Xung đột Nga-Ukraine: Đối đầu át đối thoại

Minh Vương
Ba vòng đàm phán Nga-Ukraine chưa thể mang lại đột phá, trong khi đối đầu trên thực địa, truyền thông và chính trị giữa Nga và phương Tây ngày một gay gắt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.09) Người dân Ukraine sơ tán khỏi vùng chiến sự tại thành phố Irpin, Tây Bắc Kiev, ngày 7/3/2022. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Người dân Ukraine sơ tán khỏi vùng chiến sự tại thành phố Irpin, Tây Bắc Kiev, ngày 7/3/2022. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Hành lang nhân đạo đã mở

Ngày 7/3, đàm phán vòng ba giữa Nga-Ukraine đã diễn ra tại Belarus. Tuy nhiên, tương tự hai lần trước đó, cuộc gặp không mang lại đột phá đáng kể. Bế tắc vẫn tồn tại khi các yêu cầu của Nga như Ukraine ngừng mọi hành động quân sự, thay đổi hiến pháp để đảm bảo tính trung lập, thừa nhận Crimea thuộc Nga, đồng thời công nhận độc lập cho các “nền cộng hoà” Donetsk và Lugansk ở miền Đông không được đáp ứng.

Tiến triển đáng chú ý duy nhất là về các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi thành phố. Interfax (Nga) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này đã ngừng bắn từ 14h ngày 8/3 (theo giờ Việt Nam) để tạo điều kiện cho người dân sơ tán khỏi Kiev, Cherhihiv, Sumy, Kharkov và Mariupol.

Trước đó, phía Ukraine cho biết tuyến đường Mariupol-Nikolske-Rozivka-Polohy-Orikhiv-Zaporizhzhia, dài 64km, được lựa chọn làm hành lang nhân đạo.

Liên hợp quốc cho biết, có khoảng 10 triệu người, tương đương 1/4 dân số của Ukraine, sẽ phải đi lánh nạn. Theo thống kê của tổ chức này, ngày 6/3, hơn 1,5 triệu người đã di chuyển khỏi các vùng chiến sự ở Ukraine từ ngày 24/2 với điểm đến là phía Tây; Ba Lan và Romania là hai nước tiếp nhận, trung chuyển lớn nhất.

Căng thẳng trên thực địa

Song theo AFP, trước khi ngừng bắn, lực lượng Nga được cho là đã gia tăng áp lực khắp lãnh thổ Ukraine.

Phát biểu tại họp báo ngày 7/3, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, nhiều khả năng chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin đã triển khai toàn bộ 150.000 binh sĩ đóng dọc biên giới trước đó để tiến vào lãnh thổ Ukraine. Đồng thời, Lầu Năm Góc cho biết vài ngày qua, Nga đã tăng cường triển khai nhiều đợt tấn công tầm xa, phối hợp ném bom, phóng tên lửa, đạn pháo và đã bắn tổng cộng 625 tên lửa các loại.

Dù vậy, CNN dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên tiết lộ nước này “chưa ghi nhận manh mối nào cho thấy Nga có chuyển động quân sự liên quan đến Odessa”, cảng chính và trung tâm kinh tế then chốt của Ukraine.

The Guardian dẫn Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết thiếu tướng Vitaly Gerasimov, Tham mưu trưởng và phó chỉ huy thứ nhất quân đoàn 41 của Quân khu Trung tâm Nga, đã tử trận ở ngoại ô Kharkov, miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, Nga không xác nhận thông tin này.

Theo Sputnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chỉ có quân nhân chuyên nghiệp tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine; lính nghĩa vụ và lính dự bị sẽ không góp mặt trong chiến dịch này.

Tổng thống Nga Putin. (Nguồn: AP)
Tổng thống Nga Vladimirr Putin khẳng định, chỉ có quân nhân chuyên nghiệp tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. (Nguồn: AP)

Đối đầu trên truyền thông

Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây trên truyền thông cũng căng thẳng không kém. Mới đây, tướng Nga Igor Kirillov khẳng định, quân đội nước này nhận được thông tin về phòng thí nghiệm của Ukraine đã nghiên cứu vũ khí sinh học và có liên hệ với Mỹ. Tuy nhiên, Kiev đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc từ phía Moscow.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết: “Ukraine có các cơ sở nghiên cứu sinh học mà chúng tôi lo ngại rằng các lực lượng Nga đang tìm cách giành quyền kiểm soát. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với Ukraine để thảo luận về cách ngăn chặn bất cứ tài liệu nghiên cứu nào trong số đó rơi vào tay Nga”.

Bà Nuland không cho biết các phòng thí nghiệm này có liên quan đến Lầu Năm Góc như cáo buộc của Nga hay không. Tuy nhiên, thông báo của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tháng 5/2020 và Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine tháng 4/2020 đều phủ nhận sự tồn tại của các phòng thí nghiệm sinh học có liên hệ với Mỹ ở đây.

Cấm vận đổi cấm vận

Nga và phương Tây cũng liên tiếp đáp trả lẫn nhau bằng các biện pháp trừng phạt.

Ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Ông cho biết đã thảo luận với châu Âu nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga nhằm cô lập nền kinh tế của Nga.

Tổng thống Biden cũng cho biết, quyết định trên được đưa ra trên cơ sở tham vấn chặt chẽ các đồng minh và đối tác, đồng thời dự đoán lệnh cấm vận này sẽ khiến giá năng lượng tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ông cam kết sẽ làm mọi việc có thể để giảm thiểu tác động tiêu cực đến người dân. Ngoài ra, ông cũng cảnh báo các doanh nghiệp năng lượng trong nước lợi dụng tình hình để trục lợi, thao túng giá.

Trong khi đó, Nga cũng triển khai một số biện pháp đáp trả. Ngày 5/3, Moscow phê duyệt danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài có hành động không thân thiện chống lại Nga, các công ty và công dân của nước này.

Danh sách gồm Mỹ và Canada, các quốc gia EU, Vương quốc Anh, Ukraine, Montenegro, Thụy Sỹ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Micronesia, New Zealand, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Ngoài ra, các hãng hàng không lớn Nga cũng đã dừng hầu hết chặng bay quốc tế.

Đặc biệt, Thư ký Hội đồng chung của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền Andrei Turchak đã đề xuất quốc hữu hoá các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài ngừng hoạt động ở nước này sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ông khẳng định: “Đây là một biện pháp cực đoan, nhưng chúng tôi sẽ không khoan nhượng, và chúng tôi sẽ bảo vệ người dân của mình. Đây là một cuộc chiến thực sự, không phải chống lại Nga nói chung mà là chống lại công dân của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa cứng rắn, hành động phù hợp với quy luật chiến tranh”.

Mỹ đi bước thận trọng, có triển khai Vòm Sắt ở Ukraine? Mục đích Phó Tổng thống Haris tới châu Âu

Mỹ đi bước thận trọng, có triển khai Vòm Sắt ở Ukraine? Mục đích Phó Tổng thống Haris tới châu Âu

Tối 8/3, một người phát ngôn Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ cho biết, Washington đã triển khai 2 khẩu đội tên lửa phòng ...

Xung đột Nga-Ukraine không thể ngăn Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới

Xung đột Nga-Ukraine không thể ngăn Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới

Theo cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Justin Lin Yifu, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine sẽ không ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động