Tin thế giới 8/11: Nga khẳng định về học thuyết hạt nhân, IDF tiến vào trung tâm dải Gaza

Minh Vương
Ngoại trưởng G7 lên tiếng về xung đột Israel-Hamas, lãnh đạo Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ gặp gỡ bên lề APEC… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.08) Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản đã ra tuyên bố chung đề cập tới xung đột Nga-Ukraien và Israel-Hamas. (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản đã ra tuyên bố chung đề cập xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nghị sỹ được Nga hậu thuẫn ở Lugansk thiệt mạng: Ngày 8/11, Thống đốc thân Nga của vùng Lugansk, miền Đông Ukraine xác nhận nghị sỹ Mikhail Filiponeko đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe ô tô cùng ngày. Truyền thông địa phương dẫn lời con trai của người này cho biết cựu quan chức an ninh hàng đầu của vùng đã thiệt mạng sau khi một quả bom được gài trong xe ô tô phát nổ.

Ông Filiponenko từng hoạt động trong phong trào ly khai thân Nga tại Lugansk từ năm 2014 và là một trong những chỉ huy hàng đầu trong quân đội của Cộng hòa Lugansk (LPR) tự xưng. Hồi tháng 9, ông Filiponenko được bầu vào Hội đồng nhân dân khu vực trong một cuộc bỏ phiếu bị quốc tế lên án rộng rãi.

Các vụ đánh bom nhằm vào các quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm tại Ukraine xảy ra thường xuyên kể từ khi xung đột bùng phát vào đầu năm 2022. (TASS)

Tin liên quan
Ba Lan-Ukraine: ‘Làn đường đoàn kết EU Ba Lan-Ukraine: ‘Làn đường đoàn kết EU' lại khó kết đoàn vì những lợi ích sát sườn

* Ukraine tiếp tục củng cố hệ thống phòng không: Ngày 7/11, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết nước này đã triển khai thêm các hệ thống phòng không của phương Tây.

Trên mạng xã hội, ông Zelensky nêu rõ: “Tôi đã được báo cáo về việc nhận đạn dược, khí tài và thiết bị trong ngày qua… Các hệ thống NASAMS bổ sung từ đối tác đã được triển khai. Tăng cường kịp thời lực lượng phòng không trước mùa Đông”. Kiev đang tăng cường phòng thủ để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trước đợt tấn công mùa Đông của Nga. (Reuters)

* Ngoại trưởng G7: Sự hỗ trợ dành cho Ukraine sẽ không bao giờ dao động: Ngày 8/11, trong tuyên bố chung sau hội nghị tại Nhật Bản, Ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) nhấn mạnh: “Cam kết kiên định của chúng tôi trong việc hỗ trợ cuộc đấu tranh giành độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ không bao giờ dao động... Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc không hỗ trợ Nga trong xung đột tại Ukraine”. (AFP/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Đánh rơi ‘nồi cơm’ vào tay doanh nghiệp nước ngoài, hãng vận tải Ba Lan chặn các cửa khẩu biên giới với Ukraine

Israel-Hamas

* Quân đội Israel tiến vào trung tâm thành phố Gaza, vô hiệu hóa chỉ huy Hamas: Đêm 7/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết: “Chúng tôi đang ở trung tâm thành phố Gaza”.

Ông cũng khẳng định xung đột “không thể dừng lại” cho đến khi phong trào Hồi giáo Hamas bị “loại bỏ”. Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng cho biết, sau khi kết thúc xung đột, nước này sẽ duy trì quyền kiểm soát an ninh đối với Gaza để giám sát và hành động chống lại các mối đe dọa an ninh, ngăn chặn bất cứ ai có ý định làm hại Nhà nước Do Thái.

Sáng 8/11, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và Cơ quan An ninh quốc gia Israel đều xác nhận về cái chết của ông Muhsin Abu Zina, “một trong những lãnh đạo bộ máy sản xuất vũ khí” cho Hamas và chuyên về các loại “vũ khí và tên lửa chiến lược”. Tuyên bố chung gọi nhân vật này là người đứng đầu “ngành công nghiệp và vũ khí” của Hamas.

