Tin thế giới ngày 4/3: Tổng thống Biden gặp bất lợi trước bầu cử, nổ cầu đường sắt ở Nga, Gaza sắp đạt được ngừng bắn

Nhất Phong
Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ chiến thắng, Trung Quốc vẫn thua Mỹ về chi tiêu quốc phòng, cựu Thủ tướng Pakistan tuyên thệ nhậm chức, Ngoại trưởng Philippines kêu gọi Trung Quốc “ngừng quấy rối”… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đức tại Nga Alexander Graf Lambsdorff rời Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow, ngày 4/3. (Nguồn: Reuters)
Đại sứ Đức tại Nga Alexander Graf Lambsdorff rời Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow, ngày 4/3. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraina

*Ukraine đẩy mạnh tấn công nhằm vào tỉnh Belgorod của Nga: Thống đốc tỉnh Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov ngày 4/3 cho hay quân đội Ukraine đã tấn công khu vực ngoại ô thành phố Shebekino thuộc tỉnh này bằng máy bay không người lái (UAV) tự sát khiến 1 chiếc ô tô bị hư hỏng.

Trên kênh Telegram, ông Gladkov viết: “Vùng ngoại ô thành phố Shebekino đã bị Các Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công với sự hỗ trợ của UAV tự sát...

Trước đó, Thống đốc Gladkov thông báo trong vòng 24 giờ qua, 8 quả đạn cối đã bắn vào làng Novaya Tavolzhanka, 9 quả đạn súng phóng lựu tấn công làng Sereda, 7 quả đạn cối đã bắn vào vùng ngoại ô của thành phố Shebekino… nhưng không gây ra thương vong. (TASS)

Tin liên quan
Nga lại tố Ukraine cố tấn công cầu Crimea bằng tên lửa hành trình mới nhận được Nga lại tố Ukraine cố tấn công cầu Crimea bằng tên lửa hành trình mới nhận được

*Nổ cầu đường sắt ở thành phố Samara của Nga do "can thiệp bất hợp pháp": Ngày 4/3, một cây cầu đường sắt gần thành phố Samara của Nga đã bị rung chuyển bởi một vụ nổ. Cây cầu này nằm trên sông Volga ở phía tây nam Nga. Samara là một trong những trung tâm công nghiệp nặng của Nga.

Quân đội Nga cho biết, trong những tháng gần đây, nước này đã ghi nhận nhiều vụ tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng công nghiệp và hậu cần. Moscow luôn cáo buộc Kiev đã thực hiện các vụ tấn công này.

Báo cáo sơ bộ cho biết hàng rào và trụ đỡ cầu gần bờ sông của cây cầu đã bị hư hại nhưng chưa có thông tin về thương vong do vụ tấn công gây ra. Cơ quan đường sắt Nga cho biết giao thông qua cầu đã bị đình chỉ sau vụ việc có "sự can thiệp bất hợp pháp" này. Năm chuyến tàu đường dài đã bị hoãn gần Chapayevsk ở vùng Volga của Samara sau vụ nổ. (France 24).

*Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ chiến thắng: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 3/3 kêu gọi thế giới giúp sức Kiev chống lại Nga. Trong bài đăng trên Telegram, Tổng thống Zelensky nhắc đến thương vong tiếp tục tăng lên gần đây. Nhà lãnh đạo Ukraine tuyên bố: "Chúng ta phải thắng cuộc chiến này. Mỗi tổn thất của Nga trên mặt trận đều là phản ứng của đất nước chúng ta trước hành động của Nga. Thế giới phải đáp trả và đẩy lùi các hành động của Nga".

Trước đó một ngày, Tổng thống Zelensky hối thúc các đồng minh phương Tây cung cấp thêm hệ thống phòng không, trong bối cảnh Nga tiếp tục tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái, tên lửa và hỏa lực pháo binh khi cuộc chiến đã bước sang năm thứ ba. (AFP)

Châu Âu

*Nga tố phương Tây trực tiếp tham chiến ở Ukraine: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 4/3 cho rằng đoạn ghi âm giữa 4 sĩ quan quân đội Đức cho thấy Bộ Quốc phòng nước này đang thảo luận một cách thực chất và cụ thể về kế hoạch tấn công lãnh thổ Nga.

