Tin thế giới 6/10: Nga nói về vụ tấn công làng Groza, ông Trump hé lộ khả năng làm Chủ tịch Hạ viện

Minh Vương
Philippines thận trọng trước đe dọa đánh bom các sân bay, khả năng Triều Tiên phóng vệ tinh do thám… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(10.06) Hiện trường tại vụ tấn công ở làng Hroza, Ukraine ngày 5/10. (Nguồn: Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine)
Hiện trường tại vụ tấn công ở làng Hroza, Ukraine ngày 5/10. (Nguồn: Bộ Tình trạng Khẩn cấp Ukraine)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga khẳng định không tấn công dân thường ở Ukraine: Ngày 6/10, nước này tái khẳng định quân đội không tấn công các mục tiêu dân sự ở Ukraine. Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga chỉ tấn công cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, nơi tập trung quân đội và lãnh đạo quân sự của nước này.

Nga đưa ra tuyên bố trên sau cuộc không kích nhắm vào làng Groza ở Đông Bắc Ukraine khiến 52 người thiệt mạng. Hiện nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm các thi thể dưới đống đổ nát sau vụ việc được Kiev cho là một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất của Nga nhằm vào dân thường từ khi xung đột bắt đầu.

Trong khi đó, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền đã triển khai một nhóm tới hiện trường để điều tra vụ tấn công. Theo người phát ngôn Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc Elizabeth Throssell, nhóm điều tra sẽ trao đổi với những người sống sót sau vụ tấn công và thu thập thông tin về vụ việc. (Reuters)

Tin liên quan
Ukraine muốn có thêm tên lửa tấn công Taurus, Đức cam kết Ukraine muốn có thêm tên lửa tấn công Taurus, Đức cam kết 'bơm' thêm hệ thống phòng không Patriot

* Lãnh đạo Anh, Ukraine thảo luận về viện trợ quân sự cho Kiev: Ngày 6/10, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Rishi Sunak và Tổng thống Volodymyr Zelensky đã gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng chính trị châu Âu ở Granada, Tây Ban Nha.

Thông cáo viết: “Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận tăng cường viện trợ quân sự quốc tế cho Kiev, bao gồm an ninh hàng hải và phòng không, cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất quốc phòng trong nước của Kiev”.

Ông Sunak cũng cam kết hỗ trợ các tuyến đường an toàn để vận chuyển ngũ cốc Ukraine tới nước khác. (Sputnik)

* Italy sẽ hỗ trợ lâu dài cho Ukraine: Ngày 5/10, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu (EPC) ở Granada, Tây Ban Nha.

Theo nhà lãnh đạo này, Rome sẽ hỗ trợ Kiev “miễn là cần thiết” để đạt “nền hòa bình công bằng, lâu dài và toàn diện” và Italy sẽ giúp tái thiết Odessa.

Bà nêu rõ: “Hỗ trợ Ukraine không chỉ là hành động đúng đắn, mà còn là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia. Chúng ta luôn sát cánh cùng Ukraine và sẽ tiếp tục làm vậy”.

Trước đó, ngày 2/10, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani đã công bố gói viện trợ mới cho Kiev nhưng không đề cập đến chi tiết. (Sky Tg24)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: ‘Nóng’ vụ tấn công làng Groza, VSU mất 90.000 người sau 4 tháng?

Nga-Mỹ

* Mỹ cảnh báo về vụ thử tên lửa hành trình Burevestnik của Nga: Ngày 5/10, trả lời phỏng vấn đài CBS News (Mỹ), cựu Thiếu tá Lục quân Mỹ Mike Lyons lưu ý: “Đây là một loại vũ khí kỳ lạ. Năng lượng hạt nhân thường không được sử dụng làm động cơ đẩy.

Tuy nhiên, điều này có thể mang lại cho Nga khả năng chế tạo vũ khí công suất thấp, với tiềm lực hạt nhân và gia tăng đáng kể tầm bay của chúng. Cụ thể, tên lửa này có khả năng đi được hàng chục nghìn dặm”.

Việc tên lửa này được triển khai ở Bắc Cực sẽ đe dọa nghiêm trọng tới Mỹ. Ông nêu rõ: “Họ có thể dễ dàng phóng tên lửa này từ đó và tấn công mục tiêu ở Mỹ”.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa xuyên lục địa Burevestnik chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đây là một trong các hệ thống vũ khí mới nhất.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, Burevestnik là tên lửa hành trình xuyên lục địa có tầm bắn thực tế không giới hạn với động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể mang đầu đạn hạt nhân. (CBS/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ muốn tránh đối đầu trực tiếp với Nga, chặn các khoản viện trợ mới cho Kiev

Đông Nam Á

* Philippines đặt nhiều sân bay trong tình trạng báo động cao: Ngày 6/10, Cơ quan hàng không dân dụng Philippines thông báo nước này đã đặt 42 sân bay trong tình trạng báo động cao sau các mối đe dọa đánh bom.