Trong đêm, IDF cũng đã tiến vào trung tâm thành phố Gaza, đô thị lớn nhất ở phía Bắc Dải Gaza. Lực lượng mặt đất IDF đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công một đội tên lửa chống tăng của Hamas. Một cuộc không kích khác đã loại bỏ được một số thành viên của đội chuyên phóng tên lửa vào Israel.

Tính đến thời điểm hiện tại, cuộc xung đột Hamas-Israel đã khiến 10.328 người Palestine ở Dải Gaza thiệt mạng. Về phía Israel có 1.400 người thiệt mạng, chủ yếu trong ngày đầu tiên Hamas bất ngờ tấn công vào miền Trung và miền Nam quốc gia Do Thái, ngày 7/10. (Reuters)

* Thủ tướng Israel cảnh báo phong trào Hezbollah, để ngỏ khả năng ‘ngừng bắn chiến thuật”: Đêm 7/11, phát biểu trực tiếp trên truyền hình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nêu rõ: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận một thực tế là Hezbollah hoặc các chiến binh của họ là Hamas sẽ gây tổn hại cho cộng đồng và công dân của Israel… Nếu Hezbollah tham gia – họ sẽ phạm sai lầm”.

Ông đưa ra tuyên bố trên ít lâu sau khi Hezbollah bắn khoảng 20 quả tên lửa từ miền Nam Lebanon vào vùng duyên hải phía Tây Bắc của Israel, trong đó có cả khu cảng Haifa. Nhà lãnh đạo cũng cho biết IDF đã tấn công nhiều mục tiêu của Hezbollah, đồng thời tìm kiếm và vô hiệu hóa các chiến binh Hamas ở Dải Gaza.

Đáng chú y, ông cho biết IDF có khả năng tạm dừng giao tranh chiến thuật khoảng thời gian ngắn để bảo đảm hàng hóa nhân đạo được vận chuyển an toàn vào dải Gaza. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này khẳng định sẽ không ngừng bắn chừng nào Hamas chưa trao trả toàn bộ con tin. Theo ông, Israel có thể xem xét tạm ngừng giao tranh ở Dải Gaza trong khoảng một giờ, tùy theo các tình huống để cho phép hàng hóa nhân đạo được chuyển vào hoặc cho các con tin rời đi an toàn.

Trước đó cùng ngày, ông Netanyahu cũng đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về khả năng tạm ngừng bắn chiến thuật để tạo cơ hội cho dân thường rời khỏi các khu vực đang diễn ra giao tranh một cách an toàn”. Chính phủ Mỹ cũng cho rằng, việc tạm ngừng bắn như vậy sẽ “đảm bảo hàng cứu trợ đến được với những dân thường đang gặp khó khăn… và tạo điều kiện cho việc thả con tin có thể diễn ra”.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Israel đang lo ngại việc ngừng giao tranh như vậy có thể trở thành một lệnh ngừng bắn trên thực tế, đồng nghĩa với “đầu hàng Hamas”. Theo ông, lệnh ngừng bắn sẽ cản trở những hoạt động quân sự, cũng như các biện pháp giải cứu con tin đang diễn ra. Nhà lãnh đạo này cũng ám chỉ Israel có thể đã nắm được tin tức tình báo về vị trí các con tin. (Jerusalem Post/Times of Israel)

* Mỹ kêu gọi Israel không tái chiếm Gaza: Ngày 8/11, phát biểu với phóng viên sau hội nghị Ngoại trưởng G7 được tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã liệt kê những “thành tố chính” để kiến tạo "hòa bình và an ninh lâu dài”. Ông nhấn mạnh: “Mỹ tin rằng các yếu tố chính nên bao gồm: không cưỡng bức di dời người Palestine khỏi Gaza, không phải bây giờ, không phải sau cuộc xung đột; không lợi dụng Gaza làm nơi dung dưỡng cho khủng bố hoặc các cuộc tấn công bạo lực khác; không tái chiếm Gaza sau khi xung đột kết thúc”. Theo ông Blinken, các điều kiện khác bao gồm “không cố gắng phong tỏa, bao vây Gaza” hay bất kỳ “sự thu hẹp lãnh thổ nào của Gaza”.