Ông Peskov cho biết thêm, Đại sứ Đức đã được triệu đến Bộ Ngoại giao Nga để thông báo về cuộc trao đổi của quân đội Đức về kế hoạch tấn công lãnh thổ Nga “đang được thực hiện một cách thực chất. Ông Peskov nhấn mạnh Moscow hy vọng sẽ nhận được thông tin về kết quả của cuộc thanh tra mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố.

Ông Peskov cho rằng cuộc trò chuyện giữa các sĩ quan Đức chứng tỏ sự dính líu trực tiếp của các nước phương Tây vào cuộc xung đột ở Ukraine.

Trước đó, truyền thông Nga tiết lộ một cuộc điện thoại giữa Tham mưu trưởng Không quân Đức, và các sĩ quan cấp cao của nước này đã bị nghe lén. Cuộc nói chuyện bao gồm việc xác nhận quân đội Anh được triển khai ở Ukraine và các chi tiết quan trọng về việc vận chuyển tên lửa Storm Shadow của Anh tới nước Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận đoạn ghi âm do đài truyền hình nhà nước Nga công bố là xác thực và mô tả vi phạm an ninh là "rất nghiêm trọng". (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
Đức điều tra nghi vấn nghe lén tại hội nghị bí mật về Ukraine

*Belarus sắp ra nhập SCO: Phát biểu tại cuộc gặp Đại sứ Kazakhstan Erlan Baizhanov ở Minsk ngày 4/3, Tổng thống Lukashenko cho biết: “Vào tháng 7, cuộc họp tiếp theo của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ diễn ra tại Astana và Belarus sẽ trở thành thành viên chính thức của SCO”.

Theo Tổng thống Lukashenko, văn kiện về việc kết nạp Belarus vào SCO đã được phê chuẩn hồi tháng 2 vừa qua.

Cũng trong cuộc gặp Đại sứ Kazakhstan, Tổng thống Lukashenko đánh giá: “Tình hình trên thế giới hiện không đơn giản. Tình trạng này ảnh hưởng đến hai nước và quan hệ song phương, đặc biệt là mối đe dọa từ chính sách trừng phạt của phương Tây. Chúng ta phải hợp tác và tìm hướng đi mà không tạo ra vấn đề cho Kazakhstan”. (TASS)

*EU sắp cấm nhập khẩu LNG từ Nga: Ủy ban châu Âu (EC) dự định bắt đầu cấm nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga từ tháng 4 tới.

Cao ủy phụ trách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Kadri Simson nhắc lại theo kế hoạch RePowerEU của EC, các quốc gia thành viên trong khối có nghĩa vụ “từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2027”.

Tại cuộc họp của Hội đồng EU ở cấp bộ trưởng năng lượng, bà Simson cho biết Nghị viện châu Âu sẽ tổ chức bỏ phiếu lần cuối cùng về lệnh cấm tại phiên họp toàn thể ở Strasbourg (Pháp) trong tháng 4.

Theo giới chuyên gia châu Âu, sau khi từ chối thanh toán tiền mua khí đốt qua các đường ống của Nga bằng đồng ruble vào năm 2022, các quốc gia thành viên EU đã tăng mạnh hoạt động nhập khẩu LNG từ nước này. (Reuters)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Cựu Thủ tướng Shehbaz Sharif tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Pakistan: Ông Shehbaz Sharif ngày 4/3 đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Pakistan, bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 lãnh đạo quốc gia Nam Á này.

Lễ tuyên thệ nhậm chức diễn ra tại Văn phòng Tổng thống ở thủ đô Islamabad, một ngày sau khi Quốc hội Pakistan bầu ông Sharif làm thủ tướng với 201 phiếu ủng hộ, vượt xa mức tối thiểu 169 phiếu cần có.

Sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Sharif sẽ bắt đầu chỉ định các thành viên nội các mới.

Ông Shehbaz Sharif là em trai cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif và cũng là Chủ tịch đảng Liên đoàn Hồi giáo Pakistan PML-N, một trong 3 đảng lớn nhất Pakistan bên cạnh PPP và PTI của cựu Thủ tướng bị phế truất và đang bị kết án tù Imran Khan. (The Nations)

*Hàn-Mỹ tập trận không quân chung: Không quân Hàn Quốc thông báo đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung thường kỳ với không quân Mỹ từ ngày 4/3. Theo Không quân Hàn Quốc, cuộc tập trận Buddy Squadron được tiến hành tại Căn cứ Không quân Osan ở Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul 60 km về phía Nam. Buddy Squadron kéo dài 5 ngày, như một phần của cuộc tập trận Lá chắn Tự do thường niên cũng bắt đầu diễn ra cùng ngày.

