TIN LIÊN QUAN | |
Lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 53 năm ngày thành lập ASEAN ở Ukraine | |
Tin tức ASEAN buổi sáng 10/8: Covid-19 diễn biến phức tạp, Kinh tế Đông Nam Á suy giảm vì không vững |
Người dân Campuchia phòng chống Covid-19. (Nguồn: AFP) |
Tình hình Covid-19 tại ASEAN
Tính tới rạng sáng ngày 11/8, ASEAN ghi nhận tổng số trên 333.103 ca nhiễm Covid-19 (8.853 ca mắc mới trong 24 giờ) và tổng số ca tử vong là 8.292 (thêm 69 ca).
Tại Philippines, dịch bệnh đang diễn biến ngày càng đáng ngại khi số ca mắc mới tăng vọt và vượt qua cả Indonesia về số ca mắc/ngày.
Bộ Y tế nước này cho biết đã ghi nhận thêm 6.958 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 136.638 ca. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất tại quốc gia Đông Nam Á này kể từ đầu đại dịch tới nay.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ lạc quan với nỗ lực chung và khẳng định 10 nước thành viên ASEAN sẽ vượt qua đại dịch Covid-19. Trong tuyên bố đưa ra nhân kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, Tổng thống Duterte khẳng định tin tưởng toàn Hiệp hội sẽ vượt qua đại dịch nhờ hợp tác và tương trợ lẫn nhau, tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực xây dựng cộng đồng.
Indonesia vẫn là quốc gia có số ca tử vong/ngày cao nhất khu vực, diễn biến dịch ngày càng nghiêm trọng hơn. “Quốc gia vạn đảo” đang dẫn đầu khu vực về tổng số nạn nhân tử vong do đại dịch. Hết ngày 10/8, nước này ghi nhận tổng cộng 127.083 ca mắc Covid-19 và 5.765 ca tử vong.
Cùng ngày, chính quyền Malaysia đã ghi nhận thêm 11 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.094 ca, trong đó có 5 ca "nhập khẩu" và 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tại Việt Nam, theo Bản tin 6h ngày 11/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến nay, không có ca mắc mới được ghi nhận. Đây là buổi sáng thứ 2 liên tiếp có tin vui này. Hiện Việt Nam ghi nhận 847 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 15 ca tử vong.
(TGVN/TTXVN)
ASEAN cần chung tay trong công tác phát triển vaccine Covid-19
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein nhận định, các thành viên ASEAN cần phải làm việc cùng nhau và ưu tiên khối trong vấn đề vaccine Covid-19.
Ông Hishammuddin cho biết, Malaysia vẫn kiên định với lập trường rằng, vaccine Covid-19 cần được sản xuất công bằng, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng. Trên thực tế, để giảm chi phí và thúc đẩy ASEAN trở thành khu vực công nghệ sinh học đổi mới, các quốc gia thành viên cần tự định vị bản thân như một trung tâm sản xuất và phân phối vaccine Covid-19.
“Trong khi thế giới đang cố gắng tìm kiếm vaccine Covid-19, ASEAN với dân số 650 triệu cần phải tìm ra cách để duy trì sự kiên định, đảm bảo rằng tất cả các quốc gia thành viên đều có được vaccine Covid-19 cần thiết trong tương lai gần”, ông Hishammuddin phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày ASEAN tại Putrajaya, ngày 7/8.
“Trong mọi cuộc khủng hoảng lớn đều có cơ hội lớn. Ngoại giao vaccine chỉ là một trong số đó. Covid-19 phải đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh để chúng ta rời khỏi vùng an toàn của mình và khám phá các lĩnh vực hợp tác mới”, Ngoại trưởng Malaysia nói thêm.
(The Malaysian Reserve)
Đông Nam Á hưởng lợi khi Nhật Bản cắt giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý với gói hỗ trợ 12 tỷ Yen (114 triệu USD) cho 30 công ty trong nước để tăng sản lượng sản xuất ở Đông Nam Á. Đây mới chỉ vòng đầu tiên của chương trình trị giá hàng tỷ USD của Nhật Bản, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng thời hậu Covid-19 khi quan hệ Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi.
Nhật Bản muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và số tiền trên sẽ thúc đẩy xu hướng các công ty chuyển dời Trung Quốc và sang các nước láng giềng có chi phí sản xuất rẻ hơn như Việt Nam hoặc Thái Lan.
Nhật Bản vốn là một nước đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Trước đại dịch, đây là khu vực có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á và dân số trẻ ngày càng tăng. Đầu tư của Nhật Bản vào 5 nền kinh tế trong khu vực (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) đã tăng với tốc độ gần gấp đôi, so với đầu tư vào Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Đáng chú ý, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng được cho là một phần quan trọng trong hợp tác đầu tư Nhật Bản-ASEAN, với việc các công ty Nhật Bản cạnh tranh với các công ty Trung Quốc để xây dựng đường sắt và bệnh viện ở các nước như Indonesia, Philippines.
(The Guam Post)
AFF hủy toàn bộ sự kiện năm 2020
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) mới đây đã gửi thông báo về việc hoãn toàn bộ các giải đấu và trận đấu ở mọi cấp độ đội tuyển. Theo đó, danh sách giải đấu bị hoãn gồm: AFF Cup 2020; Giải vô địch U16, U19 Đông Nam Á; Giải vô địch U15, U18 nữ Đông Nam Á; Giải vô địch Futsal cấp độ đội tuyển và CLB Đông Nam Á; Giải vô địch bóng đá bãi biển.
Trước đó, AFF mới chỉ quyết định dời AFF Cup sang năm 2021. Sau khi xét rằng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tổ chức này đã đưa ra thông báo lùi thời gian tổ chức toàn bộ các giải đấu sang năm sau, thời gian cụ thể chưa được ấn định. Như vậy, người hâm mộ bóng đá khu vực sẽ không được chứng kiến những cuộc đối đầu "nội bộ" trong ít nhất 5 tháng tới.
(Myanmar Times)
| Kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN và 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN tại Côn Minh, Trung Quốc TGVN. Ngày 8/8, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 53 năm thành ... |
| Ấn Độ-Việt Nam hợp tác thành lập Trung tâm Đào tạo và Phát triển phần mềm chất lượng cao TGVN. Vừa qua, tại Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Trung tâm Phát triển Công nghệ Điện toán tiên tiến ... |
| Quan hệ ASEAN và các đối tác ngày càng phát triển sâu rộng, thực chất TGVN. ASEAN đã thiết lập quan hệ đối tác với 16 nước và đã cùng nhiều đối tác của mình nâng cấp lên thành quan ... |