Tin thế giới ngày 15/11: Phái đoàn Nga đến Bình Nhưỡng, Mỹ đưa tiếp B-52 tới Hàn Quốc, Israel thấy vũ khí của Hamas trong bệnh viện

Thế Quân
Nga nhập khẩu vũ khí qua Trung Á để né trừng phạt, Trung Quốc xây ụ tàu lớn ở căn cứ hải quân ở Campuchia, Ấn Độ hồi hương 39 quân nhân Myanmar... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới ngày 15/11: Phái đoàn Nga đến Bình Nhưỡng, Mỹ đưa tiếp B-52 tới Hàn Quốc, Israel thấy vũ khí của Hamas trong bệnh viện
Hải quân Trung Quốc và Pakistan đang tiến hành cuộc tuần tra chung đầu tiên trên biển Biển Arab mang tên Sea Guardian-3 diễn ra từ ngày 11-17/11. (Nguồn: IRIA)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á-Thái Bình Dương

*Nhật Bản cảnh báo loại nhiên liệu mới dùng cho tên lửa Triều Tiên: Ngày 15/11, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cảnh báo Triều Tiên đang phát triển loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn để cải thiện khả năng tấn công bất ngờ.

Phát biểu họp báo tại Tokyo, ông Matsuno nói: "Chúng tôi đang theo dõi sát sao, thu thập thông tin cũng như phân tích các hoạt động quân sự của Triều Tiên, bao gồm cả các dấu hiệu phóng tên lửa...".

Trước đó ngày 14/11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nước này đã phát triển loại động cơ mới sử dụng nhiên liệu rắn có lực đẩy cao dành cho tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và đã thực hiện thành công các cuộc thử nghiệm vào các ngày 11 và 14/11. Hàn Quốc dự báo vào ngày 18/11, Ngày Công nghiệp Tên lửa của Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể phóng một vệ tinh do thám vào quỹ đạo. (Sputnik)

Tin liên quan
Triều Tiên chỉ trích bình luận của Mỹ về quan hệ với Nga, nói Washington Triều Tiên chỉ trích bình luận của Mỹ về quan hệ với Nga, nói Washington 'nên làm quen với thực tế mới'

*Phái đoàn Nga đến Bình Nhưỡng: Ngày 15/11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin phái đoàn Nga do Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Alexander Kozlov dẫn đầu đã đến Bình Nhưỡng ngày 14/11 để tham gia cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Hợp tác Thương mại, Kinh tế, Khoa học và Công nghệ giữa hai nước. KCNA cho biết các quan chức cấp chuyên viên của hai bên đang thảo luận nghiêm túc về “các vấn đề thực tế trong việc hiện thực hóa hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau"

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với Nga sau hội nghị thượng đỉnh hiếm hoi giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13/9. (Yonhap)

*Mỹ tiếp tục đưa máy bay B-52 tới Hàn Quốc: Các nguồn tin cho biết Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom B-52 tới Hàn Quốc trong ngày 15/11 để tham gia các cuộc tập trận không quân chung với nước này.

Các máy bay ném bom B-52 quay trở lại Hàn Quốc chưa đầy một tháng, sau lần hạ cánh đầu tiên tại Hàn Quốc hôm 17/10. Đây sẽ là cuộc tập trận chung thứ 6 của hai đồng minh trong năm nay có sự tham gia của máy bay ném bom B-52 - một trong những khí tài chiến lược của Mỹ.

Trong các cuộc đàm phán an ninh song phương thường niên hôm 13/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ca ngợi lần hạ cánh đầu tiên của B-52 xuống Hàn Quốc là “một cột mốc quan trọng” cho những nỗ lực răn đe của Washington và tiết lộ rằng sẽ có “một nhóm tác chiến tàu sân bay khác sẽ sớm xuất hiện”. (AFP)

*Ấn Độ hồi hương 39 quân nhân Myanmar: Ngày 14/11, Ấn Độ đã hồi hương an toàn cho 39 thành viên thuộc Lục quân trở lại Myanmar. Các nguồn tin quốc phòng cho hay những quân nhân này đã được hồi hương bằng 2 máy bay từ sân bay trực thăng Hnahlan ở Champhai đến thị trấn Moreh ở khu vực biên giới chung Ấn Độ-Myanmar thuộc bang Manipur. Sau khi hạ cánh ở Moreh, họ di chuyển qua “cây cầu hữu nghị” Tamu để trở về Myanmar.

Theo một quan chức quốc phòng Ấn Độ, chỉ trong thời gian gần đây đã có tới gần 5.000 công dân Myanmar vượt biên sang Ấn Độ. Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết, những người này đã được bàn giao cho lực lượng Assam Rifles đóng tại biên giới.