Cụ thể, chính quyền Manila đã triển khai “các biện pháp an ninh tăng cường ngay lập tức” trên tất cả các sân bay thương mại, trong khi cơ quan điều tra xác thực mối đe dọa. Trước đó, những lời đe dọa đánh bom này đã được gửi qua e-mail và nhằm vào các chuyến bay đến Cebu, Bicol, Davao và Palawan. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines nếu Manila bị tấn công ở Biển Đông

Nam Á

* Taliban: Nguy cơ khủng bố với Trung Quốc là thách thức của Afghanistan: Ngày 5/10, người đứng đầu cơ quan đối ngoại Afghanistan của chính quyền Taliban, ông Amir Khan Muttaqi, đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Niyingchi, Tây Tạng.

Ông nêu rõ: “Chúng tôi đã nỗ lực nhiều để chống khủng bố và chúng tôi coi các mối đe dọa an ninh chống lại Trung Quốc là thách thức đối với chính chúng tôi. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ hành động khủng bố nào hủy hoại an ninh và sự ổn định của Trung Quốc như những gì từng xảy ra ở Afghanistan”.

Quan chức này cũng cam kết “bảo đảm hiệu quả” về an toàn của công dân Trung Quốc ở Afghanistan, song không nêu chi tiết.

Trước đó, Taliban đã đưa ra các cam kết về trấn áp khủng bố. Tuy nhiên, đây được coi là lần đầu tiên chính quyền này ở Afghanistan sử dụng ngôn ngữ như vậy khi họp với phía Trung Quốc. (South China Morning Post)

TIN LIÊN QUAN
Liên hợp quốc kêu gọi 'hỗ trợ phụ nữ Afghanistan bằng mọi cách'

Đông Bắc Á

* Nhật Bản thúc đẩy quan hệ an ninh, kinh tế với ASEAN: Ngày 6/10, Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko cho biết từ ngày 8/10, bà sẽ bắt đầu chuyến công du 6 ngày tới Brunei, Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Bà cho biết sẽ khẳng định tiếp tục hợp tác với đối tác Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm “duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật pháp”. Nhà ngoại giao này nhấn mạnh hai bên sẽ xác nhận tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ để đảm bảo sự thành công của hội nghị thượng đỉnh đặc biệt, dự kiến diễn ra vào tháng 12 tại Tokyo, nhân kỷ niệm 50 năm tình hữu nghị giữa Nhật Bản và ASEAN.

Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài thứ hai của bà Kamikawa Yoko với tư cách là Ngoại trưởng Nhật Bản, sau chuyến thăm New York (Mỹ) tháng trước để dự kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. (Kyodo)

* Nga nêu điều kiện để đối thoại với Nhật Bản: Ngày 5/10, phát biểu tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai lần thứ 20 diễn ra ở Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Nhật Bản đã đóng cửa đối thoại, vì quốc gia châu Á này áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moskva cùng với Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).

Ông nói: “Nếu bạn nghĩ rằng đã đến lúc phải có một hình thức đối thoại nào đó và tin rằng Nhật Bản có thể chủ động, việc duy trì một hình thức đối thoại luôn là điều tốt. Bạn hỏi tôi liệu chúng tôi có sẵn sàng phản hồi hay không, chúng tôi sẵn sàng, với điều kiện là bên đóng những cánh cửa này sẽ khởi xướng việc đó”.

Sau đó một ngày, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno đã không đề cập trực tiếp tới bình luận của ông Putin. Quan chức này khẳng định chính quyền Tokyo sẽ phản ứng “tương ứng” với vấn đề liên quan đến Moscow với tư cách là nước láng giềng và về “lợi ích quốc gia của chúng tôi”. (Kyodo)

* Triều Tiên sắp phóng vệ tinh do thám? Ngày 6/10, Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc (KINU) ở Seoul nhận định Triều Tiên có thể phóng vệ tinh do thám quân sự từ ngày 10-26/10 sau hai vụ phóng thất bại trước.

KINU cho rằng thời điểm phóng tiềm năng dường như phản ánh ngày kỷ niệm quan trọng của Triều Tiên và việc Trung Quốc đăng cai tổ chức một diễn đàn quốc tế về sáng kiến Vành đai và Con đường cuối tháng này.

Triều Tiên sẽ kỷ niệm 78 năm thành lập Đảng Lao động cầm quyền ngày 10/10. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Diễn đàn quốc tế về sáng kiến Vành đai và Con đường.

