Tin tức ASEAN buổi sáng 10/7: Tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của ASEAN

Thu Hiền
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, ASEAN đánh giá Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 9/7: Covid-19 tiếp tục 'hoành hành' ở Indonesia, Philippines, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác số với ASEAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 8/7: Philippines đứng thứ 2 tại khu vực về số ca nhiễm Covid-19, ASEAN chìm trong tăng trưởng âm
0045 bieudo9729
Biểu đồ so sánh ca mắc và tử vong vì Covid-19 ở ASEAN (số liệu hết ngày 9/7). (Nguồn: TTXVN)

Covid-19 tại ASEAN: Indonesia lập kỷ lục mỗi ngày

Tính tới hết ngày 9/7, ASEAN ghi nhận 180.809 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó 4.945 ca tử vong.

Trong ngày 9/7, có 5 quốc gia ASEAN ghi nhận ca mắc mới, trong đó các ca bệnh chủ yếu ở Indonesia và Philippines. Ngoài ra, Singapore, Malaysia và Thái Lan cũng ghi nhận ca mắc mới, lần lượt là 129, 6 và 5 ca.

Indonesia ngày 9/7 thông báo ghi nhận 2.657 ca Covid-19, đưa tổng số lên tới 70.736 ca. Đây cũng là ngày ghi nhận số ca nhiễm trong một ngày cao nhất ở quốc gia Đông Nam Á này. Cũng trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận thêm 58 ca tử vong, đưa tổng số lên 3.417 ca tử vong

Các ca mắc Covid-19 hàng ngày ở Indonesia thời gian qua luôn có xu hướng tăng và lập kỷ lục mỗi ngày. Trong ba ngày gần đây nhất, số ca hàng ngày ở Indonesia là: 2.657 (ngày 9/7), 1.853 (ngày 8/7) và 1.268 (ngày 7/7).

Giới chức Indonesia cho biết trong số khoảng 192.000 người nước ngoài đang sinh sống tại nước này, có 334 người mắc Covid-19, trong đó có 9 người tử vong và 228 người đã bình phục.

Trong ngày 9/7, Philippines không ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19, trong khi có thêm 1.395 ca mắc.

Theo Bộ Y tế Philippines, tổng số ca tử vong tính tới hết ngày 9/7 là 1.314, còn tổng số ca mắc là 51.745. Philippines ghi nhận số ca mắc hàng ngày cao kỷ lục trong ba trên tổng số sáu ngày qua.

Tổng Giám đốc cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah ngày 9/7 cho biết tính tới hết ngày 7/7, Malaysia có 8.674 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 6.092 ca không có triệu chứng lâm sàng, chiếm 70,25%.

Theo ông Noor Hisham Abdullah, Malaysia áp dụng phương thức xét nghiệm mang tính trực diện, nghĩa là dù đối tượng không có triệu chứng lâm sàng vẫn được xét nghiệm. Nhờ đó, dù tỉ lệ nhiễm không triệu chứng lâm sàng ở Malaysia khá cao, nhưng do phát hiện sớm, Malaysia đã ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh. (TTXVN/TGVN)

Thái Lan tìm lao động di cư bất hợp pháp để phòng chống Covid-19

Nhà chức trách Thái Lan cho biết sẽ dựng các trạm kiểm soát trên những tuyến đường từ các khu vực biên giới để phát hiện những người nhập cư bất hợp pháp tới quốc gia này làm việc nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.

Người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình Covid-19 (CCSA) Taweesilp Visanuyothin ngày 9/7 cho biết dù không ghi nhận ca lây nhiễm mới ở địa phương trong 45 ngày liên tiếp, nhưng không thể giả định Thái Lan đã 100% không còn virus SARS-CoV-2.

Theo người phát ngôn trên, các lao động nước ngoài đang trở lại Thái Lan do giai đoạn 5 nới lỏng các biện pháp phong tỏa đang tạo ra nhu cầu về lao động. Giới chức an ninh thừa nhận họ không thể hoàn toàn đóng cửa biên giới trước những người nhập cư bất hợp pháp.

Do đó, họ sẽ thành lập thêm nhiềm trạm kiểm soát trên những tuyến đường chính tới các thành phố để phát hiện lao động nhập cư bất hợp pháp. Ngoài ra, khoảng 1 triệu tình nguyện viên y tế làng, xã cũng sẽ để mắt tới những người lạ vì họ có thể là người nhập cư trái phép.

