Tin thế giới ngày 23/5: Nga bắt Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội, Colombia sắp mở Đại sứ quán ở Palestine, Israel tấn công khắp Dải Gaza

Nhất Phong
Trung Quốc khẳng định sự tồn tại của thỏa thuận với Philippines về Biển Đông, lãnh đạo Nhật Bản-Trung Quốc-Hàn Quốc sắp gặp nhau, Nga giải thể ngân hàng Mỹ để đáp trả EU, Cuba thông qua 4 nghị định mới… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga bắt giữ  Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội
Ngày 23/5, Tòa án quân sự thông báo Thiếu tướng Vadim Shamarin, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga đã bị bắt giữ vì tội hối lộ. (Nguồn: NBC News)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Thượng đỉnh Nhật Bản-Trung Quốc-Hàn Quốc: Ngày 23/5, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo, lần đầu tiên trong vòng 4 năm rưỡi qua, các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên vốn bị gián đoạn lâu nay, vào ngày 26-27/5 tại Seol.

Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Tae-hyo cho biết, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào ngày 27/5 tại Seoul.

Đây sẽ là lần đầu tiên diễn ra hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa ba quốc gia châu Á kể từ tháng 12/2019, sau thời gian gián đoạn vì đại dịch Covid-19 và quan hệ Seoul-Tokyo căng thẳng do những tranh chấp lịch sử. (Yonhap)

Tin liên quan
Quân đội Nga đưa Tổng thống Ukraine vào tầm ngắm, LHQ vẫn công nhận ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia Quân đội Nga đưa Tổng thống Ukraine vào tầm ngắm, LHQ vẫn công nhận ông Zelensky là nguyên thủ quốc gia

*Trung Quốc khẳng định sự tồn tại của thỏa thuận với Philippines về Biển Đông: Ngày 22/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định sự tồn tại của thỏa thuận với Philippines về Biển Đông, vốn bị Manila cho là tin đồn thiếu cơ sở.

Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh, cho dù đó là "thỏa thuận không nuốt lời" về việc quản lý tình hình ở Biển Đông nhưng tất cả đều có mốc thời gian rõ ràng và được hỗ trợ bởi bằng chứng chắc chắn, và không ai có thể phủ nhận sự tồn tại của chúng.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cuối tuần qua cho biết ông đã ra lệnh điều tra cuộc điện thoại được ghi âm giữa một sĩ quan hải quân cấp cao của Philippines và một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Manila về việc đạt được thỏa thuận giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông. (Reuters/ECNS)

*Hàn Quốc, Czech thảo luận về tăng cường hợp tác điện hạt nhân: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này ngày 23/5 đã đề nghị Cộng hòa Czech chú ý hơn đến những nỗ lực hợp tác song phương trong lĩnh vực nhà máy điện hạt nhân thương mại.

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc phụ trách các vấn đề kinh tế, ông Kim Hee-sang, đã đưa ra đề nghị này trong cuộc đối thoại kinh tế với Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Cộng hòa Czech, ông Petr Tresnak trước đó trong ngày.

Ngoài hợp tác điện hạt nhân, hai bên cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng, thương mại và đầu tư toàn cầu, cũng như năng lượng, khoa học và công nghệ. (Yonhap)

*Nga tuyên bố sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Philippines: Bộ Ngoại giao Nga cho biết Moscow sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Manila về các vấn đề đôi bên cùng có lợi, bất chấp sự hợp tác của Manila với Washington trong lĩnh vực quân sự.

Khi được hỏi liệu các cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines và việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở Philippines có ảnh hưởng tới quan hệ Moscow-Manila hay không, quan chức Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại chính trị với Philippines và hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực thực tế".

Moscow cho rằng sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử, nghiên cứu vũ trụ, công nghệ trí tuệ, dược phẩm, liên lạc liên khu vực, du lịch, trao đổi giáo dục và văn hóa là một trong những con đường hợp tác đầy hứa hẹn giữa hai nước. (Sputniknews)

Châu Âu

*Nga bắt giữ Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội: Ngày 23/5, Tòa án quân sự số 235 thông báo Thiếu tướng Vadim Shamarin, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga và là người đứng đầu Cục Thông tin chính của lực lượng vũ trang, đã bị bắt giữ vì tội hối lộ.