Assam Rifles là lực lượng bán quân sự chịu trách nhiệm về an ninh biên giới, chống nổi dậy và duy trì luật pháp và trật tự ở Đông Bắc Ấn Độ. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là bảo vệ biên giới Ấn Độ-Myanmar.

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc, Campuchia chuẩn bị diễn tập huấn luyện quân sự chung

*Trung Quốc xây ụ tàu lớn ở căn cứ hải quân Campuchia: H.I. Sutton, nhà phân tích an ninh hàng hải, cho biết theo hình ảnh vệ tinh gần đây, một ụ tàu mới khá lớn đang được xây dựng tại căn cứ Ream, gần thành phố ven biển Sihanoukville của Campuchia, tại địa điểm mà Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đươc cho là đang phát triển cơ sở hạ tầng cho tàu chiến và tàu ngầm.

Theo báo cáo của Sutton, bến tàu của ụ tàu mới đủ lớn để chứa một tàu sân bay Trung Quốc. Hải quân PLA hiện vận hành ba chiếc.

Ngày 10/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chúc mừng Campuchia nhân kỷ niệm 70 năm độc lập, nói rằng ông "rất coi trọng sự phát triển quan hệ Trung Quốc-Campuchia và sẵn sàng hợp tác với Vua Sihamoni để tăng cường định hướng chiến lược cho quan hệ song phương".

Campuchia xác nhận đã nhận được hỗ trợ tài chính từ Trung Quốc để xây dựng căn cứ mới, vào thời điểm quan hệ giữa hai nước ngày càng thân thiết. Tuy nhiên, Campuchia vẫn khẳng định cơ sở này được xây dựng để bảo vệ quốc gia. (Straits Times)

*Mỹ thành lập trung đoàn duyên hải ở Okinawa: Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ngày 15/11 đã thành lập một trung đoàn duyên hải ở Okinawa nhằm mục đích tăng cường phòng thủ cho các hòn đảo xa xôi ở phía Tây Nam Nhật Bản. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 người, trong đó có Tướng Yasunori Morishita - Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản và Mỹ đã xác nhận quyết định thành lập Trung đoàn duyên hải số 12 tại Đối thoại 2+2 có sự tham gia của các Bộ trưởng quốc phòng và Ngoại trưởng hồi tháng 1/2023.

Trung đoàn duyên hải số 12, gồm khoảng 2.000 binh sĩ, là trung đoàn duyên hải thứ hai của Thủy quân lục chiến Mỹ. Trung đoàn đầu tiên được thành lập ở Hawaii hồi tháng 3/2022, trong khi trung đoàn thứ ba cũng đang được lên kế hoạch thành lập ở một địa điểm khác vào năm 2027. (Reuters)

*Pakistan, Trung Quốc lần đầu tuần tra chung trên biển: Hải quân Trung Quốc và Pakistan đang tiến hành cuộc tuần tra chung đầu tiên trên biển Biển Arab mang tên Sea Guardian-3 diễn ra từ ngày 11-17/11.

Tham gia cuộc tuần tra này, phía Trung Quốc triển khai một tàu ngầm diesel-điện Type-093 lớp Tống cùng nhiều tàu khu trục. Cuộc tập trận chung hai bên diễn ra ngay sau khi Ấn Độ và Mỹ tổ chức Đối thoại cấp bộ trưởng 2+2 thường niên lần thứ năm để hợp tác về các vấn đề an ninh vào ngày 10/11 tại New Delhi và sau khi Nga cùng Myanmar tổ chức cuộc tập trận hải quân, bắt đầu từ ngày 7/11, trên biển Andaman.

Trong khi Mỹ có truyền thống là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Pakistan trong nhiều thập kỷ thì Trung Quốc hiện nổi lên là nhà cung cấp vũ khí chủ chốt với doanh số từ pháo binh, máy bay chiến đấu và tàu ngầm. (The Nation)

*Malaysia khẳng định quan hệ mật thiết với Trung Quốc: Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim khẳng định nước này không ngả theo Trung Quốc, tuy nhiên xét về mặt địa lý, Malaysia gần gũi hơn, là người bạn, đồng minh đáng tin cậy. Ông Anwar lưu ý Mỹ cũng quan trọng không kém và là đồng minh truyền thống, đồng thời là nhà đầu tư lớn đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Malaysia.

Thủ tướng Malaysia lưu ý: "Trung Quốc là láng giềng của chúng tôi, một quốc gia quan trọng và đã phát triển về mặt kinh tế, và chúng tôi sẽ được hưởng lợi vô cùng lớn khi tiếp tục hợp tác với nước này”.