Tính đến hết ngày 9/7, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 3.202 ca mắc Covid-19, trong đó có 3.085 trường hợp đã bình phục và 58 bệnh nhân tử vong. Những ca nhiễm mới được công bố trong 45 ngày qua đều là công dân Thái từ nước ngoài về và đã được cách ly. (TTXVN/Thaiexaminer)

tin tuc asean buoi sang 107 indonesia van song gio vi covid 19 asean va ukraine tang cuong hop tac
Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của ASEAN. (TTXVN)

Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN

Phiên Rà soát Chính sách thương mại lần thứ 14 của Nhật Bản đã diễn ra trong các ngày 6-8/7 tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sỹ. Đại diện Việt Nam, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, WTO và các Tổ chức quốc tế khác ở Geneva đã tham dự và phát biểu tại phiên họp.

Đại diện các nước thành viên ASEAN đã có bài phát biểu chung, trong đó nhấn mạnh Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của ASEAN; ASEAN đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Nhật Bản trong việc củng cố vai trò của WTO, đưa ra và tham gia các sáng kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy việc đàm phán và xây dựng các quy tắc mới trong những lĩnh vực thương mại mới; đồng thời ASEAN tái khẳng định cam kết mạnh mẽ cùng với Nhật Bản tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử, minh bạch, mở và chia sẻ.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cho biết Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Các Hiệp định này mở đường cho việc tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, cũng như các nước ASEAN khác, góp phần tăng cường đáng kể thương mại và đầu tư song phương, cũng như hợp tác trong các lĩnh vực khác như phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò của Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đối với Việt Nam; hoan nghênh Nhật Bản là một trong những thành viên có vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. (TTXVN)

Hội nghị trực tuyến Tư lệnh Lục quân ASEAN

Sáng 9/7, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tham dự Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN (ACAMM) được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Chuẩn tướng Dato Seri Pahlawan Awang Khairul Hamed bin Awang Hj Lampoh, Tư lệnh Lục quân Hoàng gia Brunei chủ trì.

Tại hội nghị, đại diện quân đội các nước ASEAN đã chia sẻ về công tác ứng phó với dịch Covid-19 của mình.

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa đánh giá cao sự tích cực, chủ động của Lục quân Hoàng gia Brunei trên cương vị Chủ tịch ACAMM 2020 trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức nặng nề do các vấn đề an ninh phi truyền thống gây ra, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

Trong những tháng vừa qua, quân đội các nước ASEAN đều hết sức bận rộn tham gia đóng góp vào nỗ lực chung của Chính phủ mỗi nước trong ứng phó dịch bệnh. Những hình ảnh của Quân đội các nước ASEAN triển khai các bếp ăn di động nhằm cung cấp suất ăn cho nhân dân bị ảnh hưởng, tham gia may khẩu trang để đáp ứng nhu cầu của người dân… là những việc làm thiết thực nhằm chung tay trong nỗ lực chung để đẩy lùi dịch bệnh.

Thời gian qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác quốc phòng ASEAN nhằm duy trì động lực, tiến trình hợp tác theo đúng tinh thần chủ đề Năm ASEAN 2020 là “Gắn kết và Chủ động thích ứng”. “Tôi tin tưởng rằng, với thiện chí, quyết tâm tăng cường hợp tác của chúng ta, dịch Covid-19 sẽ sớm được kiểm soát và đẩy lùi ở tất cả các nước ASEAN và trên thế giới”, Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa phát biểu. (QĐND Online)

ASEAN đã trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu đối với Việt Nam

ASEAN đã trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu đối với Việt Nam

TGVN. Ngày 3/7, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao đã diễn ra Tọa đàm “Đồng thuận trong ASEAN để thúc đẩy lợi ích quốc ...

Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt'

Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt'

TGVN. Nếu hoàn tất thỏa thuận RCEP, Việt Nam có thể gửi thông điệp đến phần còn lại của thế giới bằng cách nhắc lại quan ...

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chia buồn về vụ sạt lở mỏ tại Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chia buồn về vụ sạt lở mỏ tại Myanmar

TGVN. Trước việc mưa lớn nhiều ngày gây sạt lở mỏ khai thác ngọc tại bang Kachin, miền Bắc Myanmar, gây thương vong lớn, theo ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động