Ngoài ra, KINU cũng nhận định: “Chính quyền Bình Nhưỡng có thể sẽ cố gắng phóng vệ tinh do thám trước nỗ lực của Hàn Quốc. Triều Tiên dường như ưu tiên truyền tải thông điệp chính trị thông qua vụ phóng vệ tinh hơn là hoàn thiện các khía cạnh kỹ thuật”.

Trước đó, Hàn Quốc có kế hoạch phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên vào tháng 11 theo dự án triển khai tổng cộng 5 vệ tinh tương tự vào giữa những năm 2020. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc: Rộ tin Triều Tiên chuẩn bị phóng vệ tinh do thám thứ ba nhằm ‘truyền tải thông điệp chính trị’

Châu Âu

* Nga kêu gọi đẩy mạnh sản xuất Su-34: Ngày 6/10, phát biểu trong chuyến thăm cơ sở sản xuất hàng không ở Novosibirsk, Siberia, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh: “Những chiếc máy bay này là những chú ngựa thồ thực sự. Chúng có thể thực hiện 4-5 chuyến bay mỗi ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta cần đẩy mạnh, đẩy nhanh tốc độ sản xuất những chiếc máy bay này”.

Ông cho biết Bộ Quốc phòng đã “giao nhiệm vụ cho ban quản lý nhà máy đẩy nhanh tốc độ sản xuất và sửa chữa” các máy bay Su-34, bởi quân đội Nga đang “rất cần” loại phương tiện chiến đấu này. Trước đó, Điện Kremlin đã công bố tăng thêm một khoản ngân sách lớn để đáp ứng nhu cầu quân sự hiện nay ở Ukraine, khi chiến dịch quân sự của xứ bạch dương bước sang năm thứ hai. (AFP)

* Anh: Công đảng thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Scotland: Ngày 6/10, ứng cử viên Công đảng đối lập Michael Shanks đã giành thắng lợi trước ứng viên Đảng Dân tộc Scotland (SNP) Katy Loudon trong bầu cử bổ sung vào Quốc hội Anh, đại diện khu vực Rutherglen và Hamilton West, Scotland.

Kết quả kiểm phiếu vừa được công bố cho thấy ông Shanks giành 17.845 phiếu (chiếm tỷ lệ 58%), trong khi bà Loudon đứng thứ hai với 8.399 phiếu (28%). Thắng lợi của Công đảng tại “sân nhà” SNP được nhiều người xem là dấu hiệu chứng tỏ sự phục hồi vị thế của đảng này trước thềm tổng tuyển cử cuối năm 2024. (TTXVN)

* Na Uy, Nga thảo luận về hợp tác biên giới: Ngày 6/10, Các lực lượng vũ trang Na Uy cho biết Tư lệnh Bộ Chỉ huy liên hợp của quốc gia Bắc Âu, Trung tướng Yngve Odlo và Cục trưởng Cục Biên giới Khu vực Tây Bắc Cực thuộc Tổng cục An ninh Nga, Trung tướng Stanislav Vladimirovich Maslov ngày 5/10 đã thảo luận về hợp tác biên giới và các vấn đề liên quan giữa hai nước. Cuộc gặp đặc biệt này diễn ra trên một con tàu bảo vệ bờ biển của Na Uy ở Bắc Cực.

Thông cáo của quân đội Na Uy dẫn lời Trung tướng Odlo nhấn mạnh: “Việc tổ chức những cuộc gặp như vậy là rất quan trọng, nhằm thảo luận các thách thức, thống nhất các mục tiêu chung và những biện pháp cần thiết liên quan đến hợp tác biên giới, hợp tác cứu hộ và quản lý nghề cá.

Cuộc gặp này có thể thể ngăn ngừa các nguy cơ và những sự hiểu lầm giữa Na Uy và Nga”. Đây là lần đầu tiên cuộc gặp như vậy diễn ra kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát tháng 2/2022.

Hai nước có chung biên giới ở Bắc Cực. Hợp tác ở biên giới trên cơ sở hiệp định song phương có từ năm 1949, với hợp tác nghề cá diễn ra từ những năm 1970. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga tiếp nhận môt loạt tên lửa thiện chiến mới, hứa hẹn sẽ 'làm nên chuyện'

Châu Mỹ

* Ông Trump để ngỏ khả năng tạm làm Chủ tịch Hạ viện: Ngày 5/10, phát biểu trên đài Fox News Digital (Mỹ), cựu Tổng thống Donald Trump chia sẻ: “Tôi đã được yêu cầu lên tiếng kêu gọi sự đoàn kết vì tôi có rất nhiều bạn bè trong Quốc hội... Họ có hỏi liệu tôi có đồng ý đảm nhiệm chức vụ này cho đảng trong một khoảng thời gian ngắn hay không, đến khi họ tìm được Chủ tịch Hạ viện mới. Tôi sẽ làm việc đó nếu cần thiết, nếu họ chưa thể quyết định ai sẽ giữ vai trò này”.

