Tin thế giới 8/8: Vì sao thượng đỉnh Nga-Ukraine chưa thể diễn ra? Trung Quốc tập trận; Đức triển khai binh sĩ tới Bosnia và Herzegovina

Quang Đào
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Khả năng tổ chức thượng đỉnh Putin-Zelensky, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) thi nhau tập trận... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi TGVN trên
Tin thế giới 8/8: Vì sao thượng đỉnh Nga-Ukraine chưa thể diễn ra? Trung Quốc tập trận; Đức triển khai binh sĩ tới Bosnia và Herzegovina
Tổng thống Ukraine Zelensky và Tổng thống Nga Putin trong cuộc gặp trực tiếp tại Pháp năm 2019. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine:

* Nga chưa thấy khả năng tổ chức thượng đỉnh với Ukraine: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 8/8 cho biết, một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ có thể được tổ chức sau khi các nhà đàm phán của hai nước hoàn thành quá trình chuẩn bị.

Nhưng với tình hình hiện tại, ông Peskov cho biết khó có khả năng các cuộc đàm phán cấp cao nhất vẫn chưa thể xảy ra do hai bên chưa đạt được “điều kiện tiên quyết”.

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraine đang được thúc đẩy bởi bên thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ. Tại cuộc gặp với Tổng thống Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhiều lần đề nghị hỗ trợ các nỗ lực khởi động một tiến trình hòa bình.

"Chúng tôi nhận thức được rằng ông ấy đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo điều kiện thực sự tốt để tổ chức một số vòng đàm phán giữa các phái đoàn Nga và Ukraine. Và Tổng thống (Thổ Nhĩ Kỳ) vẫn đang tiếp tục thể hiện ý chí chính trị này và nỗ lực để hỗ trợ việc này”, ông Peskov khẳng định.

Tuy nhiên, Người phát ngôn Điện Kremlin lưu ý hiện tại Moscow và Kiev đang không tổ chức bất kì cuộc đàm phán nào.

"Phái đoàn Ukraine đã không xuất hiện. Không có cuộc đàm phán nào hiện đang được tổ chức. Và hoạt động quân sự đặc biệt sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được các mục tiêu đặt ra", ông kết luận. (TASS)

* Nga quyết kiểm soát Donbass: Nga bắt đầu các cuộc tấn công mới vào 3 thành phố quan trọng ở Donetsk.

Các thành phố Avdiivka, Sloviansk và Bakhmut, nằm trong tầm ngắm của quân đội Nga kể từ giai đoạn đầu của cuộc chiến, bị tấn công bằng tên lửa và các cuộc pháo kích vào ngày 6/8.

Trong một bài đăng trên Facebook, Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói rằng một “chiến dịch tấn công” đang diễn ra ở Donetsk và quân đội Nga đang tập trung mọi nỗ lực vào hai thành phố Bakhmut và Avdiivka.

Tuy nhiên, theo Kyiv Independent, các cuộc tấn công của Nga đã bị đẩy lùi ở tất cả các thành phố và dù tiến hành các cuộc pháo kích dữ dội, quân đội Nga vẫn không thể phá vỡ các tuyến phòng thủ của Ukraine. (19fortyfive)

* Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự của Nga: Giới chức Ukraine ngày 8/8 cho biết nước này đã tiến hành những cuộc tấn công tầm xa trong đêm nhằm vào các trại lính của Nga và 2 cây cầu quan trọng bắc qua sông Dnipro.

Bà Natalia Humeniuk - người phát ngôn Bộ Chỉ huy quân sự miền Nam Ukraine tuyên bố các cuộc tấn công đã đánh trúng 2 giao điểm mà Nga chiếm đóng ở bờ Tây sông Dnipro, miền Nam Ukraine. Các cuộc tấn công sử dụng hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS cũng đánh trúng một số căn cứ quân sự ở thành phố Melitopol của Ukraine do Nga kiểm soát, gây tổn thất về người và thiết bị quân sự cho phía Nga. (Reuters)

* Zaporizhzhia chuẩn bị trưng cầu dân ý: Lãnh đạo thành phố Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine, ông Evgeniy Balitskyi đã ký sắc lệnh tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về quyết định sáp nhập vào Nga.

Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày cáo buộc quân đội Ukraine đã nã pháo vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hôm 7/8, làm hư hỏng đường dây điện cao thế và buộc nhà máy phải giảm sản lượng điện. (Reuters)

Eo biển Đài Loan:

* Trung Quốc giải thích lý do ngừng liên lạc quân sự với Mỹ: “Tình hình căng thẳng hiện nay tại Eo biển Đài Loan hoàn toàn do phía Mỹ khiêu khích và tạo ra. Phía Mỹ phải chịu mọi trách nhiệm và gánh những hậu quả nghiêm trọng vì hành động này. Có những lằn ranh không thể vượt qua và đối thoại cần sự chân thành”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết.

* Trung Quốc tiếp tục tập trận, Đài Loan (Trung Quốc) nối bước: Trung Quốc vừa công bố thêm các cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, quân đội nước này sẽ diễn tập các cuộc tấn công chống tàu ngầm và đột kích trên biển, nhưng chưa công bố mục đích của loạt tập trận mở rộng này.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cho biết, hoạt động tập trận vừa qua của họ sẽ trở thành thường xuyên, diễn ra ở phía Đông đường trung tuyến của eo biển Đài Loan.

Sau đó, ngày 8/8, Lực lượng phòng vệ Đài Loan thông báo sẽ tập trận đạn thật trong hai ngày 9/8 và 11/8.

Châu Á:

* Đại sứ Myanmar tại Trung Quốc đột ngột qua đời: Đại sứ Myanmar tại Trung Quốc U Myo Thant Pe qua đời ngày 7/8 tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Myanmar đã đăng cáo phó ông U Myo Thant Pe trên một tờ báo nhà nước vào ngày 8/8 nhưng không đề cập nguyên nhân ông này qua đời.

Theo Reuters, 3 nhà ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết ông U Myo Thant Pe qua đời vào ngày 7/8 khi đang du lịch ở tỉnh Vân Nam. Các nhà ngoại giao và 1 tờ báo Myanmar cho rằng đại sứ này qua đời do đau tim.

Ông U Myo Thant Pe là đại sứ nước ngoài thứ tư qua đời tại Trung Quốc trong vòng 1 năm qua. Trước đó là Đại sứ Đức Jan Hecker (9/2021), Đại sứ Ukraine Serhiy Kamyshev (2/2022) và Đại sứ Philippines Jose Santiago "Chito" Sta. Romana (4/2022).

* Ngoại trưởng Hàn Quốc thăm Trung Quốc: Ngày 8/8, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin thực hiện chuyến công du đầu tiên đến Trung Quốc.

Ông Park dự kiến sẽ ở thăm thành phố cảng Thanh Đảo 3 ngày, trong đó có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Ngoại trưởng Park nói rằng chuyến thăm của ông là cơ hội để giảm hiểu nhầm và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực, bao gồm thương mại, y tế và môi trường.

Chuyến thăm của ông Park lần này gây chú ý vì cho thấy Seoul đang cố gắng cân bằng giữa quan hệ đồng minh với Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh giữa hai siêu cường ngày càng gay gắt. (CNA)

* Thủ tướng Singapore cảnh báo tình hình địa chính trị xấu đi: Ngày 8/8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo về phạm vi tính toán sai lầm liên quan đến căng thẳng ở Eo biển Đài Loan, tình hình mà ông cho rằng khó có thể sớm lắng dịu trong bối cảnh tồn tại tâm lý hoài nghi nghiêm trọng và liên lạc hạn chế giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo ông, khu vực phải được chuẩn bị sẵn sàng cho một tương lai không ổn định như vốn có cho đến thời điểm hiện nay. (Reuters)

* Israel mở lại cửa khẩu biên giới với Gaza: Ngày 8/8, Israel đã mở cửa lại cửa khẩu biên giới với Gaza sau khi lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột tại đây bắt đầu có hiệu lực.

Nhờ đó, nhà máy điện duy nhất tại Gaza đã hoạt động trở lại ngay trong ngày khi các xe tải chở xăng từ Israel có thể tiến vào vùng đất này, chấm dứt 3 ngày ngừng hoạt động trước đó do xung đột giữa Israel và Nhóm Thánh chiến Hồi giáo Jihad (PIJ) trên Dải Gaza.

