Tin thế giới ngày 16/7: Thế giới chìm trong căng thẳng Mỹ-Trung, 'nóng' giao tranh biên giới Azerbaijan-Armenia

Quang Đào
TGVN. Mỹ liên tục chĩa mũi rìu chỉ trích tới Trung Quốc, Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ, giao tranh biên giới Azerbaijan-Armenia, vấn đề Biển Đông... là các tin tức thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 15/7: Nga 'oanh tạc' Syria để trả thù, Biển Đông dậy sóng quan hệ Mỹ-Trung, Anh 'dứt tình' với Huawei
Tin thế giới ngày 14/7: Mỹ-Trung Quốc 'khẩu chiến' về Biển Đông, đụng độ Armenia-Azerbaijan, nổ bom ở Syria, Ai Cập sẽ tham chiến Libya?
tin the gioi ngay 167 the gioi chim trong cang thang my trung giao tranh bien gioi azerbaijan armenia ngay mot nong
Tin tức về căng thẳng Mỹ-Trung tràn đầy mặt báo quốc tế trong ngày 16/7. (Nguồn: Washington Times)

Mỹ-Trung Quốc

Mỹ tuyên bố ủng hộ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Biển Đông

Ngày 15/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Washington sẽ ủng hộ các quốc gia cho rằng Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của họ trên biển tại Biển Đông, đồng thời khẳng định sẽ làm điều này trong các diễn đàn pháp lý và đa phương.

Phát biểu với phóng viên, Ngoại trưởng Pompeo nêu rõ: "Chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ sẵn có và chúng tôi sẽ ủng hộ các nước trên khắp thế giới, những nước thừa nhận rằng, Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền trên biển hợp pháp của họ".

"Chúng tôi sẽ trợ giúp họ, dù là trong các tổ chức đa phương, tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hay là thông qua các biện pháp pháp lý, chúng tôi sẽ sử dụng mọi công cụ có thể", ông Pompeo cho hay. (Reuters)

Mỹ để ngỏ khả năng trừng phạt quan chức cấp cao Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump không loại trừ khả năng áp thêm các lệnh trừng phạt với các quan chức cấp cao của Trung Quốc để đáp trả việc Bắc Kinh áp luật an ninh với Hong Kong.

Reuters dẫn một nguồn thạo tin giấu tên cũng cho biết, giới chức Nhà Trắng đang thảo luận về các mục tiêu trừng phạt ở Trung Quốc, song chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, trong danh sách các quan chức Trung Quốc có thể hứng lệnh trừng phạt của Mỹ là lãnh đạo đặc khu Hong Kong Carrie Lam.

Đạo luật Hong Kong được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua ngày 14/7 cho phép chính quyền của ông áp các lệnh trừng phạt và hạn chế thị thực với quan chức Trung Quốc cũng như các định chế tài chính liên quan đến việc áp luật an ninh với Hong Kong. (Reuters)

Ngoại trưởng Mỹ tin rằng thế giới sẽ buộc Trung Quốc ‘trả giá’ vì đại dịch Covid-19

Trong một sự kiện ngày 15/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng: ““Tôi nghĩ thế giới nhất định sẽ buộc họ (Trung Quốc ) phải trả giá. Mỗi nơi tôi đến, mỗi ngoại trưởng tôi trò chuyện, họ đều nhận ra những gì Trung Quốc đã làm với thế giới. Tôi tin rằng thế giới sẽ nhìn Trung Quốc khác đi và đối xử với họ về cơ bản khác với thời điểm trước khi thảm kịch xảy ra.” (The Hill)

Mỹ hạn chế thị thực đối với các công ty công nghệ Trung Quốc

Ngày 15/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ áp lệnh hạn chế thị thực đối với nhân viên của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei vì đã cung cấp sự hỗ trợ về vật chất cho các thể chế có liên quan tới hoạt động vi phạm và lạm dụng nhân quyền toàn cầu.

