Tin tức ASEAN buổi sáng 21/9: Tình hình Covid-19 tại vẫn phức tạp, Thách thức của ASEAN từ cạnh tranh Mỹ-Trung

Quang Đào
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Thách thức của ASEAN từ cạnh tranh Mỹ-Trung... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng ngày 21/9, ASEAN có tổng số ca nhiễm Covid-19 là 609.799 người, trong khi tổng số ca tử vong là 14.883 người. Trong ngày 20/9, ASEAN ghi nhận 8.047 ca mắc tại 6 quốc gia và 131 ca tử vong tại 3 quốc gia là Philippines, Indonesia và Myanmar.

tin tuc asean buoi sang 219 tinh hinh covid 19 tai van phuc tap thach thuc cua asean tu canh tranh my trung
Kiểm tra thân nhiệt cho người dân để phòng lây nhiễm Covid-19 tại một hội chợ ẩm thực ở Phuket, Thái Lan. (Nguồn: THX)

Tính đến cuối ngày 20/9, Myanmar ghi nhân tổng cộng 5.541 ca mắc Covid-19, tăng vọt lên 671 ca và 92 ca tử vong. Một quan chức Uỷ ban Bầu cử Myanmar cho biết, nước này sẽ không hoãn cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 8/11 trong bối cảnh làn sóng lây lan dịch Covid-19 đang tăng mạnh. Uỷ ban bầu cử Myanmar đã có chiến lược ngăn chặn nguy cơ lây lan từ các điểm bỏ phiếu, bằng cách đảm bảo giãn cách xã hội, cũng như thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng.

Cùng ngày, Indonesia ghi nhận 3.989 ca nhiễm mới Covid-19 và 105 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca bệnh tại Indonesia hiện là 244.676 trường hợp, trong đó có 9.553 ca tử vong - cao nhất tại Đông Nam Á.

Theo trang Straits Times, Indonesia đã ngừng hoạt động xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sau khi các sản phẩm cá đông lạnh của một công ty xuất khẩu của nước này bị phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2.

Ngày 20/9, Philippines ghi nhận 3.311 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 55 ca tử vong. Đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 286.743 ca nhiễm, trong đó 229.865 người đã hồi phục. Tổng số ca tử vong tại Philippines cũng đang tiến gần tới ngưỡng 5.000 ca, với 4.984 trường hợp tính đến hết ngày 20/9.

(TGVN/TTXVN)

ASEAN +3 cam kết thúc đẩy hợp tác tài chính khu vực

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương của ASEAN và 3 quốc gia đối thoại gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, ngày 18/9, đã nhóm họp trực tuyến, cam kết thúc đẩy hợp tác tài chính khu vực nhằm giảm thiểu tác động về kinh tế do đại dịch Covid-19.

Trong tuyên bố chung, các quan chức ASEAN+3 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao hơn nữa hợp tác tài chính khu vực do xuất hiện nhiều thách thức mới từ đại dịch Covid-19. Các nước đều nhất trí tiếp tục phối hợp để thúc đẩy sự ổn định kinh tế và tài chính khu vực.

Trong số các biện pháp cụ thể, các nước quyết định tăng tính linh hoạt của Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai (CMIM), hướng tới việc giải quyết những khó khăn về cán cân thanh toán và việc thanh khoản ngắn hạn trong khu vực vào những thời điểm khủng hoảng.

Đáng chú ý, các nhà lãnh đạo tài chính cũng cho rằng “mầm xanh của sự hồi phục kinh tế” đã xuất hiện, cho dù triển vọng kinh tế năm vẫn còn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, các nước sẽ duy trì cảnh giác đối với các rủi ro phía trước.

(TGVN)

tin tuc asean buoi sang 219 tinh hinh covid 19 tai van phuc tap thach thuc cua asean tu canh tranh my trung

Thách thức của ASEAN từ cạnh tranh Mỹ-Trung

Đông Nam Á đang ngày càng nổi bật trên bản đồ thế giới, điều đó khiến Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành nhau thu hút sự ảnh hưởng tại khu vực này. Trung Quốc hiện đang là một trong những bạn hàng lớn nhất của ASEAN, còn Mỹ có lợi ích riêng của mình tại khu vực, chủ yếu dựa trên việc chống khủng bố và an ninh hàng hải tại các khu vực như eo biển Malacca, eo biển Singapore và Biển Đông.

Các nguyên tắc của ASEAN dựa nhiều vào các chuẩn mực và giá trị, nhằm thúc đẩy sự ổn định của khu vực khỏi tất cả các mối đe dọa bên ngoài. Trong khi đó, sự can thiệp ngày một gia tăng của Mỹ và Trung Quốc vào khu vực đang gây ra nhiều tác động khác nhau đối với ASEAN về các khía cạnh xã hội, chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, cạnh tranh Mỹ-Trung tuy căng thẳng, nhưng cũng đang khiến ASEAN trở nên gắn kết, tự cường hơn, mà không phải phụ thuộc vào quốc gia nào khác.

(The Nation)

Hoàn thiện các FTA sẽ là động lực cho kinh tế Đông Nam Á

Trong dự báo hồi tháng 6, IMF ước tính, 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ giảm 2% vào năm 2020, tốt hơn mức trung bình toàn cầu là -5%, nhưng nó vẫn sẽ là một cú sốc nghiêm trọng đối với một khu vực đã trải qua tăng trưởng hàng năm kể từ những năm 1960.

Xây dựng lại động cơ tăng trưởng của Đông Nam Á sẽ là một thách thức. Ba lĩnh vực thương mại lớn của khu vực là hàng hóa, điện tử và dệt may đều đang phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế khi nhu cầu giảm. Và đầu tư, vốn đã từng là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, sẽ giảm đáng kể trên khắp Đông Nam Á, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng sản xuất.

Phục hồi sau đại dịch Covid-19 là một thách thức, nhưng cũng là cơ hội để thiết lập lại chính sách: một cơ hội mới để tạo ra một môi trường thương mại thuế quan thấp minh bạch, có phối hợp, tạo điều kiện cho sự phục hồi trong ngắn hạn và tạo tiền đề cho sự thịnh vượng lâu dài.

Khi suy thoái xảy ra, các nền kinh tế có xu hướng dựng lên các rào cản thương mại. Tuy nhiên, đó không phải là một lựa chọn hợp lý đối với khu vực Đông Nam Á. Giờ đây là thời điểm các quốc gia ASEAN cần mở cửa rộng rãi hơn nữa bằng cách tham gia các thỏa thuận thương mại đa phương như CPTPP và RCEP.

(Jakarta Post)

ASEAN 2020: New Zealand đánh giá cao năng lực lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam

ASEAN 2020: New Zealand đánh giá cao năng lực lãnh đạo của nước Chủ tịch Việt Nam

TGVN. Tổng Cục trưởng Hội nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand Alison Mann cho biết, Wellington ...

Thúc đẩy thành lập trung tâm ASEAN tại Đại học quốc gia Kiev

Thúc đẩy thành lập trung tâm ASEAN tại Đại học quốc gia Kiev

Ngày 16/9, tại trường Đại học Quốc gia Kiev Taras Shevchenko (Đại học Taras Shevchenko) đã diễn ra cuộc họp giữa Bộ Ngoại giao Ukraine, ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 18/9: ASEAN-Trung Quốc nối lại đàm phán COC; ASEAN kêu gọi Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ nối lại đàm phán

Tin tức ASEAN buổi sáng 18/9: ASEAN-Trung Quốc nối lại đàm phán COC; ASEAN kêu gọi Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ nối lại đàm phán

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, ASEAN và Trung Quốc nối lại đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động