Cuộc tập trận không quân Buddy Squadron sẽ huy động khoảng 20 máy bay tiêm kích, bao gồm cả F-15K của Hàn Quốc và F-16 của Mỹ, để huấn luyện các khoa mục phòng thủ phản công trên không. Buddy Squadron nằm trong số 48 hoạt động huấn luyện trên thực địa mà quân đội Hàn Quốc và Mỹ dự định tiến hành trong tháng này liên quan đến cuộc tập trận Lá chắn Tự do, sẽ kéo dài đến ngày 14/3. (Yonhap)

*Trung Quốc vẫn thua Mỹ trong chi tiêu quốc phòng: Người phát ngôn Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV Lâu Cần Kiệm ngày 4/3 cho hay chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tương đối thấp so với các nước lớn khác, trong đó có Mỹ

Ông Lâu Cần Kiệm đánh giá: Bắc Kinh đã duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng “hợp lý và ổn định” trong những năm gần đây, dựa trên nhu cầu bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia.

Năm 2023, Quốc hội Trung Quốc đã phê duyệt mức tăng ngân sách quốc phòng của nước này là 7,2%. (Tân Hoa Xã)

*Ngoại trưởng Philippines kêu gọi Trung Quốc “ngừng quấy rối”: Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo ngày 4/3 tuyên bố Manila mong muốn giải quyết các tranh chấp trên biển với Bắc Kinh một cách hòa bình, nhưng vẫn gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc: “Đừng quấy rối thêm nữa”.

Phát biểu bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia tại Melbourne, Ngoại trưởng Manalo đã bảo vệ chính sách của Chính phủ Philippines về việc thông tin công khai các hoạt động của Trung Quốc ở vùng lãnh hải tranh chấp, trong đó có diễn biến các tàu chiến gần đây hoạt động trong khu vực gần bãi cạn Scarborough.

Đáp trả phát biểu của ông Manalo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cùng ngày tuyên bố: “Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là nhất quán và rõ ràng. Nguyên nhân của các vấn đề trên biển gần đây là do Philippines thường xuyên có những hành động khiêu khích ở Biển Đông. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Philippines ra tuyên bố ngầm 'nhắc nhở' Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, kêu gọi các nước láng giềng đoàn kết

*Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra được tuyên trắng án: Tòa án Tối cao Thái Lan ngày 4/3 đã tuyên trắng án đối với cựu Thủ tướng đang bỏ trốn Yingluck Shinawatra và 5 pháp nhân khác về tội thông đồng và lạm dụng quyền lực trong chiến dịch quảng bá có chi phí 240 triệu baht nhằm thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ baht của Chính phủ Thái Lan vào năm 2013.

Trước đó, vào tháng 12/2023, Tòa án Tối cao Thái Lan cũng đã tuyên trắng án cho cựu Thủ tướng Yingluck trong vụ việc bà chuyển giao chức vụ Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) năm 2011.

Cựu Thủ tướng Yingluck, 56 tuổi, đã bỏ trốn kể từ tháng 8/2017, khi bà không xuất hiện trước tòa để nghe phán quyết về cáo buộc lơ là nhiệm vụ trong chương trình trợ giá gạo, gây thất thoát ít nhất 500 tỷ baht. Sau đó, bà bị kết án 5 năm tù. Lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Yingluck trong vụ trợ giá gạo vẫn còn hiệu lực. (Bangkokpost.com)

*Động đất rung chuyển thành phố lớn nhất Kazakhstan: Ngày 4/3, một trận động đất đã làm rung chuyển thành phố Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan khiến hàng trăm người phải chạy khỏi nhà để đảm bảo an toàn khi nghe tiếng còi báo động.

Bộ khẩn cấp Kazakhstan ước tính trận động đất ở Almaty có độ lớn khoảng 5,0, có thể cảm nhận được ở thủ đô Bishkek của nước láng giềng Kyrgyzstan.

Cùng ngày, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất độ lớn 5,3 đã làm rung chuyển khu vực phía Tây Bắc cách Cholpon-Ata khoảng 29km vào lúc 06:22 GMT (13h22 giờ Hà Nội).