Tổng thống Donald Trump ngày 15/7 thừa nhận ông đã thuyết phục nhiều nước không sử dụng Huawei vì lo ngại “rủi ro an ninh”.

Quyết định hạn chế thị thực với nhân viên của Huawei được xem là đòn giáng tiếp theo của chính quyền Mỹ nhằm vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng song phương ngày càng leo thang. (SCMP)

Trung Quốc triệu Đại sứ Mỹ

Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Mỹ Terry Branstad để phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan luật an ninh Hong Kong. Thứ trưởng Ngoại giao Zheng Zeguang đã gặp Đại sứ Branstad, tuyên bố Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, bao gồm các lệnh trừng phạt nhằm vào các các nhân và thực thể Mỹ, để bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc.

Thứ trưởng Zheng cho biết Mỹ cũng “phơi bày bản chất bá chủ” của mình khi gần đây liên tục can thiệp vào các vấn đề Tân Cương, Tây Tạng và Biển Đông.

"Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đối phó để kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình. Tôi muốn nói với Mỹ rằng bất kỳ sự bắt nạt và bất công nào Mỹ áp đặt với Trung Quốc sẽ bị đáp trả quyết liệt. Nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc sẽ thất bại", ông Zheng cảnh báo. (SCMP)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Sau Huawei, Mỹ tuyên bố chuẩn bị 'ra tay' với Tik Tok, WeChat và loạt công ty Trung Quốc
Tổng thống Trump khẳng định lý do 'không mặn mà' về thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc

Azerbaijan-Armenia

Giao tranh lại nổ ra tại vùng biên giới Azerbaijan-Armenia

Giới chức Azerbaijan và Armenia cho biết, ngày 16/7, giao tranh biên giới hai nước đã bùng phát lại trở lại sau khi tạm ngưng 1 ngày trước đó.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Armenia Sushan Stepanyan cho biết, lực lượng Azerbaijan đã bắn phá các ngôi làng Armenia bằng súng cối và đại bác và cuộc bắn phá vẫn đang tiếp diễn. Thông qua mạng xã hội Facebook, bà Shushan Stepanyan nêu rõ : “Các lực lượng vũ trang Armenia đã tiêu diệt một xe tăng, phá hủy các cơ sở pháo binh, các vị trí bắn của kẻ thù, bắn vào các khu dân cư và vị trí của chúng tôi". Ngoài ra, Các lực lượng vũ trang nước này đã vô hiệu hóa một xe tăng của quân đội Azerbaijan, và nhiều khẩu pháo đã bắn phá các khu dân cư ở gần đó.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố, giao tranh vẫn đang tiếp diễn tại phía Bắc, với các vụ bắn phá từ lãnh thổ Armenia vào các nhà dân và làng Dondar Gushchu ở vùng biên giới Tovuz của nước này. Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết trong ngày qua, quân đội Armenia đã vi phạm chế độ ngừng bắn gần 90 lần theo nhiều hướng khác nhau trên chiến tuyến, sử dụng cả pháo binh. Thông cáo cho biết: “Các đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang Armenia, sử dụng súng máy cỡ lớn, súng bắn tỉa, súng cối 60, 82 và 120 mm và các loại pháo khác, đã vi phạm lệnh ngừng bắn 89 lần ở nhiều hướng khác nhau trong ngày”.

Trước đó, trong 3 ngày giao tranh giữa hai nước bắt đầu từ 12/7, 11 binh sĩ Azerbaijan và 1 dân thường thiệt mạng, trong khi phía Armenia có 4 binh sĩ thiệt mạng. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga đã kêu gọi hai quốc gia vùng Caucasus ngừng bắn ngay lập tức.