Nhà ngoại giao còn tuyên bố Israel không thể điều hành Gaza, nhưng có thể có giai đoạn chuyển tiếp sau khi kết thúc xung đột hiện tại. Ông khẳng định: “Gaza không thể tiếp tục do Hamas điều hành. Điều đó đơn giản sẽ dẫn đến tái diễn hành vi ngày 7/10... Rõ ràng là Israel cũng không thể chiếm Gaza... Bây giờ, thực tế là có thể cần một giai đoạn chuyển tiếp khi kết thúc xung đột... Những gì tôi nghe thấy từ các nhà lãnh đạo Israel, đó là họ không có ý định tái chiếm Gaza”.

Cùng ngày, phát biểu sau hội nghị G7, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho rằng, động thái hướng tới việc thành lập một chính phủ yêu hòa bình ở Palestine là kết quả đáng mong muốn nhất trong cuộc xung đột Israel-Hamas hiện nay. Đồng thời, ông nhấn mạnh London ủng hộ giải pháp hai nhà nước. (AFP/Reuters)

* Ai Cập kêu gọi Israel ngừng tấn công dải Gaza: Ngày 7/11, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã điện đàm riêng rẽ với người đồng cấp Cyprus Konstantinos Kompos, Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide và Ngoại trưởng Ireland Michael Martin.

Trong trao đổi, ông đã đề cập tới quan điểm về hậu quả nhân đạo và an ninh ngày càng xấu đi do các hoạt động quân sự của Israel ở Dải Gaza. Nhà ngoại giao này cũng thảo luận với những người đồng cấp về các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tại dải Gaza và ngăn chặn bạo lực lan rộng ra khu vực.

Theo ông, lời kêu gọi viện trợ nhân đạo của Ai Cập và lệnh ngừng bắn lập tức nhằm giúp chấm dứt đau khổ chưa từng có mà người Gaza đang chịu đựng.

Cùng ngày, gặp Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Türk tại Cairo, ông Shoukry nhấn mạnh quyền được sống an toàn của người Palestine là không thể tranh cãi theo luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và chuẩn mực đạo đức.

Về phần mình, ông Türk ca ngợi nỗ lực của Ai Cập trong ngăn chặn tác động của xung đột, khẳng định mong muốn tiếp tục phối hợp với Cairo nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề nhân đạo mà dân thường ở Gaza phải gánh chịu. (AFP)

* Saudi Arabia sắp đăng cai một loạt hội nghị thượng đỉnh về xung đột: Ngày 7/11, tại Diễn đàn Kinh tế mới Bloomberg ở Singapore, Bộ trưởng Đầu tư Saudi Arabia Khalid Al-Falih nhấn mạnh: “Trong vài ngày tới, Saudi Arabia sẽ triệu tập một hội nghị thượng đỉnh Arab khẩn cấp ở Riyadh. Bạn sẽ thấy Saudi Arabia triệu tập hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Saudi ở Riyadh. Trong vài ngày nữa bạn sẽ thấy Saudi Arabia triệu tập hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo. Trong ngắn hạn, mục tiêu đưa ba hội nghị thượng đỉnh này và các cuộc họp khác dưới sự lãnh đạo của Saudi Arabia sẽ là hướng tới giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột”.

Dự kiến, ngày 12/11, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi sẽ tới Saudi Arabia để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Đây là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Iran tới Saudi Arabia, kể từ khi Tehran và Riyadh chấm dứt nhiều năm thù địch theo thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian tháng 3. (Reuters)

* Ngoại trưởng G7 lên tiếng về xung đột Israel-Hamas: Ngày 8/11, phát biểu sau cuộc họp tại Tokyo, Nhật Bản, các Ngoại trưởng G7 ra tuyên bố chung nêu rõ: “Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng tồi tệ ở Gaza... Chúng tôi ủng hộ tạm dừng nhân đạo và xây dựng các hành lang nhân đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho hỗ trợ cần thiết khẩn cấp, hoạt động di chuyển dân sự và giải phóng con tin”.