Về Malaysia và rộng hơn là vai trò của ASEAN ở Biển Đông, ông Anwar cho biết: “ASEAN đã thảo luận về lập trường của khối. Lý tưởng nhất là chúng ta nên có quan điểm đa phương trong khu vực trong cam kết này với Trung Quốc. Ông Anwar cho rằng mối quan hệ tốt hơn giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các nước ASEAN, bao gồm cả Malaysia. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc, ASEAN đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành rong biển

*Trung Quốc và 5 quốc gia ASEAN tập trận chung: Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 15/11 cho biết sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung trong tháng này với 5 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tập trung vào chống khủng bố và an ninh hàng hải.

Theo tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cuộc tập trận "Aman Youyi 2023" sẽ diễn ra từ giữa đến cuối tháng 11 ngoài khơi Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Các nước thành viên ASEAN Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào sẽ tham gia cuộc tập trận.

Cuộc tập trận nhằm mục đích tăng cường khả năng chống khủng bố và chống cướp biển ở các khu vực đô thị và hàng hải giữa các nước tham gia vì hòa bình và ổn định trong khu vực. (Straits Times)

*Nga-Triều tiếp tục gia tăng hợp tác trong mọi lĩnh vực: Bộ trưởng Quan hệ kinh tế đối ngoại Triều Tiên Yun Jong Ho ngày 15/11 cho biết nước này và Nga sẽ tiếp tục tăng cường các mối quan hệ láng giềng và hợp tác trên mọi lĩnh vực, đưa mối quan hệ song phương lên tầm cao mới. Phái đoàn Nga, do Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Alexander Kozlov dẫn đầu đã đến Bình Nhưỡng ngày 14/11 để tham gia cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Hợp tác Thương mại, Kinh tế, Khoa học và Công nghệ giữa hai nước.

Theo KCNA, ông Kozlov nhấn mạnh rằng "Triều Tiên, nước đang kề vai sát cánh chống lại các lực lượng thống trị, đã hoàn toàn ủng hộ Nga trong các vấn đề khu vực và quốc tế". (KCNA)

Châu Âu

*Nga nhập khẩu thiết bị quân sự qua Trung Á để né trừng phạt: Tờ Globe & Mail ngày 14/11 cho rằng Nga đang thiết lập các chuỗi cung ứng mới thông qua các nước Trung và Nam Á. Các tuyến hậu cần mới này không chỉ giúp Moscow thay thế vũ khí, khí tài và nguồn tài nguyên họ không còn có được từ phương Tây mà còn đóng vai trò là trung tâm trung chuyển để né tránh các lệnh trừng phát của phương Tây.

Năm 2022 đã chứng kiến lượng nhập khẩu tăng vọt ở Kyrgyzstan, tăng hơn 72% so với năm trước, từ 5,5 tỷ USD lên 9,6 tỷ USD. Xuất khẩu của Kyrgyzstan sang Nga cũng tăng 245%, từ 393 triệu USD lên 963 triệu USD.

Năm 2021, Nga không nhập thiết bị kích nổ nào của Kyrgyzstan, nhưng trong năm 2022, nước này đã vận chuyển vào Nga 115.920 thiết bị kích nổ điện. Cũng trong năm 2022, Kyrgyzstan đã nhập khẩu 193.536 thiết bị kích nổ điện từ Canada, trị giá 3,7 triệu USD. (Globe Mail)

*Phần Lan cân nhắc đóng cửa biên giới với Nga: Điện Kremlin ngày 15/11 bày tỏ “rất lấy làm tiếc” trước động thái Phần Lan cân nhắc đóng các cửa khẩu biên giới với Nga.

Phát biểu trước báo giới về những bình luận của phía Phần Lan, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ “rất lấy làm tiếc trước việc giới lãnh đạo Phần Lan lựa chọn cố ý xa rời những gì từng là mối quan hệ tốt đẹp”.

Nga và Phần Lan có chung 1.340 km đường biên giới trên bộ, chủ yếu trải dài qua những khu rừng gần thành phố Saint Petersburg của Nga tới Vòng Bắc Cực. Quốc gia Bắc Âu với 5,5 triệu dân đang xây dựng hàng rào dài 200 km trên một phần biên giới và dự án này dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2026.

