Tin thế giới ngày 10/9: Mỹ-Trung lời qua tiếng lại; Lộ video binh sĩ Ấn-Trung ‘tay bo’ tại biên giới

Quang Đào
TGVN. Mỹ-Trung, Ấn-Trung tiếp tục căng thẳng, Nhật Bản chỉ trích hoạt động trên biển của Trung Quốc, dịch Covid-19 là những tin quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 9/9: Trung Quốc điều máy bay ném bom đến biên giới với Ấn Độ; Ông Trump được đề cử Nobel Hòa bình; người Nhật muốn ai làm Thủ tướng?
Tin thế giới ngày 8/9: Nga chuẩn bị đem quân sang Belarus; Trung Quốc bỗng muốn đối thoại với Mỹ; Ông Trump thẳng tay 'dằn mặt' Lầu Năm Góc?
tin the gioi ngay 109 my trung loi qua tieng lai lo video binh si an trung tay bo tai bien gioi

Mỹ-Trung Quốc

Mỹ, Trung căng thẳng chuyện đăng bài của đại sứ Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/9 cho biết tờ Nhân dân Nhật báo đã từ chối xuất bản một bài báo thể hiện quan điểm của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, trong khi các quan chức Trung Quốc có thể đưa ra quan điểm của nước họ trên truyền thông Mỹ.

Bài viết của Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad đề cập tới sự bất cân bằng trong quan hệ Mỹ-Trung, nhấn mạnh việc các công ty, nhà báo, nhà ngoại giao Mỹ bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc.

Ông Pompeo cho biết thêm "trong khi các nhà báo Mỹ phải đối mặt với những hạn chế trong việc đưa tin và vào Trung Quốc, các nhân viên truyền thông quốc gia Trung Quốc từ lâu đã được hưởng quyền tiếp cận tự do ở Mỹ”.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 10/9 tuyên bố báo này có quyền quyết định nội dung đăng tải và đưa ra những cải chính cần thiết. Động thái này diễn ra sau khi Nhân dân Nhật báo từ chối xuất bản một bài báo thể hiện quan điểm của Đại sứ Mỹ. (Reuters)

Trung Quốc cáo buộc Mỹ phân biệt đối xử

Ngày 10/9, trong cuộc họp báo thường kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã cáo buộc Mỹ là hành động “vi phạm nhân quyền”, đồng thời nói Bắc Kinh có quyền đưa thêm ra các phản ứng sau khi Washington cho biết đã thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên Trung Quốc và các nghiên cứu sinh mà cho rằng có nguy cơ bảo mật.

Trước đó, ngày 9/9, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã thu hồi thị thực cấp cho trên 1.000 sinh viên và nhà nghiên cứu là công dân Trung Quốc.

Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ban hành sắc lệnh 10043, dừng cấp thị thực cho sinh viên cao học và các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng nhiều người trong số này "mưu toan đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và tìm kiếm thông tin hỗ trợ chương trình hiện đại hóa quân đội" của Trung Quốc. Washington cho rằng đây là những đối tượng tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nước này. (THX/Reuters)

Mỹ tiếp tục chỉ trích yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng Bộ trưởng Ngoại giao của 17 nước đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 10 (EAS), diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 9/9. Thông cáo cho biết, Ngoại trưởng Pompeo cùng “một số nước ASEAN và nhiều đối tác khác bày tỏ quan ngại về những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông”.

"Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, Mỹ dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về Biển Đông vào năm 2016, coi các yêu sách hàng hải bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông là phi pháp", thông cáo cho biết thêm.

Trong thông cáo được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Pompeo cũng “nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với các nguyên tắc về sự minh bạch, cởi mở và tôn trọng luật pháp quốc tế”. "Những nguyên tắc này được chia sẻ trong tầm nhìn của Mỹ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tầm nhìn của nhiều quốc gia thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á", thông cáo nêu rõ. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc tiếp tục thách thức Mỹ trên không gian

Ấn Độ-Trung Quốc

Ấn Độ tố lính Trung Quốc phóng xuồng cao tốc xâm nhập lãnh thổ

Hai chiếc xuồng máy cao tốc ở bờ Tây của hồ Pangong đã được binh sĩ Trung Quốc sử dụng để tiến vào phần lãnh thổ Ấn Độ đang kiểm soát. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị binh sĩ Ấn Độ phát hiện.

Theo các nguồn tin mật, khoảng 40 binh sĩ Trung Quốc nỗ lực băng qua địa điểm Finger 4 ở phía Đông của Ladakh trên 2 thuyền máy vào khoảng 17 giờ (giờ địa phương) ngày 8/9. Phát hiện binh sĩ Trung Quốc, binh sĩ Ấn Độ canh gác tại trạm giám sát ở Finger 3 lập tức báo động.

Trong một diễn biến khác, ngày 9/9, hàng chục xe quân sự Ấn Độ đã được truyền thông khu vực ghi nhận đang di chuyển hướng về phía khu vực Ladakh. Trung Quốc và Ấn Độ những ngày qua liên tục tăng cường sự hiện diện quân sự ở biên giới tranh chấp. (DNA India)

Lộ video binh sĩ Trung-Ấn đánh lộn ở biên giới

Một đoạn video cho thấy cảnh quân đội Trung - Ấn đánh nhau bằng nắm đấm và gậy gộc, dường như ở khu vực biên giới tranh chấp, được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết đoạn video xuất hiện lần đầu tiên trên mạng hôm 8/9 đã được xác thực và nó được quay "cách đây vài tháng". Nguồn tin này cho biết các binh sĩ đã kiềm chế không sử dụng súng.