Xung đột kéo dài 56 giờ giữa 2 bên đã khiến ít nhất 44 người thiệt mạng, trong đó có 15 trẻ em và hàng trăm người bị thương cùng nhà cửa bị hư hại. (Times of Israel)

Châu Âu:

*Nga sẽ trả đũa Latvia: Ngày 8/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow có thể sẽ tính đến các biện pháp trả đũa, do chính quyền Latvia không nghĩ đến việc khắc phục việc cơ quan thực thi pháp luật nước này có các hành động khiêu khích chống Nga.

Theo bà Zakharova, trước đó Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại biện Lâm thời Latvia tại Moscow Dace Rutka để trao công hàm phản đối hành động khiêu khích của các cơ quan thực thi pháp luật Latvia.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics không hiểu lời kêu gọi của Moscow khi đưa ra tuyên bố rằng việc “phản đối những gì đang xảy ra ở Latvia là vô nghĩa” và Latvia “sẽ tiếp tục hành động vì lợi ích của an ninh quốc gia”.

“Những phát biểu của ông Rinkevics một lần nữa khẳng định rằng Riga thậm chí không nghĩ đến việc cải thiện tình hình", bà Zarakhova nói. (TASS)

* Đức không ủng hộ nới lỏng trừng phạt Nga: Ngày 8/8, người phát ngôn chính phủ Đức cho biết Thủ tướng Olaf Scholz không cân nhắc tới khả năng ủng hộ nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga ngay cả khi giá năng lượng dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa.

Người phát ngôn trên nêu rõ: “Chúng ta phải đối mặt với những tháng khó khăn ở phía trước. Nhưng chắc chắn là chúng ta kiên định đứng về phía Ukraine và các biện pháp trừng phạt (Nga) đã nhất trí với Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế”.

Bên cạnh đó, người phát ngôn chính phủ Đức cũng bác bỏ khả năng phê duyệt đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. (Reuters)

* Đức triển khai binh sĩ tới Bosnia và Herzegovina: Phái bộ quân sự của Liên minh châu Âu (EUFOR) tại Bosnia và Herzegovina ngày 8/8 thông báo quân đội Đức đã triển khai lực lượng tham gia phái bộ này, nâng tổng số quốc gia đóng góp binh sĩ cho EUFOR lên 20 nước.

Thông báo nêu rõ: “Lực lượng của Đức sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, bắt đầu từ giữa tháng 8. Số lượng nhân sự triển khai tối đa là 50 người. Những nhân sự mới này tăng cường năng lực cho trụ sở của EUFOR, cũng như các đội quan sát và liên lạc được bố trí ở Bosnia và Herzegovina”.

Trong thời gian gần đây, EUFOR đã được tăng cường 500 binh sĩ với mục đích được cho là “phòng ngừa” nhằm củng cố sự ổn định ở Bosnia và Herzegovina. (DW)

* Tổng thống Belarus chỉ trích Ba Lan: Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 8/8 chỉ trích Ba Lan là quốc gia “hung hăng nhất” đối với Belarus.

Ông Lukashenko đưa ra nhận định này khi đến thăm nhà máy Miory (vùng Vitebsk).

“Hãy nhìn vào Ba Lan. Đây là quốc gia hung hăng nhất trong quan hệ với đất nước chúng ta. Tôi không hiểu tại sao. Ở Belarus có người Ba Lan sinh sống, họ là những người bình thường. Họ làm việc không đến nỗi tệ”, Tổng thống Belarus nói. (BelTA)

Châu Mỹ:

* Tổng thống Mỹ thăm các quốc đảo Thái Bình Dương vào tháng 9 tới: Chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch cho cuộc gặp của Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương vào tháng 9 tới nhân dịp diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Thông tin này được Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman công bố khi bà ở thăm Solomon và dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày các binh sĩ của quân đội Mỹ và các nước đồng minh đổ bộ lên đảo Guadalcanal của Solomon trong Thế chiến II.

Thông tin cụ thể về ngày giờ diễn ra sự kiện quan trọng này sẽ được các bên thảo luận và công bố trong thời gian sớm nhất. (AP)

Châu Phi:

Chính quyền CH Chad và phiến quân ký thỏa thuận hòa bình: Ngày 8/8, chính quyền chuyển tiếp Cộng hòa (CH) Chad và các nhóm phiến quân đã ký thỏa thuận hòa bình ở Doha, Qatar. Thỏa thuận được ký kết trước thềm đối thoại hòa giải dân tộc dự kiến diễn ra trong ngày 20/8 tới.