Theo tuyên bố chung, các Ngoại trưởng “nhấn mạnh quyền của Israel trong công cuộc phòng thủ và bảo vệ người dân của mình theo luật pháp quốc tế, trong bối cảnh nước này tìm cách ngăn chặn” các cuộc tấn công của Hamas. Tuyên bố cho biết thêm: “Chúng tôi kêu gọi Iran kiềm chế hỗ trợ Hamas và ngăn nhóm phiến quân thực hiện thêm các hành động gây bất ổn ở Trung Đông, bao gồm hỗ trợ cho Hezbollah ở Liban và các chủ thể phi nhà nước khác, đồng thời tận dụng tầm ảnh hưởng của mình lên các nhóm này để giảm căng thẳng trong khu vực”.

Thêm vào đó, Ngoại trưởng G7 còn có kế hoạch áp đặt trừng phạt nhằm vào nhóm phiến quân Hamas nhằm ngăn cơ hội tài trợ. Theo tuyên bố chung, họ cũng cho rằng, các hành vi gia tăng bạo lực nhằm vào người dân Palestine là không thể chấp nhận được, bởi vì điều này cũng làm suy yếu an ninh ở Bờ Tây. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Liên tiếp nhận viện trợ quân sự 'khủng' từ Washington, Israel đang sử dụng vũ khí Mỹ như thế nào tại Dải Gaza?

Nga-Trung

* Nga-Trung tăng cường hợp tác: Ngày 8/11, Interfax (Nga) đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã gặp Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp tại Moscow. Ông nói: “Chúng tôi, không giống như một số nước phương Tây, không thành lập một khối quân sự. Mối quan hệ này là minh chứng cho hoạt động tương tác chiến lược dựa trên lòng tin và sự tôn trọng”.

Đây là lần thứ hai trong vòng 10 ngày hai quan chức này gặp nhau. Lần gần nhất hai bên gặp nhau là bên lề diễn đàn ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Shoigu dự, ngày 30/10. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Lầu Năm Góc nhận định Trung Quốc có thể sở hữu 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030

Đông Bắc Á

* Lãnh đạo Nhật Bản-Hàn Quốc sẽ hội đàm bên lề APEC: Ngày 8/11, Kyodo (Nhật Bản) cho biết Thủ tướng nước này Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự kiến sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco vào tuần tới.

Hai bên có thể sẽ tái khẳng định sự hợp tác trong giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên và cùng phát biểu tại Đại học Stanford, ngày 11/11.

Sự xuất hiện của cả hai tại cùng một trường đại học là dấu hiệu khác của sự cải thiện trong quan hệ song phương sau nhiều năm xuống cấp đến mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, chủ yếu là do các vấn đề liên quan đến lịch sử thời chiến.

Trong bài phát biểu, dự kiến hai nhà lãnh đạo sẽ giới thiệu ngắn gọn về quan hệ giữa các quốc gia, cũng như hợp tác ba bên với Mỹ về an ninh và các vấn đề khác. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản, ASEAN tăng cường hợp tác khử carbon nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Châu Âu

* Nga kiên quyết duy trì học thuyết hạt nhân: Ngày 8/11, nói về phát biểu trước đó về vũ khí hạt nhân của Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: “Ông Patrushev là Thư ký Hội đồng An ninh. Ông ấy là một phần của Điện Kremlin. Và những phát biểu của ông ấy cũng chính là phát biểu từ Điện Kremlin.

Với Nga, chúng tôi sở hữu một học thuyết, trong đó mọi thứ đều được trình bày rõ ràng. Không có sự thay đổi nào cả. Đây là điều được Tổng thống xác nhận”.

Trước đó cùng ngày, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev khẳng định, các chính sách “phá hoại” của Mỹ và các đồng minh đang làm gia tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Trước cuộc gặp thượng đỉnh, Mỹ - Trung Quốc thảo luận thẳng thắn về vấn đề kiểm soát vũ khí

Châu Phi-Trung Đông

* AU lo ngại hoạt động khủng b tiếp tục được tài trợ ở châu Phi: Ngày 7/11, Hội đồng An ninh và hòa bình Liên minh châu Phi (AU) đã ra thông cáo, bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc các hoạt động khủng bố tiếp tục được tài trợ ở châu Phi.