Vụ bắt giữ Trung tướng Vadim Shamarin diễn ra sau vụ bắt giữ Thiếu tướng Ivan Popov, cựu chỉ huy hàng đầu trong cuộc tấn công của Nga ở Ukraine, cũng vì tội hối lộ.

Hồi tháng 4, Thứ trưởng Quốc phòng Timur Ivanov cũng bị bắt vì tội nhận hối lộ. Ông Ivanov là cộng sự thân cận của ông Sergei Shoigu, người mà Tổng thống Vladimir Putin đã cách chức bộ trưởng quốc phòng ngay sau khi ông Putin nhậm chức nhiệm kỳ mới vào tháng 5.

Trước đó, Trung tướng Yury Kuznetsov, người đứng đầu ban nhân sự của Bộ Quốc phòng, cũng đã bị bắt vì tội hối lộ hai ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu bị thay thế. (NBC News)

*Nga chỉ trích Mỹ vì đề xuất Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ: Ngày 23/5, thành viên Ủy ban An ninh Hạ viện Nga, Nghị sĩ Mikhail Sheremet cho rằng việc nghị sĩ Mỹ Michael McCaul đưa ra bản đồ Nga đánh dấu khu vực nằm trong tầm bắn của tên lửa tác chiến-chiến thuật ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine là “điều điên rồ”.

Nghị sĩ Michael còn hối thúc Ngoại trưởng Antony Blinken cho phép quân đội Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ LB Nga và chỉ ra rằng lãnh thổ được mô tả trên bản đồ có chứa các hệ thống pháo binh và tên lửa của Nga

Trong khi đó, Ngoại trưởng Blinken lưu ý quyết định tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga chỉ nên do giới lãnh đạo Ukraine đưa ra. (Sputnik)

*Vì lý do an toàn, Nga đình chỉ các chuyến bay đến và đi sân bay Kazan: Cơ quan hàng không Nga ngày 23/5 cho biết đã áp đặt các hạn chế tạm thời đối với các chuyến bay đến và đi từ sân bay Kazan vì lý do an toàn.

Trong một tuyên bố được đăng trên trang Telegram, Cơ quan hàng không Nga thông báo các chuyến bay đến và đi khỏi sân bay Kazan đã bị đình chỉ từ 11h30 giờ Moscow (15h30 theo giờ Việt Nam) ngày 23/5.

Trước đó, Nga đã áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự tại các sân bay Nga do hoạt động của máy bay không người lái Ukraine. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga giải thể ngân hàng Mỹ, đáp trả một động thái liên quan của EU

*Mỹ đề xuất G7 sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine: Ngày 23/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tuyên bố rằng một kế hoạch của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm mang lại giá trị thu nhập từ tài sản bị đóng băng của Nga có thể là một nguồn hỗ trợ đáng kể cho Ukraine sau năm 2025.

Phát biểu tại cuộc họp báo trước Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7, được tổ chức tại thành phố Stresa (Italy), bà Yellen nói: “Điều quan trọng là Nga phải nhận ra rằng chúng tôi sẽ không chùn bước trong việc hỗ trợ Ukraine vì thiếu nguồn lực”.

Các nhà đàm phán G7 đã thảo luận trong nhiều tuần về cách khai thác tốt nhất khoảng 300 tỷ USD tài sản tài chính của Nga, như các loại tiền tệ chính và trái phiếu chính phủ, đã bị đóng băng ngay sau khi Moscow tiến hành chiến dịch đặc biệt vào tháng 2/2022. (Reuters)

*Giải thể ngân hàng Mỹ, Nga đáp trả một động thái liên quan của EU: Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/5 đã ký sắc lệnh cho phép tự nguyện giải thể Ngân hàng American Express ở Nga. Động thái đáp trả việc Liên minh châu Âu đồng thuận sử dụng số tiền thu được từ tài sản đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ cho Ukraine.

US American Express là nhà sáng lập tổ chức tín dụng ở Liên bang Nga. Ngân hàng này đã hoạt động ở Nga từ năm 2008. Theo nghị định ngày 5/8/2022, Tổng thống Putin đã cấm một số giao dịch liên quan đến sự tham gia của người nước ngoài từ các quốc gia không thân thiện vào các công ty Nga.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Leonid Slutsky ngày 21/5 khẳng định Moscow sẽ đáp trả việc Liên minh châu Âu (EU) sử dụng số tiền thu được từ tài sản đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ cho Ukraine. (TASS)

*Nga ủng hộ lệnh cấm triển khai vũ khí trong không gian: Ngày 23/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moskva tiếp tục ủng hộ lệnh cấm triển khai mọi loại vũ khí vào không gian.

Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra sau khi dự thảo nghị quyết do Nga trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) để kêu gọi tất cả các nước "vĩnh viễn" không triển khai vũ khí hạt nhân trong không gian vũ trụ - không được thông qua. Dự thảo này chỉ nhận được 7 phiếu ủng hộ, trong khi có 7 phiếu chống và 1 phiếu trắng.

Trước đó trong tuần này, nhà ngoại giao phụ trách kiểm soát vũ khí hàng đầu của Nga đã bác bỏ khẳng định của Mỹ rằng Nga đã đưa vào không gian một loại vũ khí hạt nhân có thể giám sát và tấn công vệ tinh của các nước khác. (TASS)

Trung Đông – Châu Phi

*Mỹ kêu gọi Israel không ngắt kết nối của các ngân hàng Palestine: Ngày 23/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen bày tỏ lo ngại trước lời đe dọa của Israel cắt đứt liên kết của các ngân hàng Palestine khỏi các ngân hàng đại lý của Israel. Động thái mà Mỹ lo ngại có thể dẫn tới việc đóng cửa một huyết mạch quan trọng của nền kinh tế Palestine.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 ở Italy, bà Yellen cho biết rằng Mỹ và các nước các đối tác “cần phải làm mọi thứ có thể để tăng viện trợ nhân đạo cho người Palestine ở Gaza, nhằm hạn chế bạo lực ở Bờ Tây và ổn định nền kinh tế Bờ Tây". Căng thẳng tài chính giữa Israel và Mỹ gia tăng vì lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt đối với người định cư Israel tại Bờ Tây. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Iran đáp trả cáo buộc của Mỹ về việc chuyển vũ khí cho Houthi, nhắc nhở Israel đừng gây bất kỳ 'đe dọa' nào

*Israel tấn công ồ ạt vào khắp Dải Gaza: Cơ quan truyền thông Hamas cho biết quân đội Israel (IDF) ngày 23/5 đã giết hại 35 người Palestine trong các cuộc oanh tạc trên không và trên mặt đất khắp Dải Gaza cũng như trong các cuộc giao tranh cận chiến với Hamas ở thành phố Rafah thuộc cực Nam Gaza.

Cùng với đó, lực lượng Israel đã tăng cường tấn công trên bộ vào thị trấn Jabalia ở Bắc Gaza, đây là những khu vực mà Israel đã tuyên bố thực hiện các chiến dịch lớn trong nhiều tháng trước.

Israel cho biết họ phải quay trở lại các khu vực này để ngăn chặn Hamas tập hợp lại lực lượng. Theo Cơ quan Cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ước tính tính đến ngày 20/5 đã có hơn 800.000 người đã chạy trốn khỏi Rafah kể từ khi Israel bắt đầu tấn công thành phố này hồi đầu tháng 5. (Arab News)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Hội đồng Nhà nước Cuba thông qua 4 nghị định mới: Hội đồng Nhà nước Cuba vừa thông qua 4 nghị định mới, tập trung vào các lĩnh vực lao động, an sinh xã hội, tư pháp và kinh tế.

Các nghị định được thông qua trong phiên họp ngày 20/5 của Quốc hội Quyền lực Nhân dân Cuba, do Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel và Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo chủ trì.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Oscar Silvera khẳng định những điều chỉnh mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và nhằm cải thiện hệ thống tư pháp hình sự và các quy định của hiến pháp. (AFP)

*Colombia sẽ mở Đại sứ quán ở Palestine: Ngày 22/5, Chính phủ Colombia xác nhận sẽ mở Đại sứ quán tại thành phố Ramallah của Palestine, ở Bờ Tây, gần một tháng sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel để phản đối cuộc chiến ở Dải Gaza. Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo tuyên bố Tổng thống nước này Gustavo Petro đã đích thân ra chỉ thị nêu trên.

Trước đó, ngày 1/5, Ông Petro đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel và gọi chính phủ do Thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng đầu là “diệt chủng”. Tổng thống cánh tả của Colombia cũng quyết định ngừng mua vũ khí của Israel và đề nghị tham gia vụ kiện do Nam Phi khởi xướng cáo buộc Israel tội diệt chủng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).