Lễ ký thỏa thuận có sự tham gia của hơn 30 nhóm nổi dậy, diễn ra sau nhiều tháng đàm phán tại Doha. Chi tiết về cách thức thực thi và giám sát tiến trình thực thi thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ

Một nguồn thạo tin cho biết các bên ký kết thỏa thuận đã nhất trí về một lệnh ngừng bắn lâu dài và hướng tới mục tiêu giải giáp các lực lượng dân quân có vũ trang. (AFP)

Thêm 2 chuyến tàu ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraine

Thêm 2 chuyến tàu ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraine

Ngày 8/8, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo có thêm 2 chuyến tàu chở ngũ cốc đã xuất phát từ các cảng của ...

Vì sao Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về một 'hành động tự sát' của thế giới?

Vì sao Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về một 'hành động tự sát' của thế giới?

Ngày 8/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cảnh báo nguy cơ đối đầu hạt nhân quay trở lại sau nhiều ...

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/12 và sáng 8/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 15 - Tottenham vs West Ham; lịch thi đấu Ligue 1

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/12 và sáng 8/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 15 - Tottenham vs West Ham; lịch thi đấu Ligue 1

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/12 và sáng 8/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 15 - Tottenham vs West Ham; Ligue 1 - Brest vs Strasbourg...
Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối)

Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối)

Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối - Tầm nhìn Cộng đồng ...
Sao Mai Group và khát vọng phát triển năng lượng tái tạo

Sao Mai Group và khát vọng phát triển năng lượng tái tạo

Sao Mai Group đã phác thảo kế hoạch chi tiết tầm nhìn dài hạn cho việc phát triển năng lượng tái tạo từ nay đến năm 2050.
Thủ môn Filip Nguyễn có quốc tịch Việt Nam, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại đội tuyển quốc gia

Thủ môn Filip Nguyễn có quốc tịch Việt Nam, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại đội tuyển quốc gia

Trang chủ của CLB Công an Hà Nội xác nhận, thủ môn Filip Nguyễn đã có quốc tịch Việt Nam sau thời gian dài hoàn tất các thủ tục cần ...
Việt Nam đăng cai tổ chức Giải Quần vợt vô địch U14 ITF châu Á

Việt Nam đăng cai tổ chức Giải Quần vợt vô địch U14 ITF châu Á

Từ ngày 6 - 19/1/2024, Giải Quần vợt vô địch U14 ITF châu Á sẽ diễn ra với sự tham gia của hơn 70 vận động viên và huấn ...
Sôi động Lễ hội Âm nhạc và bế mạc 'Thái Bình Homecoming'

Sôi động Lễ hội Âm nhạc và bế mạc 'Thái Bình Homecoming'

Lễ hội Âm nhạc 'Thái Bình Homecoming' lần đầu tiên tổ chức tại Thái Bình quy tụ các ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc, Việt Nam.
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan lần này chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa thế lực truyền thống, đảng VVD và làn gió mới mang tên NSC. Ai sẽ chiến thắng?
Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas đặt Nhà nước Do Thái và các nước Arab, khối Hồi giáo trước nhiều bài toán khó khăn.
Cơ hội cuối cùng từ COP28

Cơ hội cuối cùng từ COP28

COP28 là dịp để các nước thể hiện quyết tâm của riêng mình, đề ra mục tiêu lớn hơn, vì một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả.
Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.
Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Lực lượng Hamas sở hữu một 'bảo bối' đặc biệt: mạng lưới đường hầm như mê cung dưới lòng đất.
Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Tác động khôn lường của biến đổi khí hậu được cảnh báo từ lâu và các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn.
Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Để thực hiện Net Zero vào năm 2050, thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Mặc dù Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện chưa có hiệu lực, thời gian qua, về cơ bản các nước đã tuân thủ việc không tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng xã hội, giải phóng con người, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của thế giới.
Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Sau Thế chiến II, khuynh hướng liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ở châu Âu, hàng loạt tổ chức, cộng đồng được hình thành.
East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Những con số được công bố sau 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas có thể khiến thế giới phải giật mình.
Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Bằng các nỗ lực ngoại giao con thoi của nhiều nước, lệnh ngừng bắn Israel - Hamas được gia hạn thêm một ngày.
Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên xem là thiết bị an toàn cuối cùng kiềm chế căng thẳng liên triều leo thang.
Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.
Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.
Phiên bản di động