Hiện nay, biên giới Phần Lan hầu hết được rào chắn bằng những hàng rào ghép từ gỗ nhẹ, được thiết kế chủ yếu để ngăn gia súc đi lạc qua biên giới. (Reuters)

*Ukraine cam kết tiếp tục cải cách để hội nhập EU: Phát biểu tại cuộc họp Nội các ngày 15/11, Thủ tướng Ukraine Shmyhal nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ tiếp tục đi theo con đường cải cách Ukraine. Chúng ta đang chuẩn bị các dự luật và dự thảo quyết định của chính phủ”. Ông hoan nghênh khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về khởi động tiến trình đàm phán liên quan đến việc kết nạp Ukraine, đồng thời khẳng định bước đi này sẽ mang lại kết quả trong trung và dài hạn.

Thủ tướng Shmyhal cũng lưu ý những chương trình cải cách theo yêu cầu của EU sẽ đóng góp tích cực cho sức mạnh quân sự, công cuộc tái thiết sau xung đột và tăng trưởng kinh tế của Ukraine.

Tuần trước, EC đã khuyến nghị Hội đồng Châu Âu khởi động tiến trình đàm phán gia nhập với Ukraine, cũng như thông qua các khuôn khổ thương lượng một khi Kiev áp dụng thành công các biện pháp quan trọng cụ thể. EU đã cấp tư cách ứng viên gia nhập cho Kiev hồi tháng 6/2022. (TASS)

Châu Phi-Trung Đông

*Quân đội Israel phát hiện vũ khí trong Bệnh viện Al-Shifa của Hamas: Quân đội Israel (IDF) sáng 15/11 thông báo đã phát hiện nhiều loại vũ khí và các trang thiết bị của lực lượng Hamas ở bên trong Bệnh viện Al-Shifa, nhưng không có dấu hiệu của con tin bị giam giữ tại đây.

Thông báo trên mạng xã hội X, IDF cho biết trong quá trình tiến vào bệnh viện không xảy ra “va chạm” giữa các binh sĩ và bệnh nhân. Ít nhất đã có 5 chiến binh Hamas bị tiêu diệt trong cuộc đọ súng bên ngoài bệnh viện.

Sau vài ngày bao vây, IDF đã bắt đầu tấn công Bệnh viện Al-Shifa tại Dải Gaza, nơi đang tiếp nhận khoảng 650 bệnh nhân và hàng nghìn người dân lánh nạn. Trước làn sóng phản đối từ dư luận, Israel tuyên bố sẽ chỉ tấn công chính xác và có chọn lọc nhằm vào các tay súng Hamas. (Reuters)

*Hezbollah không muốn “đại chiến” với Israel: Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố Nga không cho rằng Iran, Lebanon hay phong trào Hồi giáo Hezbollah không mong muốn cuộc chiến Hamas-Israel leo thang thành cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.

Cũng theo Ngoại trưởng Nga, sự hiện diện của quân đội Mỹ là hoàn toàn bất hợp pháp tại Syria và gây nghi vấn ở Iraq, khiến Quốc hội Iraq ra lệnh cho chính phủ nước này yêu cầu các lực lượng Mỹ phải rời đi vào năm 2020.

Ông Lavrov dự báo lực lượng dân quân trong khu vực có thể bị “kích động” trước hành động ngược đãi người Palestine và tiếp tục “tấn công người Mỹ và người Israel”, song chiều hướng đó không cho thấy giới lãnh đạo cấp cao có ý định leo thang tình hình. (TASS)

Châu Mỹ

*Cuba đề xuất thiết lập đường bay thẳng với Trung Quốc: Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 2-9/11, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero đã bày tỏ sự quan tâm của La Habana trong việc thiết lập các tuyến bay thẳng giữa Trung Quốc và Cuba.

Tuy chưa có lịch trình cụ thể nhưng Thủ tướng Cuba tin rằng đường bay thẳng giữa Cuba và Trung Quốc có thể được thiết lập trong năm 2024. Trước đó, trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, Giám đốc thương mại của MINTUR Gihana Galindo khẳng định khó khăn chính cản trở phát triển du lịch giữa hai quốc gia là thiếu kết nối hàng không.

Nguồn tin Cuba cho hay tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, đảo quốc Caribe đã đón khoảng 12.500 du khách từ Trung Quốc. Một số nhà quan sát cho rằng kế hoạch thiết lập đường bay thẳng nối Cuba và Trung Quốc với khoảng 18 giờ bay là không khả thi. (Sputnik)

*Hải quan Nga cân nhắc đặt văn phòng ở Cuba: Người đứng đầu Cơ quan Hải quan Liên bang Nga Ruslán Davidov mới đây cho biết cơ quan này có thể sẽ đặt văn phòng đại diện tại La Habana để phục vụ lợi ích của Nga ở Cuba. Văn phòng này cũng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến Nicaragua và Venezuela.