Colombia không phải là quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cắt đứt quan hệ với Israel. Bolivia cắt đứt quan hệ với Israel vào cuối tháng 10/2023, trong khi các nước Mỹ Latinh khác như Chile và Honduras đã rút đại sứ về. (AFP)

Tình hình Ukraine: Hàng nghìn tù nhân xin sung quân, một nước EU nói Mỹ và châu Âu 'thất bại hoàn toàn' về chiến lược

Tình hình Ukraine: Hàng nghìn tù nhân xin sung quân, một nước EU nói Mỹ và châu Âu 'thất bại hoàn toàn' về chiến lược

Ngày 21/5, Ukraine cho biết, hàng nghìn tù nhân nước này đã nộp đơn xin gia nhập quân đội, sau khi quốc hội thông qua ...

Xung đột Nga-Ukraine: Quốc gia EU nói 'mệt mỏi' trước những nỗ lực lôi kéo, Mỹ tìm cách kiềm chế Kiev một việc

Xung đột Nga-Ukraine: Quốc gia EU nói 'mệt mỏi' trước những nỗ lực lôi kéo, Mỹ tìm cách kiềm chế Kiev một việc

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cảnh báo, nếu phương Tây triển khai quân tới Ukraine như đề xuất của một số chính trị gia châu ...

Ireland và Na Uy công nhận Nhà nước Palestine, Israel triệu hồi đại sứ 'khẩn cấp', tuyên bố không để yên

Ireland và Na Uy công nhận Nhà nước Palestine, Israel triệu hồi đại sứ 'khẩn cấp', tuyên bố không để yên

Ngày 22/5, Israel đã triệu hồi các phái viên của nước này ở Ireland và Na Uy để "tham vấn khẩn cấp" trước các động ...

Cảnh giác trước việc Israel trả đũa các nước châu Âu, Mỹ ra lời chặn đầu đồng minh Trung Đông

Cảnh giác trước việc Israel trả đũa các nước châu Âu, Mỹ ra lời chặn đầu đồng minh Trung Đông

Việc 3 nước châu Âu là Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha ngày 22/5 tuyên bố sẽ chính thức công nhận Nhà nước Palestine ...

Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trục xuất tàu Philippines khỏi bãi cạn Scarborough

Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trục xuất tàu Philippines khỏi bãi cạn Scarborough

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin lực lượng bảo vệ bờ biển nước này ngày 30/4 cho biết đã "trục xuất" một tàu ...

Philippines điều chỉnh nhân sự quan trọng, mua thêm 5 tàu của Nhật Bản, khẳng định lập trường 'cứng' trước Trung Quốc tại Biển Đông

Philippines điều chỉnh nhân sự quan trọng, mua thêm 5 tàu của Nhật Bản, khẳng định lập trường 'cứng' trước Trung Quốc tại Biển Đông

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gay gắt, Manila liên tục có các động thái mới ...

Đọc thêm

Lý do tuyển Việt Nam không đá chung kết ở sân Mỹ Đình

Lý do tuyển Việt Nam không đá chung kết ở sân Mỹ Đình

Tuyển Việt Nam nếu đi tiếp sẽ đá trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) trên sân Việt Trì (Phú Thọ) thay vì SVĐ quốc gia Mỹ ...
Trung Quốc - Iran đạt đồng thuận quan trọng về Trung Đông, liệu tình hình có được cải thiện?

Trung Quốc - Iran đạt đồng thuận quan trọng về Trung Đông, liệu tình hình có được cải thiện?

Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Iran nhất trí rằng khu vực Trung Đông không nên trở thành đấu trường cạnh tranh địa chính trị giữa các nước ...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn lệnh cấm TikTok

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn lệnh cấm TikTok

Ngày 27/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao yêu cầu tạm hoãn lệnh cấm TikTok.
Lính biên phòng Afghanistan và Pakistan đấu súng dữ dội tại khu vực biên giới

Lính biên phòng Afghanistan và Pakistan đấu súng dữ dội tại khu vực biên giới

Các cuộc đụng độ dữ dội vẫn đang tiếp diễn tại các tỉnh Khost và Paktia ở miền Đông Afghanistan giáp giới với Pakistan giữa lực lượng biên phòng hai ...
Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.
Chương trình Chào năm mới 2025: 'Bữa tiệc' nghệ thuật đặc sắc

Chương trình Chào năm mới 2025: 'Bữa tiệc' nghệ thuật đặc sắc

Ngày 27/12, UBND TP. Hà Nội và Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức họp báo công bố chương trình Văn hóa -Thể thao 'Chào năm mới 2025'.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động