Tin thế giới 8/2: EU tính chiêu mới 'đấu' Nga; Trung Quốc chơi bài sốc với Mỹ về Covid-19; Philippines tuyên bố 'cứng' liên quan Biển Đông

Hoàng Hà
TGVN. Quan hệ Nga-EU, Mỹ-Trung Quốc, Biển Đông, Mỹ-Iran liên tục 'nắn gân' nhau, tranh chấp lãnh hải Nhật Bản-Trung Quốc, Israel-Iran... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 8/2: EU tính chiêu mới 'đấu' với Nga; Trung Quốc chơi bài sốc với Mỹ về Covid-19; Philippines tuyên bố 'cứng' liên quan Biển Đông

Nga-EU: EU để ngỏ khả năng áp thêm biện pháp trừng phạt Nga

Viết trên trang blog cá nhân sau chuyến thăm Moscow, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell cho biết, EU có thể sử dụng cơ chế trừng phạt nhân quyền được thiết lập gần đây để áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan vụ lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny.

Theo ông Borrell, các ngoại trưởng EU sẽ thảo luận vấn đề này vào ngày 22/2. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga trục xuất 3 nhà ngoại giao châu Âu: Moscow nói 'buộc phải' hành động, đại diện cấp cao EU choáng váng

Nguồn gốc Covid-19: Đại sứ Trung Quốc đề xuất WHO điều tra ở Mỹ

Ngày 7/2, trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ, Đại sứ Trung Quốc tại Washington Thôi Thiên Khải cho rằng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể mở cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 tại Mỹ.

"Tôi cho rằng, khi mọi người đưa ra cáo buộc, họ phải chứng minh được những cáo buộc này", ông Thôi nói, nhấn mạnh việc các nhà khoa học WHO đang có mặt ở Vũ Hán là để điều tra về nguồn gốc dịch bệnh.

Khi được người dẫn chương trình hỏi rằng, điều này có phải có nghĩa là các chuyên gia sẽ được "cấp quyền tiếp cận tối đa" ở Trung Quốc khi điều tra về dịch bệnh hay không, ông Thôi nói: "Họ đã ở Vũ Hán được vài ngày. Câu hỏi của tôi là liệu họ có được phép tới Mỹ để làm điều tương tự (điều tra nguồn gốc Covid-19) hay không?". (Fox News)

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: WHO sẽ thăm các bệnh viện, phòng thí nghiệm và chợ tại Vũ Hán, Trung Quốc

Trung Quốc-Australia: Bắc Kinh thông báo lý do bắt giữ nhà báo Australia

Ngày 8/2, Australia cho biết, Trung Quốc đã thông báo cho nước này lý do Bắc Kinh bắt giữ nhà báo Australia Trình Lôi làm việc cho Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) là "cung cấp các bí mật quốc gia cho nước ngoài".

Thông báo này được đưa ra 6 tháng sau khi bà Trình bị bắt tại Trung Quốc mà không có lời giải thích rõ ràng.

Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết, giới chức Trung Quốc đã thông báo cho bà rằng, nhà báo Trình Lôi chính thức bị bắt vào ngày 5/2, sau khi biến mất và bị bắt hồi tháng 8 năm ngoái. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Australia muốn thuyết phục Trung Quốc ngừng chiến dịch trừng phạt thương mại

Mỹ cùng Nhật, Australia tập trận, 'nắn gân' Trung Quốc?

Theo SCMP, từ 3-19/2, Mỹ-Nhật Bản-Australia đã và đang tiến hành cuộc tập trận chung mang tên "Cope North 2021" diễn ra tại căn cứ không quân Andersen, đảo Guam. Đây là lần đầu tiên căn cứ này có sự hiện diện của tiêm kích F-35A.

Tạp chí Air Force dẫn lời chỉ huy phi đội số 36 tại Andersen Jeremy T Sloane cho biết: "Trung Quốc và Nga ngày càng đe dọa tới căn cứ Mỹ. Để thích nghi, không quân phải giảm bớt sự phụ thuộc vào các sân bay có cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại".

Chuyên gia quân sự Song Zhongping cho rằng, cuộc tập trận "nhằm bảo đảm mối liên kết giữa căn cứ ở Guam và các căn cứ khác nếu nó bị quân đội Trung Quốc tấn công". (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Trung Quốc và cuộc đua ‘cường quốc không gian’

Tổng thống Mỹ tuyên bố Joe Biden các tiếp cận với Trung Quốc

Ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: "Chúng ta không cần một cuộc xung đột, song sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt".

Ông Biden cũng khẳng định sẽ không làm như cách của cựu Tổng thống Donald Trump và "sẽ tập trung vào các quy tắc quốc tế".

Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ đồng thời cho biết, dù chưa điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức, song đó chỉ là vấn đề thời gian. (Sputniknews/AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden: Mỹ không cần một cuộc xung đột với Trung Quốc, tôi sẽ không làm như ông Trump

Biển Đông: Ngoại trưởng Philippines phản đối loại Mỹ trong COC

Ngày 8/2, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tuyên bố, nước này phản đối những nỗ lực ngăn chặn các cường quốc nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, tiếp cận Biển Đông, đúng theo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mà Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang thiết lập.

Phát biểu trên chương trình talk-show ANC's Headstart của kênh ABS-CBN News, Ngoại trưởng Locsin nói: “Đây là điều không thể thương lượng: COC sẽ không bao giờ loại trừ một cường quốc phương Tây, cũng như Mỹ, ra khỏi khu vực vì đó là một phần hoạt động quốc phòng của chúng tôi, đó là MDT (Hiệp ước Phòng thủ chung)”.

Theo ông, việc Mỹ tiếp tục hiện diện sẽ đảm bảo "cân bằng sức mạnh" trong khu vực. Ông nhấn mạnh: "Philippines kiên quyết có được một bộ quy tắc ứng xử. Chúng tôi sẽ thúc đẩy đạt được COC". (Gmanetwork)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia: Mỹ không dừng lại hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay eo biển Đài Loan

Tình hình Myanmar: Biểu tình phản đối quân đội ngày thứ 3 liên tiếp

Ngày 8/2, ngày thứ 3 liên tiếp, hàng trăm người đã tham gia biểu tình tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, nhằm phản đối cuộc chính biến hồi tuần trước, khi quân đội bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Một nhóm nhà sư đã dẫn đầu đoàn biểu tình bao gồm người lao động và sinh viên. Các nhân chứng cho biết, những người biểu tình đã mang theo cờ Phật giáo cùng các băng rôn đỏ - màu của đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi.

Một biểu ngữ có ghi: “Hãy thả các nhà lãnh đạo của chúng tôi, tôn trọng những lá phiếu của chúng tôi, phản đối đảo chính quân sự”. Nhiều người biểu tình đã mặc đồ đen. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Biểu tình tiếp diễn ngày thứ 3 liên tiếp; Philippines lên kế hoạch sơ tán kiều dân; công dân Australia bị giam giữ

Nhật Bản-Trung Quốc: Tokyo phản đối Bắc Kinh vì xâm phạm lãnh hải

Ngày 8/2, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Katsubonu Kato cho biết, Tokyo đã phản đối mạnh mẽ Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao sau khi 2 tàu hải cảnh Trung Quốc đi vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku trong 2 ngày 6 và 7/2.

Quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát song Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Ông Kato nhấn mạnh: "Chúng tôi kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức dừng các hành động nhằm tìm cách tiếp cận các tàu cá Nhật Bản, đồng thời yêu cầu các tàu này (tàu hải cảnh của Trung Quốc) nhanh chóng rời khỏi vùng lãnh hải". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản-Trung Quốc vướng 'rắc rối' mới nhất ở quần đảo tranh chấp, Tokyo quyết định hành động

Mỹ-Afghanistan thảo luận về tiến trình hòa bình

Ngày 7/2, Bộ Ngoại giao Afghanistan tuyên bố, Ngoại trưởng nước này Mohammad Haneef Atmar đã gặp Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Kabul Ross Wilson và gửi lời cảm ơn Washington vì nỗ lực và sự ủng hộ trong suốt 19 năm qua đối với người dân và chính phủ Afghanistan.

Ngoại trưởng Afghanistan đồng thời hoan nghênh những thông điệp mới đây của Mỹ liên quan tới hòa bình cũng như việc xem xét lại Thỏa thuận Mỹ-Taliban.

Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về hợp tác trong tương lai giữa Washington và Kabul dưới thời Tổng thống Biden. (Sputnik News)

TIN LIÊN QUAN
Bị Mỹ tố 'bất tuân' thỏa thuận hòa bình và dọa xem xét lại, Taliban lại tìm đến Nga

Iran-Israel: Tehran kêu gọi LHQ 'vào cuộc' trước những lời đe dọa của Israel

Ngày 7/2, Iran đã gửi một công hàm tới Liên hợp quốc (LHQ) liên quan đến những lời đe dọa của Israel chống Iran và kêu gọi LHQ có phản ứng thích hợp.

Công hàm đề cập một bài phát biểu gần đây của Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Aviv Kochavi tại hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu An ninh quốc gia Israel. Trong đó, ông Kochavi cho hay, IDF đang chuẩn bị một số kế hoạch quân sự nhằm phản ứng trước việc Iran phát triển chương trình hạt nhân.

