Tin thế giới 9/3: Nga nói Mỹ ‘tuyên chiến kinh tế’, Ukraine kêu gọi lập vùng cấm bay

Minh Vương
Nga nói Mỹ đã ‘tuyên chiến kinh tế’, Ukraine hối lập vùng cấm bay, bầu cử tại Hàn Quốc, Tổng thống Israel thăm Thổ Nhĩ Kỳ... là tin thế giới nổi bật ngày 9/3.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.08) Ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và đối thủ Lee Jae-myung bắt tay tại một sự kiện hồi tháng 11/2021. (Nguồn: YNA)
Tin thế giới 9/3, Ủy ban bầu cử quốc gia Hàn Quốc (NEC) cho biết, tính đến 18h, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 75,7% tương đương với trên 33 triệu cử tri trong tổng số 44.2 triệu đã tham gia bỏ phiếu. (Nguồn: YNA)

Nga-Ukraine

Nga nêu rõ yêu cầu đàm phán với Ukraine, nói Mỹ "tuyên chiến kinh tế"

Ngày 9/3, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết, những yêu cầu của Moscow trong các cuộc đàm phán với Kiev bao gồm việc công nhận Bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của Nga và xem các nước cộng hòa ở vùng Donbass là các quốc gia độc lập.

Ông Peskov nhấn mạnh, Bán đảo Crimea phải được công nhận là vùng lãnh thổ “trên thực tế và hợp pháp” của Nga. Ngoài ra, Kiev phải công nhận các nước cộng hòa ở vùng Donbass là các quốc gia độc lập. Theo ông, Nga muốn tổ chức thêm các vòng đàm phán với phía Ukraine.

Về quan hệ với Washington, ông Peskov cho rằng, Mỹ đã "tuyên chiến kinh tế" với Nga, đồng thời tuyên bố Moscow sẽ suy nghĩ thấu đáo về những việc phải làm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và năng lượng khác của Nga.

Ông khẳng định Nga đã, đang và sẽ là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, chỉ ra rằng các dòng chảy năng lượng vẫn tiếp tục: “Mỹ rõ ràng đã tuyên chiến kinh tế đối với Nga và đang thực hiện cuộc chiến này”.

Cùng ngày, phát biểu họp báo, bà Zakharova nói rằng, việc NATO tăng cường lực lượng quân sự ở sườn phía Đông, sau chiến dịch mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine – “về bản chất là hành động khiêu khích” và không giúp bảo vệ an ninh ở châu Âu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh, Moscow chưa bao giờ đe dọa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hiện cũng không đe dọa liên minh quân sự này. Bà cũng khẳng định, Nga chỉ hành động để phản ứng với “đường lối đối đầu” của NATO. (Reuters/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Đối đầu át đối thoại

Ukraine kêu gọi lập vùng cấm bay, hối phương Tây giải quyết đề xuất của Ba Lan

Ngày 9/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, cộng đồng quốc tế sẽ phải chịu trách nhiệm về “thảm họa nhân đạo” quy mô lớn nếu không nhất trí thiết lập một vùng cấm bay để bảo vệ đất nước Ukraine.

Trong bài phát biểu hàng ngày trên truyền hình, ông Zelensky cho biết, mức độ đe dọa ở Ukraine đã lên mức tối đa gần hai tuần sau khi quân đội Nga tiến vào lãnh thổ, nhưng người Ukraine đã cho thấy họ không bao giờ chịu khuất phục.

Ông Zelensky nhấn mạnh: “Nga sử dụng tên lửa, máy bay và trực thăng chống lại chúng tôi, chống lại dân thường, chống lại các thành phố, cơ sở hạ tầng của chúng tôi. Sứ mệnh nhân đạo của thế giới là phải phản ứng”.

Đồng thời, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng kêu gọi các nước phương Tây khẩn trương giải quyết đề xuất của Ba Lan về cung cấp máy bay tiêm kích cho Kiev. Trong một video đăng tải trên Telegram, Tổng thống Zelensky đã nhấn mạnh: “Chúng tôi đề nghị các bạn đưa ra quyết định sớm nhất có thể. Hãy cung cấp máy bay cho chúng tôi”.

Trước đó, Mỹ đã bác bỏ kế hoạch do Ba Lan đề xuất điều phi đội máy bay chiến đấu MiG-29 đến Ukraine thông qua một căn cứ không quân của Mỹ ở Ramstein, Đức. Trong khi đó, Ba Lan đề nghị hỗ trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine thông qua cơ chế hoạt động của NATO. (AFP/Reuters)

EU cân nhắc lệnh trừng phạt mới đối với khoảng 100 công dân Nga

Phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở thành phố Strasbourg (Pháp), Cao uỷ phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho biết, các nước thành viên trong khối này đang chuẩn bị áp đặt một vòng trừng phạt mới, theo đó cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản đối với khoảng 100 người Nga do xung đột Nga-Ukraine.

Ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ đạt đồng thuận về gói trừng phạt này “vào cuối phiên họp hôm nay (ngày 9/3)”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thêm nhiều nước châu Âu quyết định giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga

Trung Quốc quyết bảo vệ lợi ích quốc gia trước trừng phạt từ Mỹ

Phát biểu tại họp báo thường kỳ ngày 9/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/3 cho biết Trung Quốc quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia trước bất kỳ nguy cơ thiệt hại tài sản thế chấp nào có thể xảy ra từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga liên quan tới vấn đề Ukraine.

Ông khẳng định: “Các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ là một cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề. Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương nào của Mỹ và việc Mỹ áp dụng quyền tài phán ngoài lãnh thổ”.

Quan chức Trung Quốc nói thêm, Mỹ phải xem xét quan ngại của Trung Quốc một cách nghiêm túc và trong mọi trường hợp, không làm tổn hại đến quyền hoặc lợi ích của nước này trong khi đưa ra quyết định về vấn đề Ukraine và quan hệ với Nga. Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc”.

Trước đó, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nói, Washington có thể “thực hiện các bước” chống Bắc Kinh nếu nước này không trừng phạt Moscow. (Sputnik)

IMF thông qua khoản hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine

Trong tuyên bố ngày 9/3, Thống đốc Ngân hàng trung ương Ukraine Kyrylo Shevchenko cho biết, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phê duyệt gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp trị giá 1,4 tỷ USD cho nước này để tài trợ chi tiêu và củng cố cán cân thanh toán.

Ông Shevchenko nói: “Chúng tôi vô cùng biết ơn IMF vì đã phản hồi nhanh chóng đề nghị của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết trong thời gian sớm nhất. Điều đó rất quan trọng đối với Ukraine lúc này, vốn đã phải trải qua một khoảng thời gian khủng khiếp như vậy”.

Ukraine đã tìm kiếm tài trợ từ các đồng minh và các tổ chức quốc tế để hỗ trợ nền kinh tế của mình sau khi lực lượng Nga bắt đầu tiến vào lãnh thổ, ngày 24/2. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Indonesia hối thúc ngừng bắn, Nga cảnh báo đáp trả sâu rộng với phương Tây

Bầu cử Tổng thống Hàn Quốc

Công bố kết quả thăm dò dư luận bầu cử Tổng thống Hàn Quốc

Cử tri Hàn Quốc đã hoàn tất cuộc bỏ phiếu để chọn tổng thống thứ 20 ngày 9/3.

Ngay sau khi kết thúc thời gian bỏ phiếu theo quy định là 19h30 (giờ địa phương), kết quả thăm dò dư luận đã được phép công bố. Theo khảo sát của Realmeter với 3.000 cử tri tiến hành ngày 7-8/3 (thời điểm các cuộc thăm dò dư luận bị cấm công bố kết quả), ứng cử viên Lee Jae-myung của Đảng Dân chủ (DP) cầm quyền giành được 46,5% phiếu bầu so với mức 50,2% của ứng cử viên Yoon Seok-yeol thuộc đảng Sức mạnh quốc dân (PPP) đối lập chính.

Kết quả thăm dò ngày 8/3 cho thấy, ông Yoon cũng dẫn trước ông Lee với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 50,2% và 47,1%.

Hãng Realmeter dự đoán, trong cuộc bầu cử lần này, ứng cử viên Lee sẽ giành được 45,3 đến 48,9% phiếu bầu trong khi ứng cử viên Yoon được 48,4 đến 52% phiếu bầu.

Kết quả cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử do 3 đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc là KBS, MBC SBS tiến hành ngày 9/3 cho thấy, ứng cử viên Lee của đảng DP dự kiến sẽ giành được 47,8% phiếu bầu, trong khi ứng cử viên Yoon của Đảng PPP nhận được 48,4% phiếu ủng hộ

Trong một cuộc thăm dò ý kiến sau bầu cử do đài truyền hình JTBC tiến hành ngày 9/3, ứng cử viên Lee lại dẫn trước ứng cử viên Yoon với tỷ lệ ủng hộ là 48,4% và 47,7%. Dự kiến thời gian kiểm phiếu sẽ kéo dài khoảng 5 giờ và kết quả kiểm phiếu cuối cùng sẽ được công bố trong khoảng 1 đến 2 h sáng ngày 10/10 theo giờ địa phương.

Theo Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC), tính đến 18h, tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 75,7% tương đương với trên 33 triệu cử tri trong tổng số 44.2 triệu đã tham gia bỏ phiếu. Tỷ lệ này tuy thấp hơn dự đoán nhưng cao hơn so với mức 72,7% của kỳ bỏ phiếu năm 2017. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Quan điểm đối ngoại của hai ứng viên Tổng thống Hàn Quốc

Israel-Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Israel thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Israel, Isaac Herzog ngày 9/3 đã lên đường thăm Thổ Nhĩ Kỳ, đánh dấu chuyến thăm Ankara chính thức đầu tiên của một Tổng thống nhà nước Do Thái kể từ năm 2008.

Phát biểu trước khi rời Israel, ông Herzog nêu rõ: “Không phải mọi thứ chúng tôi đều đồng thuận. Quan hệ Israel-Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua thăng trầm và những thời điểm khó khăn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng tái khởi động mối quan hệ và vun đắp từng bước thận trọng, với sự tôn trọng giữa hai quốc gia”.