Theo USGS, trận động đất có chấn tiêu ở độ sâu 10,0 km, ban đầu được xác định ở 42,90 độ vĩ Bắc và 76,97 độ kinh Đông. Hiện chưa có thông tin cụ thể về thiệt hại và thương vong sau 2 trận động đất trên. (Reuters)

*Hàn Quốc thử nghiệm vệ tinh do thái quân sự: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 4/3 thông báo Vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Seoul dự kiến sẽ trải qua các cuộc thử nghiệm hoạt động trong tháng này, sau khi được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2023.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Jeon Ha-kyou nêu rõ: “Hiện tại, (vệ tinh) đang trải qua các hoạt động ban đầu cũng như hiệu chỉnh và xác nhận cảnh quay video như bình thường. Từ giữa tháng này, vệ tinh dự kiến sẽ trải qua quá trình thử nghiệm và đánh giá hoạt động”.

Theo các nguồn tin quân sự, vệ tinh này được trang bị cảm biến quang điện và hồng ngoại, gần đây đã gửi về những hình ảnh "có độ phân giải tốt" của Bình Nhưỡng. (Yonhap)

Châu Phi – Trung Đông

*Sắp đạt được ngừng bắn ở Gaza: Đài truyền hình Al-Qahera News, có quan hệ với cơ quan tình báo Ai Cập, ngày 4/3 đưa tin các nhà hòa giải và phái đoàn của phong trào Hồi giáo Hamas đã đạt được “tiến triển quan trọng” hướng tới thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza khi cuộc đàm phán ở thủ đô Cairo bước sang ngày thứ hai.

Al-Qahera News dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên cho biết thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tuần có thể đạt được trước khi tháng Ramadan người Hồi giáo bắt đầu từ ngày 10 hoặc 11/3.

Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, Israel nói chung đã chấp nhận các điều khoản của đề xuất thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 6 tuần để chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza và trao đổi con tin. (AFP)

*Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh kêu gọi thành lập nhà nước Palestine độc lập: Kênh truyền hình Ajazeera ngày 3/3 đưa tin trong cuộc họp cấp bộ trưởng ở Riyadh, Saudi Arabia, các quốc gia thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) một lần nữa kêu gọi thành lập nhà nước Palestine độc lập.

Tuyên bố của GCC nhấn mạnh, các quốc gia Arab muốn thấy một “Nhà nước Palestine độc lập trên đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô”.

Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh xung đột giữa Hamas và Israel tại Gaza vẫn chưa có hồi kết và cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bao trùm khu vực này.

Trước đó, hồi tháng 2 vừa qua, Chính phủ Israel đã biểu quyết thông qua tuyên bố chính thức về việc phản đối mọi quyết định đơn phương của quốc tế nhằm công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Đáp lại, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Nabil Abu Rudeineh tuyên bố nhà nước Palestine, với Đông Jerusalem là thủ đô, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình giải quyết cuộc xung đột Hamas-Israel và đảm bảo sự ổn định trong khu vực. (Al Jazeera)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*3.500 tù nhân vượt ngục ở Haiti, Dominica tăng cường an ninh biên giới: Theo thông tin từ cơ quan chức năng Haiti, 3.597 tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù quốc gia nước này đã vượt ngục thành công rạng sáng cùng ngày.

Nước láng giềng Cộng hòa Dominica lập tức triển khai quân đội và đơn vị chuyên trách an ninh biên giới trên bộ (Cesfront) sau khi xảy ra vụ việc.

Người đứng đầu Cesfront, Chuẩn tướng Freddy Soto Thormann, cho biết đang phối hợp với Tổng tư lệnh quân đội Cộng hòa Dominica, Thiếu tướng Carlos Fernández Onofre, để củng cố an ninh biên giới và nghiên cứu các biện pháp ứng phó trước những tình huống có thể xảy ra. (TTXVN)

*Tổng thống Biden gặp bất lợi trước bầu cử: Tờ New York Times ngày 4/3 công bố kết quả thăm dò cho thấy trên phạm vi toàn quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có tỷ lệ tín nhiệm 43%, kém 5% so với cựu Tổng thống Donald Trump.

