sĩ Mỹ của đảng Dân chủ Raphael Warnock cũng đã tuyên bố giành chiến thắng trước Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kelly Loeffler trong cuộc bầu cử Thượng viện bổ sung tại bang Georgia với 50,4% phiếu trên tổng số 97% số phiếu được kiểm, dẫn trước bà Loeffler 0,8%. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Thượng viện Mỹ 2020: Ứng viên đảng Dân chủ tuyên bố chiến thắng sớm, đảng Cộng hòa bị đẩy vào tình thế nguy hiểm

Mỹ-Iran

Khủng bố đe dọa lao máy bay vào tòa nhà Quốc hội Mỹ

Sputnik dẫn lời Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết, cơ quan này đang điều tra về mối đe dọa lao máy bay vào tòa nhà Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1 để trả đũa cho vụ ám sát Thiếu tướng Qasem Soleimani của Iran.

Thông tin về tin nhắn đe dọa được CBS News đưa tin đầu tiên. Hãng tin nói đang nắm trong tay băng ghi âm liên quan tới mối đe dọa này.

"Chúng tôi sẽ đáp máy bay vào Đồi Capitol hôm 6/1. Tướng Soleimani sẽ được báo thù", tin nhắn viết. Ngày 6/1 này, Quốc hội Mỹ sẽ họp để kiểm phiếu đại cử tri và chính thức công bố người sẽ là Tổng thống tiếp theo của.

Nguồn tin của CBC News nói thêm, hiện chưa rõ ai đã gửi tin nhắn trên và mặc dù không coi mối đe dọa là đáng tin cậy, giới chức Mỹ vẫn cảnh báo các kiểm soát viên không lưu, kêu gọi họ báo cáo ngay lập tức về bất cứ mối đe dọa nào hoặc các trường hợp máy bay bay chệch quỹ đạo. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Iran đang ‘nắn gân’ giới lãnh đạo Mỹ

Iran đề nghị Interpol bắt Tổng thống Trump

Ngày 5/1, hãng tin Aljazeera đưa tin, người phát ngôn cơ quan tư pháp Iran Gholamhossein Esmaili cho biết tại một cuộc họp báo rằng, Iran đã đề nghị Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) ra "lệnh truy nã đỏ" với 48 quan chức Mỹ, trong đó có Tổng thống Donald Trump.

Đây là những người mà Tehran nghi ngờ có vai trò lớn trong vụ sát hại tướng đặc nhiệm của Vệ binh Quốc gia Iran Qassem Soleimani hồi tháng 1/2020.

Đây là lần thứ hai, Iran đề nghị Interpol phát lệnh truy nã ông Trump và hàng chục quan chức Mỹ.

Tuy nhiên, đơn đề nghị hồi tháng 6/2020 đã bị Interpol từ chối với lý do quy tắc của Interpol không cho phép họ thực hiện "bất kỳ sự can thiệp hoặc hành động nào mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hoặc chủng tộc". (Aljazeera)

TIN LIÊN QUAN
Thêm hàng chục công ty Trung Quốc và Iran bị Mỹ điền tên vào danh sách trừng phạt

Vụ Iran bắt tàu Hàn Quốc

Quốc hội Hàn Quốc họp khẩn về vụ Iran bắt tàu chở dầu

Ngày 6/1, Ủy ban Ngoại giao và Thống nhất thuộc Quốc hội Hàn Quốc đã mở cuộc họp khẩn liên quan tới việc tàu chở dầu Hankuk Chemi mang cờ Hàn Quốc bị lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ khi đi qua eo biển Hormuz.

Tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban trên Song Young-gil nói rằng, việc tàu Hankuk Chemi bị phía Iran cáo buộc thải vật chất ô nhiễm ra biển là vô căn cứ và động thái của Tehran bị nghi có liên quan tới 7 tỷ USD tài sản nước này đang bị Hàn Quốc phong tỏa.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-gon cho biết, Seoul vẫn đang tiếp tục thảo luận với giới chức Iran và chuẩn bị biện pháp pháp lý để giải quyết vấn đề. Ông Choi cũng có kế hoạch thăm Iran trong 3 ngày từ 10/1 tới.