Hồi tháng 6, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Cuba Boris Titov từng tuyên bố cảng Mariel của Cuba là nơi lý tưởng để tổ chức một trung tâm hậu cần cho thương mại giữa Nga và Mỹ Latinh. Những thay đổi trong chuỗi hậu cần sau khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến chi phí vận chuyển hàng hóa từ Nga sang Mỹ Latinh tăng đáng kể, làm ảnh hưởng đến trao đổi thương mại song phương. Nếu như trước đây chỉ tốn khoảng 6.000 USD để vận chuyển hàng hóa từ Nga sang Mỹ Latinh thì giờ đây con số tương ứng ít nhất cũng khoảng 20.000 USD.

Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz cũng đề xuất Liên minh Kinh tế Á-Âu thành lập một khu công nghiệp trong đặc khu kinh tế Mariel để tạo điều kiện cho đầu tư của Nga tiếp cận thị trường Mỹ Latinh. (TTXVN)

Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức

Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức

Giới chức Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào ngày 15/11 tới ...

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này không tìm cách rời khỏi Trung Quốc mà thực tế muốn có một mối ...

Máy bay quân sự của Mỹ rơi xuống Địa Trung Hải

Máy bay quân sự của Mỹ rơi xuống Địa Trung Hải

Ngày 12/11, Bộ Tư lệnh châu Âu của quân đội Mỹ (EUCOM) xác nhận vụ máy bay quân sự rơi xuống Địa Trung Hải trong ...

Xung đột Israel-Hamas: Ngoại trưởng Estonia quan ngại sâu sắc; Latvia giải thích việc ủng hộ 'tạm dừng nhân đạo'

Xung đột Israel-Hamas: Ngoại trưởng Estonia quan ngại sâu sắc; Latvia giải thích việc ủng hộ 'tạm dừng nhân đạo'

Ngày 13/11, phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna bày ...

Xung đột Israel-Hamas: UNRWA và WHO rút khỏi Dải Gaza; IDF yêu cầu người Palestine sơ tán khẩn

Xung đột Israel-Hamas: UNRWA và WHO rút khỏi Dải Gaza; IDF yêu cầu người Palestine sơ tán khẩn

Ngày 14/11, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) yêu cầu dân thường Palestine ở khu vực Sabra, Tel al-Hawa và Zeitoun gần thành phố Gaza ...

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc Chủ Nhật ngày 28/7/2024. SXMB 28/7. xổ số hôm nay 28/7. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ Nhật
XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7 - xổ số hôm nay 28/7. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024. KQSXMT. SXMT 28/7. XSMT ...
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công ...
Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU tìm cách lôi kéo Camavinga, Man City muốn có Musiala, Antoine Griezmann xem xét gia nhập bóng đá Mỹ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao ở Biển Đông trong khi Ngoại trưởng Nga cảnh báo có yếu tố đáng lo ngại ở bán đảo Triều Tiên ...
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công tác'.
Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao về Biển Đông, Nga cảnh báo có yếu tố làm gia tăng lo ngại an ninh ở khu vực

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh giải pháp ngoại giao ở Biển Đông trong khi Ngoại trưởng Nga cảnh báo có yếu tố đáng lo ngại ở bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị ở Lào.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bình phục hoàn toàn, không phải đeo băng tai; chỉ trích bà Harris gay gắt

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bình phục hoàn toàn, không phải đeo băng tai; chỉ trích bà Harris gay gắt

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đã hồi phục sau vụ ám sát bất thành hôm 13/7 và xuất hiện vào ngày 26/7 mà không có băng ở tai phải.
Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố cử một phái đoàn đại diện Tổng thống sang viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hàn Quốc điều tra rò rỉ thông tin điệp viên, sắp cải tổ nhân sự tình báo quy mô lớn

Hàn Quốc điều tra rò rỉ thông tin điệp viên, sắp cải tổ nhân sự tình báo quy mô lớn

Quân đội Hàn Quốc đang tiến hành điều tra vụ rò rỉ thông tin cá nhân của các điệp viên thuộc một đơn vị có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về Triều ...
Tình hình Ukraine: Kiev-Moscow 'đấu khẩu' về điều kiện đàm phán, IAEA quan ngại về Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Ukraine

Tình hình Ukraine: Kiev-Moscow 'đấu khẩu' về điều kiện đàm phán, IAEA quan ngại về Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Ukraine

Tình hình Ukraine: Kiev-Moscow 'đấu khẩu' về điều kiện đàm phán, IAEA quan ngại về Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Thủ tướng Ấn Độ sắp thăm Ukraine...
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động