Ông Trump từ chối nêu tên người đã thảo luận. Tuy nhiên, chính trị gia này khẳng định có thể đảm nhận vai trò này trong “khoảng thời gian 30, 60 hoặc 90 ngày” nếu cả khối Cộng hòa không thể thống nhất ý kiến. Hiện ông đang cân nhắc đến Quốc hội ngày 11/10 tới, khi đảng Cộng hòa tại Hạ viện tổ chức buổi diễn thuyết cho các ứng cử viên cho ghế Chủ tịch Hạ viện.

Trước đó, chính cựu Tổng thống đã bác bỏ ý tưởng tranh cử vị trí Chủ tịch Hạ viện vì đang tập trung tranh cử vào Nhà Trắng lần thứ hai, đồng thời từ chối xác nhận ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào để lãnh đạo Hạ viện.

Về mặt kỹ thuật, người giữ vị trí Chủ tịch Hạ viện Mỹ không bắt buộc phải là thành viên Hạ viện. Song theo quy định hiện hành của phe Cộng hòa tại Hạ viện, ông Trump không đủ tư cách làm chủ tịch vì đang bị truy tố về nhiều tội nghiêm trọng. Song đảng Cộng hòa tại Hạ viện có thể bỏ phiếu để thay đổi quy tắc này. (Fox News)

TIN LIÊN QUAN
Hệ lụy từ cơn địa chấn đồi Capitol

Trung Đông-Châu Phi

* Liên hợp quốc quan ngại bạo lực leo thang ở Syria: Ngày 6/10, phát biểu tại Geneva (Thụy Sỹ), Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Syria Geir Pedersen bày tỏ hết sức quan ngại trước diễn biến căng thẳng mới nhất ở Syria.

Bày tỏ sự đau buồn trước mất mát về người sau vụ tấn công học viện quân sự ở Homs và đợt tấn công trả đũa Idlib, ông kêu gọi tất cả các bên “kiềm chế tối đa”.

Đặc phái viên của Liên hợp quốc nói: “Những cảnh tượng khủng khiếp hôm nay là lời nhắc nhở về sự cần thiết phải giảm leo thang bạo lực ngay lập tức, hướng tới lệnh ngừng bắn trên toàn quốc và cách tiếp cận hợp tác để chống lại các nhóm khủng bố trong danh sách của Hội đồng Bảo an (HĐBA), phù hợp với nghị quyết 2254 (2015) HĐBA. Tất cả các bên phải tôn trọng nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế và đảm bảo bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự”. (TASS)

Lộ diện những gương mặt đầu tiên cho ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Lộ diện những gương mặt đầu tiên cho ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Hôm 4/10 - một ngày sau khi ông Kevin McCarthy bị phế truất, cuộc đua giành ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã chính thức ...

Tình hình Ukraine: Nga kiểm soát ‘tuyệt đối’ các đảo ở cửa sông Dnipro, dự trữ ngân sách EU bị vắt kiệt, Tổng thống Zelensky đến Tây Ban Nha

Tình hình Ukraine: Nga kiểm soát ‘tuyệt đối’ các đảo ở cửa sông Dnipro, dự trữ ngân sách EU bị vắt kiệt, Tổng thống Zelensky đến Tây Ban Nha

Ngày 5/10, theo Chỉ huy các đơn vị của lữ đoàn phòng thủ bờ biển thuộc nhóm quân Dnipro của Các Lực lượng Vũ trang ...

EU khẳng định không thể ‘lấp đầy khoảng trống’ Mỹ để lại trong vấn đề này

EU khẳng định không thể ‘lấp đầy khoảng trống’ Mỹ để lại trong vấn đề này

Ngày 5/10, ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) đã nhận ...

Trung Quốc chuẩn bị đón vị khách quý lâu năm ở Trung Đông

Trung Quốc chuẩn bị đón vị khách quý lâu năm ở Trung Đông

Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phu nhân Asma sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 21/9 tới.

Trung Quốc-Syria nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử

Trung Quốc-Syria nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử

Ngày 22/9, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Syria Bashar Al-Assad tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc và tuyên bố về ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Ghi âm cuộc gọi Messenger đơn giản và nhanh chóng

Ghi âm cuộc gọi Messenger đơn giản và nhanh chóng

Cùng tìm hiểu các phương thức ghi âm cuộc gọi trên Messenger trên iPhone, Android và máy tính đơn giản nhất qua bài viết dưới đây!
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư ...
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): NATO không thể chặn tên lửa siêu vượt âm Nga, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): NATO không thể chặn tên lửa siêu vượt âm Nga, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể đánh chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động