Dự kiến, một đoàn đàm phán của Hàn Quốc cũng sẽ lên đường tới Iran tối cùng ngày, trong khi đại diện ngoại giao Hàn Quốc tại Tehran đã lên đường tới cảng Bandar Abbas ở miền Nam Iran, nơi con tàu đang bị giữ.

Công ty quản lý tàu Hankuk Chemi cho biết, hiện vẫn chưa liên lạc được với các thuyền viên. Hiện tại, công ty đang chờ Tehran cho phép điều tra viên của Hiệp hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu lên tàu. Nếu được cấp phép, điều tra viên sẽ lên tàu để xác nhận sự an toàn của các thuyền viên và vấn đề ô nhiễm môi trường theo cáo buộc của Iran. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Vụ Iran bắt tàu chở hóa chất Hàn Quốc: Seoul điều đội chống cướp biển đến Vịnh Persian, Mỹ lên tiếng

Vấn đề Đài Loan

Trung Quốc sẽ có "phản ứng cần thiết" với việc Mỹ-Đài Loan đối thoại quân sự

Ngày 6/1, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Các vấn đề Chính trị-Quân sự Clarke Cooper sẽ phát biểu tại cuộc đối thoại chính trị và quân sự Đài Loan-Mỹ vào cuối ngày, tuy nhiên không đưa thêm thông tin chi tiết.

Trong khi đó, phía Đài Loan cho biết, họ sẽ không đưa ra thông tin chi tiết về cuộc hội đàm, với lý do "Đài Loan-Mỹ tin cậy và thấu hiểu lẫn nhau về ngoại giao".

Phản ứng về động thái này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, nước này sẽ đưa ra "phản ứng cần thiết dựa trên diễn biến tình hình" và "kiên quyết phản đối" các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Đài Loan.

Bà này cho biết thêm, Trung Quốc kêu gọi Mỹ "ngay lập tức dừng mọi hình thức trao đổi chính thức và hợp tác quân sự với Đài Loan, để tránh làm tổn hại thêm sự ổn định ở eo biển Đài Loan và quan hệ Trung-Mỹ". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Phản đối trao đổi Mỹ-Đài Loan, Trung Quốc ra cảnh báo 'thép', hy vọng Mỹ thỏa hiệp

Mỹ-Trung Quốc

Ông Trump cấm cửa 8 ứng dụng của Trung Quốc, Bắc Kinh quyết bảo vệ đến cùng

Ngày 5/1, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ tiết lộ, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm thực hiện các giao dịch với 8 ứng dụng phần mềm của Trung Quốc - trong đó có ứng dụng thanh toán Alipay của Ant Group, QQ Wallet và WeChat pay của Tencent Holdings Ltd - nhằm mục đích hạn chế mối đe dọa mà các ứng dụng này gây ra cho người Mỹ

Đây là động thái mới nhất có thể khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/1 tới.

Ngày 6/1, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết, nước này sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng phần mềm của Trung Quốc. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc sớm 'qua mặt' Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nga-Mỹ

Tình báo Mỹ cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công hệ thống mạng hồi cuối năm 2020

Ngày 5/1, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) cho rằng, Nga “có thể” đứng sau một loạt vụ tấn công mạng được thực hiện trong tháng 12/2020 nhằm vào gần 10 cơ quan liên bang.

Thông cáo chung của ODNI, Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan An ninh Quốc gia cùng Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết, mục đích tấn công của các tin tặc trên dường như là để thu thập thông tin tình báo chứ không phải là bất kỳ hành vi phá hoại nào. (The Hill)

TIN LIÊN QUAN
Cáo buộc Mỹ phá vỡ mọi quy tắc chính trị quốc tế, Nga nói xung đột xảy ra chỉ bằng 'cái búng tay'

Tình hình Syria

Nga và phương Tây tranh cãi về đề xuất trừng phạt đối với Syria liên quan vũ khí hóa học

Ngày 5/1, tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ), Syria và Nga đã tranh cãi gay gắt với Mỹ liên quan đề xuất do Pháp thay mặt 46 quốc gia soạn thảo, nhằm đình chỉ một số quyền và đặc quyền của Syria trong tổ chức này với cáo buộc Syria không cung cấp thông tin chi tiết về 3 cuộc tấn công hóa học trong năm 2017.

