Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lo ngại về năng lực phát triển vũ khí của Triều Tiên cũng như việc quân đội quốc gia Đông Bắc Á đến Nga. (Nguồn: CNA) |
Trong bài phát biểu trước toàn dân ngày 3/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, hôm 2/11, Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo mới Hwasong-19 với thời gian bay kỷ lục và ở tầm cao phù hợp, nhưng thế giới chỉ theo dõi khi vụ việc này ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Tin liên quan |
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng |
Ông cho rằng, Bình Nhưỡng đã học được cách sản xuất pháo tốt hơn nhờ hợp tác với Nga và giờ đây, khi phối hợp cùng Nga, quân đội Triều Tiên sẽ học được cách tác chiến hiện đại.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, hàng nghìn binh lính Triều Tiên đầu tiên không còn cách xa biên giới Ukraine và người dân quốc gia Đông Âu này "sẽ buộc phải chống lại họ, còn cả thế giới sẽ lại theo dõi”.
Cho rằng, cả thế giới thực sự muốn ngăn chặn cuộc xung đột Nga-Ukraine mở rộng và lan ra ngoài châu Âu đến các khu vực khác, Tổng thống Zelensky đồng thời kêu gọi “mọi người cần phải làm nhiều hơn, thay vì chỉ khoanh tay đứng nhìn”.
Cùng ngày, hãng thông tấn AFP đưa tin, ngày 3/11, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Người đứng đầu LHQ kêu gọi: “Phải thực hiện mọi biện pháp để tránh bất kỳ động thái quốc tế hóa nào trong cuộc xung đột này”, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi “những nỗ lực có ý nghĩa” để chấm dứt cuộc xung đột.
Trước đó, tình báo Mỹ tuyên bố, các lực lượng Triều Tiên đã tiến đến tỉnh biên giới Kursk của Nga. Đến nay, Bình Nhưỡng và Moscow không phủ nhận cáo buộc nêu trên.
Về phía Hàn Quốc, Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol ngày 4/11 kêu gọi triển khai các biện pháp đối phó toàn diện đối với sự hợp tác quân sự giữa Nga và Triều Tiên.
Trong bài phát biểu được ông ủy quyền cho Thủ tướng Han Duck Soo đọc trước Quốc hội, Tổng thống Yoon bày tỏ lo ngại rằng, liên minh ngày càng sâu sắc giữa Bình Nhưỡng và Moscow khiến Seoul phải đưa ra các kịch bản để đối phó.
Theo đó, Hàn Quốc đã tăng cường đáng kể khả năng răn đe đối với các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên thông qua việc củng cố liên minh với Mỹ và thúc đẩy hợp tác an ninh 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, đồng thời cam kết tăng cường khả năng sẵn sàng dựa trên các khuôn khổ an ninh.
| Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng Ông Donald Trump, 78 tuổi, từng là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ (2017–2021), đang đứng trước cơ hội lớn vào ngày 5/11 để ... |
| Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Chưa đầy 48 giờ nữa, toàn thế giới sẽ biết ai trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Tuy nhiên, cho đến giờ ... |
| Đại diện cấp cao EU sẽ thăm Khu phi quân sự Triều Tiên, cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng với Hàn Quốc Ngày 3/11, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU)Josep Borrell cho biết sẽ thảo ... |
| Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng 'áp đảo' Ngày 3/11, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận không quân chung với sự tham gia của loại máy bay ném ... |
| Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới ... |