Đại diện Iran tại LHQ nhấn mạnh, những phát biểu như vậy vi phạm Điều 2 trong Hiến chương LHQ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng ngay lập tức. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Giữa lúc thế giới đổ dồn sự chú ý vào Iran, Tehran gửi thông điệp cứng rắn tới Israel

Tình hình Syria: Nga có hành động mới ở căn cứ không quân Khmeimim

Ngày 7/2, tờ Drive công bố một bức ảnh vệ tinh do thám về căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria cho thấy, có vẻ như căn cứ này đã bắt đầu mở rộng một trong hai đường băng chính khoảng 305m.

Việc mở rộng sẽ cho phép tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn và chở nặng hơn, gồm các vận tải cơ hạng nặng và máy bay ném bom chiến lược có thể mang theo tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân.

Căn cứ Khmeimim là một sân bay có tầm quan trọng chiến lược bên ngoài Nga, có thể hỗ trợ các hành động quân sự rộng lớn hơn, đặc biệt là ở Trung Đông, Bắc Phi và Đông Địa Trung Hải. (Drive)

TIN LIÊN QUAN
Nga có hành động mới ở Syria, tiết lộ thông tin mật

Mỹ-Iran: Thi nhau 'sửa lưng' đối phương, cửa đàm phán có bị đóng sập?

Ngày 7/2, trong đoạn phỏng vấn được phát trên kênh truyền hình CBS News, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế với Iran để đưa Tehran trở lại bàn đàm phán, qua đó thảo thuận về cách khôi phục thỏa thuận hạt nhân.

Khi được hỏi liệu Iran có cần phải dừng làm giàu uranium trước hay không, nhà lãnh đạo Mỹ đã gật đầu. Tuy nhiên, hiện chưa rõ ý nghĩa của hành động này.

Động thái mới từ Mỹ được đưa ra không lâu sau khi lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố, Mỹ phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nếu Washington muốn Tehran đảo ngược các bước đi hạt nhân của nước này. (CBS News)

TIN LIÊN QUAN
Đáp trả thẳng thừng điều kiện của Đại giáo chủ Iran, Tổng thống Mỹ Biden đóng sập cửa đàm phán?

Palestine kêu gọi quốc tế tôn trọng ICC, có động thái khẳng định chủ quyền

Ngày 7/2, Bộ Ngoại giao chính quyền Palestine (PA) ra tuyên bố kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng Tòa án Hình sự quốc tế (ICC), đồng thời nhấn mạnh không ai ở trên luật pháp, kể cả những nước đồng minh với các cường quốc.

Tuyên bố được đưa ra 2 ngày sau khi ICC (có trụ sở tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết rằng, tòa án này có quyền tài phán về tình trạng của các vùng lãnh thổ của Palestine bị chiếm đóng, mở đường cho một cuộc điều tra hình sự.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao chính quyền Palestine khẳng định, Palestine theo đuổi quan hệ hữu nghị và hòa bình với tất cả các quốc gia, không nước nào có quyền quyết định đối với vấn đề nhà nước Palestine, vấn đề đã được người dân Palestine quyết định và được đa phần các quốc gia công nhận.

Tuyên bố nêu rõ: "Các nỗ lực thu hẹp hay phủ nhận Nhà nước Palestine chỉ có thể được hiểu là xuất phát từ quan điểm chấp nhận sự chiếm đóng lâu dài với Palestine, phủ nhận quyền tự quyết và độc lập không thể bác bỏ của người dân Palestine".

Trong một diễn biến liên quan, PA thông báo sẽ bắt đầu sử dụng mã bưu chính của riêng mình nhằm đơn giản hóa việc chuyển phát bưu chính tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng cũng như khẳng định chủ quyền. (Wafa)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ: Chính quyền của Tổng thống Biden sẽ quay lại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Tổng thống Biden xem xét lại chính sách làm leo thang quan hệ Mỹ-EU dưới thời ông Trump
Tin thế giới 5/2: Mỹ nêu điều kiện để hợp tác với Trung Quốc, triển khai lực lượng mới trên bán đảo Triều Tiên; Anh-Trung Quốc vướng bất đồng mới
Cập nhật Covid-19 ngày 4/2: Hạ viện Mỹ 'tung' gói cứu trợ Covid-19 do Tổng thống Joe Biden đề xuất, COVAX công bố danh sách phân phối vaccine đợt đầu
Trọng tâm chính sách đối ngoại với Nga, Iran, Trung Quốc và Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Biden là gì?

Đọc thêm

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động