Phó Đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cáo buộc các nhà điều tra OPCW là "cẩu thả" và cho rằng "họ đã sử dụng bằng chứng giả mạo và sai lệch để đổ lỗi cho Syria", cũng như nhấn mạnh nhiều quốc gia đã sử dụng "chiêu bài hóa học để tăng cường sức ép đối với chính phủ Syria".

Thứ trưởng ngoại giao Syria đồng thời cũng là cựu đại sứ của nước này tại LHQ Bashar al-Jaafari đã cáo buộc một số quốc gia phương Tây sử dụng OPCW làm nền tảng để ngụy tạo các cáo buộc và sau đó biện minh cho một cuộc tấn công và gây hấn vào Syria.

Trong khi đó, Đại sứ Pháp tại LHQ Nicolas De Riviere bày tỏ lấy làm tiếc trước những cáo buộc "sai trái của những người tìm cách làm mất uy tín của OPCW" và những phát hiện về các cuộc tấn công của Syria.

Đại sứ Anh Barbara Woodward lưu ý rằng, các nhà điều tra OPCW xác định Syria đã sử dụng vũ khí hóa học ít nhất 6 lần. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Sau một năm nhiều biến cố, Trung Đông có thể khởi sắc trong năm 2021?

Covid-19

Trung Quốc nói về việc chưa cho nhóm điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2 của WHO nhập cảnh

Ngày 6/1, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho biết, kế hoạch các chuyên gia của WHO tới Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus SAR-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 bị trì hoãn không chỉ do vấn đề thị thực".

Bà Hoa Xuân Oánh cho hay, các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục thảo luận về "thời gian và sự sắp xếp cụ thể cho chuyến thăm của nhóm chuyên gia của LHQ".

Trước đó, Tổng Giám đốc WHO đã bày tỏ 'rất thất vọng' về việc Trung Quốc chưa hoàn tất các thủ tục nhập cảnh cho nhóm chuyên gia quốc tế tới điều tra về nguồn gốc của SARS-CoV-2 gây Covid-19. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Đoàn điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2 gặp trở ngại với Trung Quốc, WHO thất vọng

Vùng Vịnh

'Anh em Arab' hòa giải, cả nhà cùng vui

Ngày 5/1, Saudi Arabia và các nước đồng minh Arab (UAE, Bahrain và Ai Cập) đã nhất trí khôi phục hoàn toàn quan hệ với Qatar.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman thông báo, các nước vùng Vịnh đã ký kết thỏa thuận Al-Ula hướng tới "sự đoàn kết và ổn định" tại Hội nghị Thượng đỉnh Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) lần thứ 41, nhằm thảo luận về các biện pháp dỡ bỏ lệnh cấm vận suốt 3 năm qua đối với Qatar.

Liên đoàn Arab, Libya, Ai Cập đã bày tỏ hoan nghênh thành công của Hội nghị cũng như hy vọng về “sự thống nhất của các nước Arab, đóng góp hiệu quả vào việc thiết lập an ninh và ổn định ở Libya, đồng thời chấm dứt mọi can thiệp tiêu cực". (Tổng hợp)

Cập nhật Covid-19 ngày 6/1: Hơn 86,8 triệu người mắc bệnh; Anh ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục; 2 người Na Uy tử vong sau khi tiêm vaccine

Cập nhật Covid-19 ngày 6/1: Hơn 86,8 triệu người mắc bệnh; Anh ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục; 2 người Na Uy tử vong sau khi tiêm vaccine

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 86.832.698 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.875.460 trường hợp tử vong và ...

Tin thế giới 5/1: Ông Biden khó hiểu 'chấp niệm' của ông Trump; Iran lộ tham vọng lớn; Trung Quốc nổi giận đòi Mỹ giải thích liên quan Covid-19

Tin thế giới 5/1: Ông Biden khó hiểu 'chấp niệm' của ông Trump; Iran lộ tham vọng lớn; Trung Quốc nổi giận đòi Mỹ giải thích liên quan Covid-19

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, tình hình Iran, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19... là một số sự kiện ...

Gặp gỡ Nhật Bản 2020: Kết nối và thúc đẩy hợp tác

Gặp gỡ Nhật Bản 2020: Kết nối và thúc đẩy hợp tác

TGVN. Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Xúc tiến Mậu ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động