Theo Hội đồng, việc tài trợ cho hoạt động khủng bố vẫn tiếp diễn, đặc biệt là mối liên hệ giữa khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang ngày càng gia tăng, thể hiện qua hoạt động như buôn bán ma túy, khai thác và buôn bán khoáng sản - tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp, hay thậm chí là tài chính bất hợp pháp. Chính dòng chảy này đang làm suy yếu nền kinh tế của các quốc gia thành viên.

Đồng thời, Hội đồng quan ngại về mối đe dọa ngày càng tăng từ sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực tới hòa bình, an ninh và ổn định của lục địa. Hiện tượng này làm suy yếu nỗ lực của AU trong việc ngăn chặn vũ khí ở châu Phi năm 2030, cản trở nỗ lực đạt kế hoạch phát triển của Chương trình nghị sự 2063 và Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. (TTXVN)

Dải Gaza: Tương lai cuộc chiến ở đô thị đông dân?

Dải Gaza: Tương lai cuộc chiến ở đô thị đông dân?

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã tiến vào Gaza, nơi được coi là một trong những khu vực đông dân nhất trên trái đất. ...

Mỹ xem xét chi 3,1 tỷ USD để tăng cường sản xuất và dự trữ loại đạn pháo này

Mỹ xem xét chi 3,1 tỷ USD để tăng cường sản xuất và dự trữ loại đạn pháo này

Lục quân Mỹ đang chờ Quốc hội duyệt chi 3,1 tỷ USD để mua đạn pháo 155mm và mở rộng sản xuất trọng pháo, nhằm ...

Ấn Độ 'chốt' thời gian và nội dung chính hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo G20

Ấn Độ 'chốt' thời gian và nội dung chính hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo G20

Ngày 7/11, theo các nguồn tin, Ấn Độ dự kiến tổ chức hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo G20 vào ngày 22/11, với ...

Đánh rơi ‘nồi cơm’ vào tay doanh nghiệp nước ngoài, hãng vận tải Ba Lan chặn các cửa khẩu biên giới với Ukraine

Đánh rơi ‘nồi cơm’ vào tay doanh nghiệp nước ngoài, hãng vận tải Ba Lan chặn các cửa khẩu biên giới với Ukraine

Theo Hãng tin Reuters, ngày 6/11, hàng chục tài xế Ba Lan dùng xe tải làm gián đoạn giao thông tại các cửa khẩu biên ...

Châu Âu chuẩn bị tốt nhất cho mùa Đông, hết lo thiếu khí đốt? 'Gõ cửa' nhờ Ukraine một việc

Châu Âu chuẩn bị tốt nhất cho mùa Đông, hết lo thiếu khí đốt? 'Gõ cửa' nhờ Ukraine một việc

Các kho khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) sắp hết công suất và phải bổ sung dự trữ từ nguồn năng ...

Bài viết cùng chủ đề

Xung đột Israel-Hamas

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao thông tin về phiên điều trần của Mỹ về việc nâng cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về phiên điều trần của Mỹ về việc nâng cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam

Phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là một bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị ...
Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá cụ thể mức độ tác động dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá cụ thể mức độ tác động dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã có bình luận liên quan đến việc cung cấp thông tin kênh đào Funan Techo từ phía Campuchia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến 'bến cuối' chuyến đi châu Âu, nước chủ nhà ca ngợi 'lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến 'bến cuối' chuyến đi châu Âu, nước chủ nhà ca ngợi 'lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thủ đô Budapest của Hungary, điểm cuối trong chuyến công du của ông tới châu Âu.
HLV U23 Indonesia và U23 Guinea họp báo trước trận đấu

HLV U23 Indonesia và U23 Guinea họp báo trước trận đấu

Trong buổi họp báo trước trận đấu với U23 Guinea, HLV Shin Tae Yong thừa nhận, U23 Indonesia ở tình thế khó và có thể phải thay đổi lối chơi.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 10/5/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 10/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 10/5/2024.
NATO tuyên bố dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, chuyên gia Canada nói Kiev chưa có 'cửa' vào liên minh

NATO tuyên bố dứt khoát không gửi quân tới Ukraine, chuyên gia Canada nói Kiev chưa có 'cửa' vào liên minh

Tổng thư ký NATO cũng cho biết, liên minh này không có kế hoạch trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động