Azerbaijan và Armenia vướng vào cuộc xung đột dai dẳng kéo dài hàng thập kỷ liên quan tới khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. (AFP)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Baku khẳng định không có ý định tiến hành chiến dịch quân sự
Xung đột Armenia-Azerbaijan nguy cơ thành 'chiến sự quy mô lớn', Nga kêu gọi kìm chế, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể họp khẩn

Vấn đề Biển Đông

Indonesia, Malaysia tăng cường biện pháp cứng rắn xử lý ngư dân nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép

Trong bối cảnh tình trạng ngư dân nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép tại các vùng biển của Indonesia và Malaysia diễn biến phức tạp, hai quốc gia Đông Nam Á này mới đây đã có sự điều chỉnh hình thức xử lý theo hướng cứng rắn hơn đối với những trường hợp vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Indonesia Edhy Brabowo vừa thông báo quốc gia này sẽ không đánh chìm các tàu cá nước ngoài bị bắt giữ do đánh bắt trái phép hải sản tại vùng biển của Indonesia. Thay vào đó, sau khi quyết định của tòa án có hiệu lực, Bộ trên sẽ tiến hành các thủ tục để trao tặng các tàu cá vi phạm cho các hợp tác xã địa phương cũng như cho các cơ sở giáo dục, do hiện nay các cơ sở này đang thiếu tàu để thực hành.

Về phía Malaysia, hiện nước này đang áp dụng hình thức xử lý theo hướng tăng nặng các hình phạt. Cụ thể, Malaysia đã tăng hình phạt tối đa đối với chủ tàu hoặc thuyền trưởng tàu nước ngoài bị bắt vì xâm phạm vùng biển Malaysia từ mức 1 triệu ringgit (khoảng 230.000 USD) trước đây lên thành 6 triệu ringgit, trong khi mỗi thuyền viên bị phạt 600.000 ringgit. Bên cạnh đó, Malaysia cũng áp dụng mức phạt tối đa 2 năm tù giam đối với ngư dân vi phạm.

Indonesia đề cao UNCLOS trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông

Ngày 16/7, trả lời câu hỏi của các nhà báo nước ngoài tại họp báo trực tuyến, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã bày tỏ quan ngại về các diễn biến gần đây tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Retno khẳng định rằng hòa bình và ổn định ở Biển Đông là “niềm hy vọng của mọi quốc gia”, đồng thời nói thêm rằng tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, là mấu chốt để biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình và ổn định.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia nhấn mạnh: “Quan điểm của Jakarta về Biển Đông rất rõ ràng và nhất quán. Một lần nữa, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, là mấu chốt và cần được tất cả các bên duy trì”. Bà Retno cũng khẳng định rằng Indonesia có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình. Đây là điều rõ ràng, nhất quán và phù hợp với UNCLOS 1982, đồng thời được ủng hộ bởi phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực La Haye năm 2016.

Cuối cùng, Ngoại trưởng Retno nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các quốc gia đóng góp vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và kêu gọi tất cả các nước kiềm chế mọi hành động có thể gây leo thang căng thẳng trong khu vực. (Tempo)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Phản ứng của Việt Nam về các vấn đề Biển Đông hiện nay
Australia tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông

Khủng hoảng tại Mali

Các nước Tây Phi tìm cách hoà giải cuộc khủng hoảng tại Mali

Ngày 15/7, phái viên từ các nước láng giềng của Mali do cựu Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan dẫn đầu, đã đến thủ đô Bamako nhằm tìm kiếm phương án hoà giải cho cuộc khủng hoảng chính trị đang leo thang tại quốc gia Sahel này, trong bối cảnh các cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối Chính phủ diễn ra trong cả nước.

Đại diện của Cộng đồng kinh tế 15 quốc gia Tây Phi (ECOWAS) sẽ là cầu nối cho những bất đồng không thể hoà giải giữa Tổng thống Mali Boubacar Keita và phong trào phản kháng đang yêu cầu ông từ chức. Thông tin từ văn phòng của Tổng thống Keita cho biết, phái đoàn ECOWAS sẽ bao gồm các chuyên gia lập hiến.

Trước đó, một phái bộ của ECOWAS đã kết luận rằng quyết định của toà án liên quan cuộc bầu cử Quốc hội chính là “gốc rễ của căng thẳng”. Phái bộ cũng đồng thời kêu gọi Chính phủ cần xem xét lại kết quả gây tranh cãi, hoặc cần nhanh chóng tổ chức cuộc bầu cử mới và sớm thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc.