Đây là khoảng cách dẫn trước lớn nhất từng được ghi nhận cho cựu Tổng thống Trump so với đối thủ trong các cuộc thăm dò của New York Times/Siena College tiến hành kể từ khi ông lần đầu tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2015.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong đó có mối lo về tuổi tác của ông Biden, cuộc xung đột ở Gaza, vấn đề an ninh biên giới và tình trạng lạm phát. Riêng về vấn đề tuổi tác, 73% số cử tri được hỏi cho rằng ông Biden đã quá già để có thể lãnh đạo đất nước một cách hiệu quả, trong khi con số này với cựu Tổng thống Trump chỉ là 42%. (NYT)

*Canada mở rộng lệnh trừng phạt Nga: Chính quyền Canada đã bổ sung thêm 6 người vào danh sách trừng phạt chống Nga, bao gồm người đứng đầu nhà tù ở làng Kharp, nơi nhân vật đối lập Alexei Navalny qua đời, ông Vadim Kalinin, và người đứng đầu Cơ quan nhà tù Liên bang Nga ở Khu tự trị Yamalo-Nenets, ông Igor Rakitin.

Danh sách này còn có Alexander Varapaev (sinh năm 1988), Marina Bobek (sinh năm 1986), Ekaterina Frolova (không ghi năm sinh) và Kirill Nikiforov (sinh năm 1992). Chức danh của những người này không được ghi rõ.

Theo TASS, danh sách này bao gồm điều tra viên của Ủy ban điều tra Liên bang Nga ở Khu tự trị Yamalo-Nenets Alexandra Varapaev, người từng là công tố viên của bộ phận phúc thẩm thuộc phòng tư pháp hình sự của văn phòng công tố Moscow Marina Bobek, nhân viên phòng tư pháp hình sự của văn phòng công tố Moskva Ekaterina Frolova và thẩm phán của Tòa án thành phố Kovrov (vùng Vladimir) Kirill Nikiforov.

Trước đó, Ngoại trưởng Canada Melanie Joly cho biết Ottawa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga liên quan cái chết của ông Navalny.

Vào ngày 16/2, nhà tù ở Khu tự trị Yamalo-Nenets đã thông báo về cái chết của nhân vật đối lập nổi bật của chính quyền Nga trong nhiều thập kỷ vừa qua, Alexey Navalny. (AFP)

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky tuyên bố sẽ chiến thắng; Trung Quốc muốn làm trung gian hòa giải

Xung đột Nga-Ukraine: Ông Zelensky tuyên bố sẽ chiến thắng; Trung Quốc muốn làm trung gian hòa giải

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 3/3 kêu gọi thế giới giúp sức Kiev đánh bại Nga khi số người thiệt mạng vì cuộc tấn ...

EU sẽ nhận hậu quả nếu 'khai tử' dòng 'nhiên liệu xanh' của Nga qua Ukraine

EU sẽ nhận hậu quả nếu 'khai tử' dòng 'nhiên liệu xanh' của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với ...

Đại sứ Philippines tại Mỹ nói Biển Đông mới là 'điểm nóng thực sự'

Đại sứ Philippines tại Mỹ nói Biển Đông mới là 'điểm nóng thực sự'

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez cho rằng Biển Đông mới chính là “điểm nóng thực sự” ở khu vực chứ không phải ...

Philippines ra tuyên bố ngầm 'nhắc nhở' Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, kêu gọi các nước láng giềng đoàn kết

Philippines ra tuyên bố ngầm 'nhắc nhở' Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, kêu gọi các nước láng giềng đoàn kết

Ngày 4/3, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tuyên bố, nước này sẽ hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực phù hợp với ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/1/2025: Tuổi Thân tài chính bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/1/2025: Tuổi Thân tài chính bình ổn

Xem tử vi 4/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/1/2025: Sư Tử cần đề cao cảnh giác

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/1/2025: Sư Tử cần đề cao cảnh giác

Tử vi hôm nay 4/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/1/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/1/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 4/1. Lịch âm 4/1/2025? Âm lịch hôm nay 4/1. Lịch vạn niên 4/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Năm 2025, thế giới ẩm thực trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi các xu hướng không chỉ phản ánh khẩu vị đa dạng mà còn mang đậm ...
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới, nước Mỹ đã bị sốc khi một loạt vụ đâm xe, xả súng liên tiếp xẩy ra khiến nhiều người dân vô tội thiệt mạng oan ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động