Đoạn video cho thấy các binh sĩ đụng độ gần một con sông. Đoạn video, có hàng triệu lượt xem, cũng cho thấy những binh sĩ Trung Quốc trang bị gậy gộc và khiên chống bạo động. Một số binh sĩ Ấn Độ mang súng trường trên lưng nhưng không bắn.

Hình ảnh mờ trong đoạn video cho thấy video được quay bằng điện thoại. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng Ấn Độ-Trung Quốc: Bắc Kinh triển khai 3 tiểu đoàn đến LAC, New Delhi tăng cường phòng thủ

Lebanon

Cháy lớn tại cảng Beirut

Còn chưa kịp phục hồi sau vụ nổ kinh hoàng, một nguồn tin quân đội cho biết cháy đã xảy ra tại một kho chứa dầu động cơ và lốp xe, trong khu vực miễn thuế của cảng Beirut. Vụ cháy đá tạo thành một cột khói đen lớn bốc lên bầu trời thủ đô. Nhà chức trách cho biết đám cháy không có nguy cơ gây ra vụ nổ và cũng không có người bị thương. Chỉ có một số người cảm thấy khó thở do khỏi dầy đặc.

Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ việc. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tân Thủ tướng Mustapha Adib: Ngôi sao hy vọng mới của Lebanon

Biển Hoa Đông

Nhật Bản chỉ trích hoạt động trên biển của Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho rằng, Trung Quốc đã trở thành 'mối đe dọa an ninh' với Tokyo khi tìm cách quân sự hóa các vùng biển.

Bộ trưởng Kono đề cập 177 vụ “chạm trán” giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong 90 ngày vào mùa Xuân năm nay, khi Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản xuất kích để chặn các máy bay Trung Quốc tới gần không phận Nhật Bản. Hồi tháng 6, một tàu ngầm Trung Quốc bị phát hiện di chuyển gần lãnh hải của Nhật Bản.

Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tuần duyên tới gần các đảo không có người ở tại biển Hoa Đông, bất chấp cảnh báo của Nhật Bản. Các hành động quân sự của Trung Quốc xung quanh không phận Nhật Bản buộc Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản phải triển khai máy bay chiến đấu để xua đuổi.

Bộ trưởng Kono cảnh báo nếu không được bảo vệ, Senkaku sẽ bị Trung Quốc quân sự hóa tương tự Biển Đông. (Kyodo News)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản và Mỹ 'gật đầu' trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Đại dịch Covid-19

Tổng thống Trump thừa nhận hạ độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 nhằm tránh gây hoảng loạn

Tại một cuộc họp báo hôm 9/9 được tổ chức để Tổng thống Trump thông báo danh sách bổ sung các ứng viên tiềm năng của Tòa án Tối cao Mỹ, một phóng viên đã hỏi Tổng thống Trump liệu ông có thực sự khiến người Mỹ nhầm lẫn về mức độ của đại dịch hay không.

Tổng thống Trump trả lời: "Để làm giảm sự hoảng loạn, có lẽ là như vậy".

"Chắc chắn tôi không khiến đất nước này hay thế giới rơi vào sự cuồng loạn. Chúng ta đều không muốn thể hiện sự hoảng loạn", ông Trump nhận định.

"Chúng ta phải bình tĩnh. Hoảng loạn, sợ hãi hay kích động là những điều cuối cùng mới nghĩ tới. Chúng ta phải xem xét tình huống chúng ta trải qua". (CNN)

Virus SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp não người

Một nghiên cứu công bố ngày 9/9 do nhà nghiên cứu miễn dịch Akiko Iwasaki của đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu đã đặt ra giả thuyết các triệu chứng như đau đầu, lú lẫn và mê sảng ở một số bệnh nhân Covid-19 có thể do virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào não người bệnh.

Nghiên cứu này vẫn còn ở giai đoạn sơ bộ nhưng được cho là đã cung cấp một số bằng chứng nhất định cho những phỏng đoán trước đó về việc virus corona có thể tấn công não người. Các kết quả chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể nhân lên trong não người và sự xuất hiện của những virus này có thể khiến các tế bào não trở nên thiếu dưỡng khí.

Tuy nhiên, các bác sĩ hiện vẫn tin các tác động thần kinh ở các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể do kết quả của một phản ứng miễn dịch có tên là cơn bão cytokine. Hội chứng này có thể gây viêm não chứ không phải là do virus corona trực tiếp tấn công não.

Nhà nghiên cứu Iwasaki và các cộng sự đã quyết định tiếp cận nhận định trên theo các hướng khác nhau và thu được kết quả virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm các tế bào thần kinh, sau đó chiếm quyền điều khiển tế bào thần kinh để tạo ra các bản sao của chính nó. (AFP)

IMF: Không có 'thần dược' vaccine Covid-19, kinh tế thế giới sẽ không thể phục hồi hoàn toàn

IMF: Không có 'thần dược' vaccine Covid-19, kinh tế thế giới sẽ không thể phục hồi hoàn toàn

TGVN. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 9/9 nhận định, kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu ...

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

TGVN. Mỹ-Trung Quốc phân tách, xung khắc và cạnh tranh chiến lược khốc liệt là thực tế hiện nay. Học giả nhận diện và lý ...

Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?

Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?

TGVN. Trong 5-10 năm tới, nếu Mỹ-Trung Quốc không đối thoại, đàm phán và tìm kiếm nhận thức chung, nền kinh tế toàn cầu sẽ ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng V8 Vantage, DBX, V8 DB11, DBS sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế ...
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động