Theo lời kêu gọi của phong trào phản kháng tại Mali, do Liên minh các đảng phái thuộc phe đối lập - gọi là Tuần hành của lực lượng yêu nước (RFP), một cuộc biểu tình mới dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/7 tới đây, chỉ một tuần sau các cuộc biểu tình làm bùng phát đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng an ninh, khiến 11 người thiệt mạng và 158 người bị thương. Đây là con số thương vong lớn nhất tại Mali sau nhiều năm bất ổn chính trị. (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Họp trực tuyến Hội đồng Bảo an: Việt Nam kêu gọi bảo vệ người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ở Mali
Hội đồng Bảo an thảo luận trực tuyến về tình hình Mali

Dịch Covid-19

Tây Ban Nha tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì Covid-19

Tây Ban Nha ngày 16/7 đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ hơn 28.400 người dân nước này tử vong vì căn bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Tham dự buổi lễ cấp nhà nước có các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Nhà vua và Hoàng hậu, các quan chức Chính phủ Tây Ban Nha, cùng khoảng 100 người có thân nhân tử vong trong đại dịch, đại diện lực lượng y tế, cảnh sát. Những người tham dự buổi lễ đều đeo khẩu trang và ngồi theo đúng khuyến cáo giãn cách xã hội. Buổi lễ được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình và mạng Internet.

Phát biểu tại buổi lễ, Nhà vua Tây Ban Nha Felipe VI đã hoan nghênh phản ứng của người dân trước đại dịch, đồng thời kêu gọi người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2.

Gần 3 tuần sau khi mở cửa lại nền kinh tế đất nước, Tây Ban Nha đã chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng trở lại, với hàng chục ổ dịch mới. Hiện khu vực đáng quan ngại nhất về dịch bệnh là ở trong và xung quanh thành phố Lerida thuộc vùng tự trị gồm Catalonia. Chính quyền vùng đã yêu cầu người dân ở nhà, gây ảnh hưởng tới 160.000 người, đồng thời yêu cầu người dân bắt buộc đeo khẩu trang khi tới các địa điểm công cộng. (Euronews)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật 7h ngày 16/7: Ca nhiễm Covid-19 mới ở Ấn Độ tăng không kiểm soát, lần đầu vượt 30.000, Mỹ nghi ngờ cuộc điều tra của WHO ở Trung Quốc
Cập nhật 7h ngày 15/7: 'Bom' Covid-19 phát nổ, Brazil bất ngờ tăng gấp đôi số ca nhiễm mới, các trường học Mỹ 'cãi' ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9/7-15/7): Lộ mắt xích yếu kém trước sức ép từ Mỹ, Trung Quốc muốn độc lập hơn về công nghệ

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9/7-15/7): Lộ mắt xích yếu kém trước sức ép từ Mỹ, Trung Quốc muốn độc lập hơn về công nghệ

TGVN. Dưới sức ép từ Mỹ, Trung Quốc ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc phải độc lập hơn về công nghệ. ...

'Bóng ma' lạm phát lấp ló, giá vàng thế giới giữ vững đà tăng

'Bóng ma' lạm phát lấp ló, giá vàng thế giới giữ vững đà tăng

TGVN. Giá vàng thế giới trụ vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce trong phiên giao dịch 14/7. Thị trường đang dấy lên trở lại nỗi lo về ...

Lý do khiến Ấn Độ có thái độ ‘ngầm’ đối với quan điểm của Mỹ về Biển Đông

Lý do khiến Ấn Độ có thái độ ‘ngầm’ đối với quan điểm của Mỹ về Biển Đông

TGVN. Trang mạng Deccan Herald (Ấn Độ) ngày 14/7 đưa tin động thái mới nhất của Mỹ, trong đó bác bỏ hầu hết các yêu ...

Quang Đào

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động