Hồi tháng 1/2022, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gửi lời mời thăm chính thức tới ông Herzog, đồng thời cho biết, hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét toàn bộ các khía cạnh hợp tác trong chuyến thăm này.

Quan hệ song phương giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi kể từ năm 2010 và chạm đáy năm 2018, khi hai nước trục xuất đại sứ của nhau sau vụ lực lượng phòng vệ Israel nổ súng, khiến người Palestine thiệt mạng trong cuộc biểu tình tại Dải Gaza.

Trong một tin liên quan, ngày 9/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã hy vọng Moscow và Kiev sẽ nhất trí về lệnh ngừng bắn dài hạn trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba tại thành phố nghỉ dưỡng Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/3.

Phát biểu với các nghị sĩ đảng cầm quyền, ông Erdogan nói: “Mặc dù phe đối lập không hiểu những nỗ lực ngoại giao của chúng tôi nhằm ổn định tình hình ở Ukraine, nhưng bản thân các bên (trong cuộc xung đột này) đánh giá cao ý định chân thành của chúng tôi.

Ngày mai (10/3), cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, sẽ diễn ra tại Antalya. Chúng tôi hy vọng, cuộc gặp này này sẽ mang lại lệnh ngừng bắn dài hạn ở Ukraine”. (Reuters/Sputnik)

Tình hình Ukraine: Đảng cầm quyền đề nghị Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo an ninh, Israel gửi thông điệp mạnh tới Kiev

Tình hình Ukraine: Đảng cầm quyền đề nghị Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo an ninh, Israel gửi thông điệp mạnh tới Kiev

Ngày 8/3, trên kênh Telegram, cơ quan báo chí của đảng Đầy tớ của nhân dân cầm quyền ở Ukraine đã đăng tải một tuyên ...

Xung đột Nga-Ukraine: Israel sẽ làm nên chuyện?

Xung đột Nga-Ukraine: Israel sẽ làm nên chuyện?

Israel đang trở thành ứng viên tiềm năng cho vai trò trung gian hoà giải xung đột Nga-Ukraine. Đâu là cơ sở cho điều này?

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Để rượu vang Pháp 'kể' về một vùng đất... một câu chuyện lịch sử

Để rượu vang Pháp 'kể' về một vùng đất... một câu chuyện lịch sử

Chiều 2/4, tại khách sạn Grand Mercure (Hà Nội), diễn ra chương trình thử rượu vang Pháp Tastin’France 2025, với sự tham gia của 35 nhà rượu Pháp.
Giá vàng hôm nay 3/4/2025: Giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư có thể 'đu đỉnh' bất cứ lúc nào

Giá vàng hôm nay 3/4/2025: Giá vàng mất mốc 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư có thể 'đu đỉnh' bất cứ lúc nào

Giá vàng hôm nay 3/4/2025 ghi nhận thị trường thế giới giữ nhịp tăng khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản mang tính an toàn.
Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Nguồn cung thắt chặt, nhu cầu ổn định, người dân giữ hàng, thị trường khả năng neo ở mức giá cao

Giá tiêu hôm nay 3/4/2025: Nguồn cung thắt chặt, nhu cầu ổn định, người dân giữ hàng, thị trường khả năng neo ở mức giá cao

Giá tiêu hôm nay 3/4/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 157.000 đồng/kg.
Ông Trump chính thức ‘xuống tay’, thuế đối ứng gọi tên cả thế giới, đồng USD thành nạn nhân

Ông Trump chính thức ‘xuống tay’, thuế đối ứng gọi tên cả thế giới, đồng USD thành nạn nhân

Ông Trump chính thức ‘xuống tay’, thuế đối ứng gọi tên nhiều đối tác, đồng USD thành nạn nhân?
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/4/2025: Tuổi Tỵ công việc nhận tiền thưởng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/4/2025: Tuổi Tỵ công việc nhận tiền thưởng

Xem tử vi 3/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 3/4/2025: Song Tử tài lộc thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 3/4/2025: Song Tử tài lộc thuận lợi

Tử vi hôm nay 3/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Canada có lãnh đạo mới: Lửa thử vàng

Ông Mark Carney được cử tri và đảng Tự do kỳ vọng đưa Canada vượt qua hàng loạt thách thức hiện nay.
Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Quan hệ Ấn Độ-Mauritius: Tầm nhìn mới, sức sống mới

Chuyến thăm Mauritius của Thủ tướng Narendra Modi đánh dấu sự trở lại đảo quốc mà ông gọi là 'Ấn Độ thu nhỏ', nơi ông cảm thấy như ở nhà.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ II): Vẫn còn lắm bỏ ngỏ, nhiều đau thương

Châu Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, xung đột nội bộ và can thiệp từ bên ngoài.
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ I): 'Viết lại' trật tự quyền lực

Năm 2024 là năm siêu bầu cử của châu Phi, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn nhiều của nhiều quốc gia tại châu lục này.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Phiên bản di động